Theo dõi Báo Thanh tra trên
Chính Bình
Thứ năm, 06/06/2024 - 22:48
(Thanh tra) - Ngày 6/6, Viện Chiến lược và Khoa học thanh tra, Thanh tra Chính phủ, tổ chức hội thảo góp ý hoàn thiện Dự thảo Báo cáo “Đề xuất chính sách, giải pháp và kế hoạch thực hiện Chiến lược Phòng, chống tham nhũng của Việt Nam giai đoạn 2022 - 2030”.
Dự thảo Báo cáo “Đề xuất chính sách, giải pháp và kế hoạch thực hiện Chiến lược Phòng, chống tham nhũng của Việt Nam giai đoạn 2022 - 2030”. Ảnh: CB
Phát biểu khai mạc, ông Cung Phi Hùng - Phó Viện trưởng Viện Chiến lược và Khoa học thanh tra cho biết, bước vào giai đoạn phát triển mới, trong điều kiện của nền kinh tế thị trường, hội nhập quốc tế ngày càng sâu rộng; tham nhũng diễn biến ngày càng phức tạp, tinh vi; công cuộc phòng, chống tham nhũng đang đứng trước những khó khăn, thách thức mới.
Do đó, nhằm kế thừa những thành tựu đã đạt được và tiếp tục nâng cao hiệu quả công tác phòng, chống tham nhũng, Chính phủ tiếp tục ban hành Chiến lược Quốc gia phòng, chống tham nhũng đến năm 2030.
Cụ thể, ngày 11/10/2023, Chính phủ đã ban hành Nghị quyết 168/NQ-CP về Chiến lược Quốc gia phòng, chống tham nhũng, tiêu cực đến năm 2030. Quán triệt quan điểm, mục tiêu, yêu cầu, nhiệm vụ, giải pháp đã đề ra trong các chỉ thị, nghị quyết của Đảng, pháp luật của Nhà nước và Chiến lược Quốc gia phòng, chống tham nhũng, tiêu cực, việc xác định các chính sách, giải pháp và kế hoạch triển khai thực hiện chiến lược trọng tâm thời gian tới nhằm ngăn chặn, đẩy lùi tham nhũng, tiêu cực, góp phần xây dựng xã hội dân chủ, kỷ cương, liêm chính.
Phát biểu ý kiến, Trợ lý Đại diện Thường trú, Trưởng Phòng Quản trị và Tham gia, Chương trình Phát triển Liên hợp quốc (UNDP Việt Nam), bà Sabina Stein cho biết: “Chống tham nhũng là trọng tâm trong chiến lược của UNDP Việt Nam. Trong hơn một thập niên, với sự hỗ trợ từ các đối tác phát triển, chúng tôi đã tích cực tham gia bằng nhiều cách khác nhau để hỗ trợ Việt Nam chống tham nhũng. Điều này bao gồm hỗ trợ nâng cao khuôn khổ pháp lý, nâng cao năng lực cho công chức, cán bộ Nhà nước, doanh nghiệp, các tổ chức xã hội thúc đẩy hợp tác quốc tế”.
Tại hội thảo, thạc sỹ Nguyễn Việt Hoàng - chuyên gia dự án trình bày dự thảo báo cáo. Theo đó, dự thảo báo cáo đã chỉ ra bối cảnh, mục tiêu, đối tượng sử dụng báo cáo; thực trạng thực hiện Chiến lược Quốc gia về phòng, chống tham nhũng, tiêu cực đến năm 2030.
Báo cáo đề xuất kế hoạch thực hiện Chiến lược Quốc gia phòng, chống tham nhũng, tiêu cực đến năm 2030 và Công ước Liên hợp quốc về chống tham nhũng giai đoạn 2023-2026, gồm 5 nhóm nhiệm vụ, đó là: Hoàn thiện chính sách, pháp luật trên các lĩnh vực quản lý kinh tế - xã hội và phòng, chống tham nhũng, tiêu cực (17 nhiệm vụ); kiện toàn tổ chức bộ máy Nhà nước, hoàn thiện chế độ công vụ, xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức liêm chính; nâng cao hiệu quả thực thi pháp luật (6 nhiệm vụ); tăng cường công tác kiểm tra, giám sát, thanh tra, kiểm toán, điều tra, truy tố, xét xử, thi hành án (8 nhiệm vụ); nâng cao nhận thức, phát huy vai trò và trách nhiệm của xã hội trong phòng, chống tham nhũng, tiêu cực (10 nhiệm vụ); tích cực tham gia, nâng cao hiệu quả hợp tác quốc tế về phòng, chống tham nhũng, trên cơ sở chú trọng thực hiện đầy đủ các quyền, nghĩa vụ của quốc gia thành viên UNCAC (4 nhiệm vụ).
PGS.TS Tường Duy Kiên - Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh đánh giá, báo cáo nghiên cứu là một công trình nghiên cứu khoa học công phu, nghiêm túc của nhóm nghiên cứu. Tuy nhiên, ông cũng đưa ra góp ý cần hoàn thiện hơn nữa nội dung của các nhóm giải pháp.
Cụ thể, liên quan đến nhóm giải pháp kiện toàn tổ chức bộ máy, chế độ công vụ, xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức liêm chính cần xây dựng cơ chế kiểm soát quyền lực đối với cán bộ, công chức, viên chức quản lý, người đứng đầu, vị trí càng cao, kiểm soát càng phải chặt, giống như quy định về kiểm soát quyền lực trong hoạt động tư pháp.
Ý kiến bình luận:
Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!
(Thanh tra) - Từ năm 2019 đến nay, huyện Thoại Sơn, tỉnh An Giang đã thực hiện 5 cuộc thanh tra trách nhiệm trong công tác phòng, chống tham nhũng. Qua thanh tra, kịp thời chấn chỉnh những thiếu sót, hạn chế của các đơn vị.
Nhật Minh
13:57 22/11/2024(Thanh tra)- Bộ Nội vụ cho biết, sau 5 năm thực hiện Luật Phòng, chống tham nhũng năm 2018, các quy định của Luật Phòng, chống tham nhũng và các văn bản hướng dẫn đã quy định rộng khắp các vấn đề dễ phát sinh tham nhũng, tiêu cực và làm cơ sở quan trọng để tổ chức triển khai, thực hiện.
Phương Anh
06:00 22/11/2024Hoàng Nam
20:19 21/11/2024Trần Kiên
20:01 21/11/2024Thu Huyền
16:26 21/11/2024T.Thanh
Vũ Linh
Bài và ảnh: Nguyễn Nhị
PV
Chu Tuấn - Quang Dân
Nhật Minh
N. Phê - L. Bình
Trần Quý
Thái Hải
Văn Thanh