Ca khúc: Tự hào người làm báo Thanh tra

Theo dõi Báo Thanh tra trên

Bài 3: Kết quả thu hồi tiền, tài sản tham nhũng qua giải quyết đơn tố cáo đạt thấp nhất

Giang Thân - Phương Hiếu

Thứ năm, 09/11/2023 - 21:00

(Thanh tra)- Kết quả đánh giá công tác phòng, chống tham nhũng (PCTN) cấp tỉnh năm 2022 (PACA 2022) được Thanh tra Chính phủ (TTCP) công bố cho thấy, việc xử lý tham nhũng được ghi nhận đạt kết quả tích cực khi có tỷ lệ đáp ứng lên tới 65,41%, cao gần gấp đôi so với việc phát hiện hành vi tham nhũng.

Kết quả công tác phòng ngừa tham nhũng trong cơ quan, tổ chức khu vực Nhà nước và ngoài Nhà nước. Ảnh: TG

Nghiêm túc xử lý trách nhiệm người đứng đầu

Điều này có nghĩa không chỉ xử lý cá nhân người có hành vi tham nhũng, mà còn xử lý kỷ luật về đảng, xử phạt hành chính đối với tổ chức do để xảy ra tham nhũng, xử lý trách nhiệm của người đứng đầu, cấp phó của người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị căn cứ vào mức độ của vụ việc tham nhũng.

Nhóm điểm xử lý hình sự người có hành vi tham nhũng (bao gồm kết quả qua xử lý điều tra, truy tố, xét xử) đạt ở mức cao, tương đương so với năm 2021 (đạt 85,97% yêu cầu) cho thấy nỗ lực của cơ quan có thẩm quyền trong xử lý các hành vi tham nhũng luôn được duy trì và rất đáng khích lệ.

Bộ Chỉ số đánh giá công tác PCTN năm 2022 tiếp tục đánh giá kết quả xử lý trách nhiệm của người đứng đầu, cấp phó của người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị căn cứ vào mức độ của vụ việc tham nhũng. Nội dung này có sự tiến triển so với năm 2021, điểm trung bình năm 2022 đạt 3,52 điểm/7,5 điểm. Tuy điểm trung bình đạt ở mức 46,92% chưa cao, nhưng cả 3 hình thức xử lý đều đạt ở mức tương đương nhau (khiển trách đạt 50,5%, cảnh cáo đạt 42,06% và cách chức đạt 48,21%).

Đối với việc xử lý hành vi vi phạm đối với người kê khai tài sản thu nhập (TSTN) và xử lý hành vi vi phạm khác trong kiểm soát TSTN, tuy kết quả khiêm tốn ở mức 27,87% nhưng cũng cao hơn năm trước (15,16%). Điều này cho thấy dần dần các cơ quan, tổ chức, đơn vị chú trọng hơn, ý thức chấp hành trong việc kê khai, kiểm soát tài sản, thu nhập được nâng cao hơn.

Kết quả công tác thu hồi tài sản tham nhũng năm 2022 đạt trung bình 5,33/10 điểm, tương đương 53,3% yêu cầu. So với các năm 2020, 2021 công tác thu hồi tài sản tham nhũng tại địa phương đạt hiệu quả thấp hơn (năm 2021 đạt 6,03/10 điểm, năm 2020 đạt 5,70/10 điểm).

Bảng điểm đánh giá phát hiện và xử lý tham nhũng năm 2022. Ảnh: TG

Tuy kết quả trung bình của nội dung này thấp, nhưng có một số dấu hiệu tích cực hơn năm trước. Cả nước không có địa phương nào không thu hồi được tài sản tham nhũng; có tới 37 tỉnh, thành phố đạt từ 50% yêu cầu thu hồi tài sản tham nhũng trở lên. Trong đó, có 3 địa phương đạt tuyệt đối điểm thu hồi tài sản tham nhũng (Tiền Giang, Hưng Yên, Vĩnh Phúc). Tuy nhiên vẫn có một số nơi, việc thu hồi tài sản tham nhũng còn rất hạn chế, dưới mức 20% so với yêu cầu (Kiên Giang, Nghệ An, Phú Yên).

Trong các biện pháp thu hồi, kết quả thu hồi tiền, tài sản tham nhũng qua công tác giải quyết đơn tố cáo, phản ánh đạt kết quả thấp nhất, chỉ chiếm 36,34% yêu cầu. Kết quả thu hồi tài sản tham nhũng qua công tác điều tra, truy tố, xét xử đạt mức cao nhất, 74,99%.

“Nhìn chung, các biện pháp thu hồi tiền, tài sản tham nhũng vẫn là công tác chưa thực sự khởi sắc trong nhiều năm qua. Mặc dù các địa phương triển khai, thực hiện rất quyết liệt đối với các biện pháp lãnh đạo, chỉ đạo, phòng ngừa và phát hiện hành vi tham nhũng, nhưng khâu cuối cùng, việc thu hồi tài sản tham nhũng vẫn chưa đạt yêu cầu như kỳ vọng”, TTCP nhận định.

Phát hiện và xử lý hành vi tham nhũng chưa đạt kết quả như kỳ vọng

Theo TTCP, phát hiện và xử lý hành vi tham nhũng nhìn chung chưa đạt được kết quả như kỳ vọng, mặc dù điểm đánh giá nội dung này có tăng nhẹ so với năm trước, nhưng mới đạt 49,77% yêu cầu đặt ra. Điều này cho thấy công tác phát hiện và xử lý tham nhũng trong năm qua chưa có tiến triển rõ rệt. Việc xử lý hành vi tham nhũng đạt kết quả khả quan hơn (đạt 65,13% yêu cầu), cho thấy quyết tâm cao của các địa phương trong việc kiên quyết xử lý đối với hành vi tham nhũng.

So với các năm 2020, 2021, công tác thu hồi tài sản tham nhũng năm 2022 tại địa phương đạt hiệu quả thấp hơn (đạt 53,30% yêu cầu). Nhìn chung, các biện pháp thu hồi tiền, tài sản tham nhũng của nhiều địa phương vẫn chưa thực sự tiến triển trong nhiều năm qua.

Bên cạnh những kết quả tích cực, năm 2022 công tác PCTN cấp tỉnh còn một số tồn tại như một số địa phương vẫn chưa thực sự quan tâm đúng mức đến công tác đánh giá PCTN của địa phương mình.

Tỷ lệ đáp ứng về phát hiện và xử lý tham nhũng. Ảnh: TG

Vẫn còn tình trạng triển khai, tổ chức đánh giá công tác PCTN mang tính đối phó, chưa đi vào thực chất, thường giao cho Thanh tra tỉnh chủ trì thực hiện dẫn đến khi triển khai, gặp nhiều khó khăn trong việc các sở, ban, ngành, quận, huyện phối hợp cung cấp số liệu, tài liệu minh chứng để thanh tra tỉnh tổng hợp, tự chấm điểm, làm chậm báo cáo tự đánh giá của địa phương theo kế hoạch.

Đây là một trong những nguyên nhân dẫn đến việc chậm tiến độ đánh giá chung của cả nước. Đồng thời cũng là nguyên nhân một số địa phương điểm đánh giá đạt thấp, chưa phản ánh đúng thực tế công tác PCTN của địa phương, do thiếu số liệu, tài liệu minh chứng phục vụ đánh giá.

Một số địa phương điểm đánh giá luôn nằm trong nhóm có thứ hạng thấp, phản ánh việc tổ chức thực hiện công tác PCTN của các địa phương này chưa có sự tiến triển đáng kể.

Hay như việc phòng ngừa tham nhũng trong doanh nghiệp, tổ chức khu vực ngoài Nhà nước nhiều địa phương còn lúng túng, chưa thực sự quan tâm sâu sát triển khai thực hiện. Phát hiện tham nhũng vẫn chủ yếu qua công tác điều tra, truy tố và xét xử. Hiệu quả từ các biện pháp phòng ngừa qua giám sát, kiểm tra, thanh tra, kiểm tra nội bộ chưa được cải thiện đáng kể…

Nâng cao hiệu quả của cơ quan thanh tra trong việc phát hiện hành vi tham nhũng

Từ kết quả trên, TTCP kiến nghị các địa phương cần tiếp tục quan tâm, chỉ đạo quyết liệt công tác PCTN tại địa phương mình; bám sát, kết hợp chặt chẽ với Ban Chỉ đạo PCTN, tiêu cực cấp tỉnh triển khai các nhiệm vụ về PCTN nói chung, tiếp tục đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục về PCTN, phát huy vai trò của xã hội và người dân; nâng cao vai trò giám sát và chất lượng các cuộc giám sát trong việc phát hiện tham nhũng và thu hồi tài sản tham nhũng, việc thực hiện các giải pháp phòng ngừa, phát hiện và xử lý các hành vi tham nhũng.

Công tác thanh tra, kiểm tra nhằm phát hiện hành vi tham nhũng, cần tiếp tục thực hiện nghiêm theo Chỉ thị số 50-CT/TW của Bộ Chính trị và Chỉ thị 10/CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ về việc tăng cường xử lý, ngăn chặn có hiệu quả tình trạng nhũng nhiễu, gây phiền hà cho người dân, doanh nghiệp trong giải quyết công việc.

Các địa phương cần chấn chỉnh kịp thời để nâng cao hiệu quả của cơ quan thanh tra trong việc phát hiện hành vi tham nhũng qua việc giải quyết khiếu nại, tố cáo và thanh tra, kiểm tra. Đồng thời đẩy mạnh thực hiện cơ chế bảo vệ người tố cáo, phát huy cơ chế khen thưởng người có thành tích trong tố cáo hành vi tham nhũng để khuyến khích người dân, xã hội, các cơ quan báo chí, doanh nghiệp cùng chung tay với Nhà nước trong công tác PCTN.

Danh sách các địa phương có chỉ số chuyển đổi số cấp tỉnh (DTI) cao và thấp nhất. Ảnh: TG

Đối với việc xử lý hành vi tham nhũng, địa phương cần chỉ đạo thực hiện nghiêm chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, trong đó kiên quyết chuyển cơ quan chức năng xem xét để xử lý hình sự đối với cán bộ, công chức và người đứng đầu cơ quan đơn vị khi phát hiện có dấu hiệu tội phạm tham nhũng.

Bên cạnh các biện pháp xử lý nghiêm minh và kịp thời, các địa phương cũng cần sự phối hợp giữa các biện pháp hành chính và các biện pháp tư pháp để nâng cao hiệu quả thu hồi tài sản tham nhũng qua các biện pháp thi hành án; triển khai thực hiện các giải pháp đã đề ra tại Chỉ thị số 04-CT/TW ngày 2/6/2021 của Ban Bí thư về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác thu hồi tài sản bị thất thoát, chiếm đoạt trong các vụ án hình sự về tham nhũng, kinh tế.

Về việc tổ chức đánh giá công tác PCTN cấp tỉnh năm 2022, TTCP khuyến nghị các địa phương cần có sự chuẩn bị cần thiết để việc đánh giá các năm sau được tốt hơn.

“Thông qua kết quả đánh giá PACA 2022, các địa phương cần đặc biệt tăng cường công tác lãnh đạo, chỉ đạo thực sự quan tâm đối với đánh giá công tác PCTN của địa phương mình; tổ chức tổng kết, rút kinh nghiệm, từ đó khuyến khích, phát huy những nội dung có kết quả tích cực; những nội dung còn hạn chế cần có giải pháp khắc phục để năm sau đạt kết quả tốt hơn. Đồng thời, bố trí nguồn lực phù hợp, tương xứng để nâng cao hiệu quả công tác đánh giá công tác PCTN tại địa phương”, TTCP nhận định.

Ý kiến bình luận:

Ý kiến của bạn sẽ được xét duyệt khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.

Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!

Tin cùng chuyên mục

Bộ Nội vụ: Chưa phát hiện đối tượng liên quan đến hành vi tham nhũng vặt

Bộ Nội vụ: Chưa phát hiện đối tượng liên quan đến hành vi tham nhũng vặt

(Thanh tra)- Bộ Nội vụ cho biết, sau 5 năm thực hiện Luật Phòng, chống tham nhũng năm 2018, các quy định của Luật Phòng, chống tham nhũng và các văn bản hướng dẫn đã quy định rộng khắp các vấn đề dễ phát sinh tham nhũng, tiêu cực và làm cơ sở quan trọng để tổ chức triển khai, thực hiện.

Phương Anh

06:00 22/11/2024

Tin mới nhất

Xem thêm