Ca khúc: Tự hào người làm báo Thanh tra

Theo dõi Báo Thanh tra trên

Bài 2: Lãnh đạo một số địa phương tiếp công dân còn sơ sài

Giang Thân - Phương Hiếu

Thứ năm, 09/11/2023 - 07:00

(Thanh tra)- Kết quả đánh giá công tác phòng, chống tham nhũng (PCTN) cấp tỉnh năm 2022 (PACA 2022) được Thanh tra Chính phủ công bố cho thấy, ở một số địa phương việc tiếp công dân của chủ tịch UBND tỉnh còn sơ sài, như Cà Mau và Tây Ninh không có điểm; Chủ tịch UBND tỉnh Bắc Kạn tiếp công dân được 1 lần trong năm. Các tỉnh Ninh Thuận, Bạc Liêu và Quảng Nam ghi nhận chủ tịch UBND tỉnh tiếp công dân 2 lần trong năm.

Công tác phòng ngừa tham nhũng trong cơ quan, tổ chức, đơn vị khu vực Nhà nước. Ảnh: TG

Người dân và doanh nghiệp chưa dễ dàng tiếp cận thông tin

Cũng theo báo cáo, trong hai nội dung chính của công tác phòng ngừa tham nhũng ở địa phương thì phần nội dung về việc thực hiện công tác phòng ngừa trong cơ quan, tổ chức, đơn vị khu vực Nhà nước vẫn đạt được kết quả tốt, khi điểm trung bình toàn quốc đạt 78,2% so với yêu cầu, trong khi nội dung PCTN đối với doanh nghiệp, tổ chức khu vực ngoài Nhà nước chỉ đạt 1,84/4 điểm (đạt 45,9% so với yêu cầu). Điểm số này phản ánh đúng thực trạng còn nhiều địa phương lúng túng và bị động trong việc triển khai nhiệm vụ phòng ngừa tham nhũng trong doanh nghiệp, tổ chức khu vực ngoài Nhà nước.

Đối với phần đánh giá công tác phòng ngừa tham nhũng trong khu vực công thì nhiều nội dung có điểm số cao (trung bình đạt trên 85% so với yêu cầu) như các nội dung về công khai minh bạch, cải cách hành chính, thực hiện chế độ định mức, tiêu chuẩn, cải cách hành chính, chuyển đổi vị trí công tác và việc thực hiện thanh toán không sử dụng tiền mặt. Đây là những hoạt động đã đi vào nền nếp, thành thói quen trong thời gian qua ở các địa phương.

Theo kết quả đánh giá, trong các chỉ số thực hiện các biện pháp phòng ngừa trong khu vực Nhà nước thì kết quả công khai minh bạch theo các quy định của Luật PCTN 2018 của năm 2022 có kết quả tăng ấn tượng khi đạt 88,17% so với yêu cầu và tăng 5,08 % so với năm 2021. Có tới 26/63 địa phương đạt điểm tuyệt đối (6/6) so với yêu cầu, có nghĩa là mọi hoạt động của cơ quan Nhà nước đều phải được công khai theo quy định của pháp luật.

Thanh tra Chính phủ dẫn nhận định Báo cáo Chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh - PCI 2022, VCCI cho thấy, người dân và doanh nghiệp vẫn chưa dễ dàng tiếp cận thông tin mà các cơ quan Nhà nước cấp tỉnh đã công khai (mức độ đạt dưới 3,5/5 so với đánh giá).

Những tài liệu khó tiếp cận nhất với doanh nghiệp, người dân lần lượt là bản đồ và các quy hoạch sử dụng đất, các kế hoạch đầu tư công, chính sách ưu đãi đầu tư của địa phương, và kế hoạch xây dựng cơ sở hạ tầng mới.

Đây đều là các loại thông tin tài liệu phải công khai theo quy định nhưng trên thực tế hầu như chưa được cung cấp một cách đầy đủ, rõ ràng bởi các địa phương. Nhận định này phù hợp với kết quả còn hạn chế của việc thực hiện Chỉ thị số 10/TTg ngày 22/4/2019 của Thủ tướng Chính phủ về việc tăng cường xử lý, ngăn chặn có hiệu quả tình trạng nhũng nhiễu, gây phiền hà cho người dân, doanh nghiệp trong giải quyết công việc (Chỉ thị 10/TTg) và chỉ số chuyển đổi số DTI.

Thanh tra Chính phủ đề nghị trong thời gian tới các địa phương cần phải khắc phục tốt hơn nữa việc thực hiện còn hình thức ở nội dung này.

Thang điểm đánh giá, rà soát PACA 2022. Ảnh: TG

Cũng theo Thanh tra Chính phủ, trong nội dung thực hiện các biện pháp phòng ngừa thì có 2 chỉ số đạt điểm số chưa cao gồm kết quả thực hiện Chỉ thị 10/TTg của Thủ tướng Chính phủ (đạt 60,89% so với yêu cầu), việc xử lý xung đột lợi ích (đạt 46,83% so với yêu cầu) và kết quả chuyển đổi số cấp tỉnh - DTI 2022 (đạt 57,24% so với yêu cầu). Kết quả này phản ánh thực tế khách quan còn nhiều bức xúc của người dân, doanh nghiệp trong việc tiếp cận với cơ quan Nhà nước thông qua hình thức trực tuyến (vẫn còn nhiều dịch vụ công chưa thực hiện được qua mạng, còn khó thao tác, khó tiếp cận với nhiều người dân) cũng như việc tiếp xúc trực tiếp tại các cơ quan công quyền.

Quảng Ninh tiếp tục dẫn đầu cả nước

Một trong những nội dung quan trọng nữa là công tác phát hiện và xử lý tham nhũng. Điểm trung bình nội dung phát hiện và xử lý tham nhũng năm 2022 đạt 19,91/40 điểm, tương đương đạt 49,77% yêu cầu. Điểm năm 2022 tuy cao hơn hơn năm 2021 (đạt 46,95% yêu cầu) nhưng vẫn thấp hơn năm 2020 (đạt 52,91% yêu cầu).

Quảng Ninh là địa phương tiếp tục duy trì vị trí dẫn đầu cả nước trong nội dung này, đạt 28.27 điểm, (đạt 70,67% yêu cầu); năm 2022 đã có sự thu hẹp khoảng cách chênh lệch giữa địa phương cao điểm nhất và địa phương thấp điểm nhất (Quảng Ninh đạt 28,27 điểm - Cà Mau đạt 10,49 điểm) so với năm 2021 (Quảng Ninh đạt 28,11 điểm - Lai Châu đạt 5 điểm). Về mặt tổng thể, việc xử lý hành vi tham nhũng đạt kết quả khả quan (đạt 65,41% yêu cầu), cho thấy quyết tâm cao của các địa phương trong việc kiên quyết xử lý đối với tổ chức, cá nhân vi phạm quy định của Luật PCTN.

Trong công tác phát hiện hành vi tham nhũng, hiệu quả tốt nhất là qua công tác điều tra, truy tố, xét xử trong năm 2022 đạt tới 88,75% yêu cầu, bởi đây là kênh phát hiện chủ yếu, đồng thời có sự tiến triển so với năm 2021 (đạt 85,94% yêu cầu). Việc phát hiện hành vi tham nhũng qua kiểm tra, thanh tra, giám sát vẫn còn khá thấp (chỉ đạt 6% so với yêu cầu), giảm nhẹ so với năm 2021 (đạt 12,19% so với yêu cầu).

Còn nhiều địa phương trong năm 2022 không phát hiện tham nhũng qua công tác kiểm tra, thanh tra, giám sát như: Quảng Bình, Hải Dương, Điện Biên, Cao Bằng, Nam Định, Ninh Bình, Nam Định, Lai Châu, Hà Nam, Lào Cai, Hưng Yên, Đồng Tháp, Long An, Tây Ninh.

Thanh tra Chính phủ ghi nhận, phát hiện tham nhũng qua kiểm tra, thanh tra, giám sát không cao, không có nghĩa nỗ lực của địa phương giảm, bởi không hẳn cứ sau mỗi cuộc thanh tra, kiểm tra, giám sát sẽ phát hiện tham nhũng.

Bài 3: Kết quả thu hồi tiền, tài sản tham nhũng qua giải quyết đơn tố cáo đạt thấp nhất

Ý kiến bình luận:

Ý kiến của bạn sẽ được xét duyệt khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.

Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!

Tin cùng chuyên mục

Bài 2: “Ôm” dự án rồi để “treo”

Bài 2: “Ôm” dự án rồi để “treo”

(Thanh tra) - Nhiều dự án được phê duyệt trên các khu đất vị trí đắc địa mang theo kỳ vọng lớn lao về cải thiện hạ tầng và phát triển kinh tế - xã hội của thành phố Hà Nội. Tuy nhiên, sau hàng chục năm, các dự án vẫn chưa hoàn thành, thậm chí có trường hợp chưa được triển khai xây dựng, khiến tài nguyên bị lãng phí nghiêm trọng, trở thành gánh nặng, góp phần làm nghèo quốc gia.

Đông Hà + Thanh Hoa

07:30 15/12/2024

Tin mới nhất

Xem thêm