Theo dõi Báo Thanh tra trên
Q.Đông
Chủ nhật, 19/11/2023 - 11:14
(Thanh tra) - Theo kết luận điều tra của Cơ quan Cảnh sát điều tra (C03), Bộ Công an, bị can Trương Mỹ Lan, Chủ tịch Tập đoàn Vạn Thịnh Phát bằng nhiều thủ đoạn khác nhau đã chi phối hoạt động của Ngân hàng SCB để chiếm đoạt hơn 304 nghìn tỷ đồng (khoảng 12,36 tỷ USD).
Ngân hàng SCB giữ vai trò quan trọng trong việc cấp vốn cho "hệ sinh thái" lên đến hàng nghìn công ty của Tập đoàn Vạn Thịnh Phát. Ảnh: SCB
Thâu tóm và thao túng ngân hàng SCB
Theo kết luận, bị can Trương Mỹ Lan đã thâu tóm 3 ngân hàng tư nhân bằng việc mua, sở hữu phần lớn số lượng cổ phần rồi thao túng.
Từ tháng 12/2011, bằng hình thức nhờ người đứng tên sở hữu cổ phần, bà Lan nắm giữ hơn 81% cổ phần của Ngân hàng TMCP Sài Gòn (cũ), hơn 98% cổ phần của Ngân hàng TMCP Việt Nam Tín Nghĩa và hơn 80% cổ phần của Ngân hàng TMCP Đệ Nhất.
Ngày 1/1/2012, ngân hàng hợp nhất 3 ngân hàng nói trên thành tên gọi Ngân hàng TMCP Sài Gòn (SCB). Trong SCB, bị can Trương Mỹ Lan sở hữu hơn 85% cổ phần và tiếp tục mua thêm sau đó.
Đến tháng 10/2022, bị can Trương Mỹ Lan đã chi phối hơn 91,5% vốn điều lệ, tương đương sở hữu gần 1,4 triệu cổ phần Ngân hàng SCB.
Với việc sở hữu, nắm quyền chi phối số cổ phần của SCB, “bà trùm” Trương Mỹ Lan đã đưa người của mình hoặc sử dụng các cá nhân tin tưởng, thân tín đều là những người có trình độ, hoạt động lâu năm trong lĩnh vực tài chính ngân hàng vào các vị trí chủ chốt của nhà băng này. Họ đều nghe theo chỉ đạo của Lan và được trả mức lương cao từ 200 - 500 triệu đồng/tháng.
Thâu tóm thành công, nắm giữ cổ phần giữ quyền chi phối, điều hành hoạt động ngân hàng, “nối dài cánh tay” bằng cách thông qua nhóm lãnh đạo chủ chốt tại SCB (Hội đồng Quản trị, Ban Tổng Giám đốc, giám đốc các chi nhánh lớn, Trưởng Ban Kiểm soát…) đều là những người thân tín. Bà Trương Mỹ Lan sau đó đã sử dụng SCB như một công cụ tài chính để huy động tiền gửi của người dân và các tổ chức.
“Ma trận” các doanh nghiệp trong “hệ sinh thái” Vạn Thịnh Phát
Để rút được số tiền hơn 304 nghìn tỷ đồng, “bà trùm” Trương Mỹ Lan đã chỉ đạo nhóm đối tượng tại SCB, Tập đoàn Vạn Thịnh Phát và các tổ chức, cá nhân liên quan thực hiện việc lập hồ sơ khống hợp thức như một khoản vay để rút tiền tại SCB.
Sự dụng “hệ sinh thái” Vạn Thịnh Phát với hơn 1.000 doanh nghiệp gồm các công ty con, công ty thành viên trong và ngoài nước. Nhóm công ty này được chia thành nhiều tầng lớp, với hàng trăm cá nhân được thuê đứng tên đại diện pháp luật hoặc là người có quan hệ họ hàng, cán bộ, công nhân viên Tập đoàn Vạn Thịnh Phát.
Các công ty này được chia làm 4 nhóm chính có quan hệ chặt chẽ với nhau.
Nhóm thứ nhất là định chế tài chính tại Việt Nam trong đó có Ngân hàng TMCP Sài Gòn (SCB), Công ty Cổ phần Chứng khoán Tân Việt (TVSI), Công ty Cổ phần Đầu tư tài chính Việt Vĩnh Phú (Công ty Việt Vĩnh Phú).
Nhóm thứ 2 gồm các công ty có hoạt động kinh doanh tại Việt Nam phần lớn hoạt động trong lĩnh vực kinh doanh bất động sản, nhà hàng, khách sạn...
Nhóm thứ 3 là các công ty "ma" tại Việt Nam được thành lập để lấy pháp nhân góp vốn đầu tư vào các dự án, vay vốn ngân hàng, thực hiện việc đảo nợ hoặc ký hợp đồng hợp tác, thi công …
Nhóm thứ 4 là mạng lưới công ty tại nước ngoài.
Bị can Trương Mỹ Lan xây dựng mạng lưới nhiều công ty vỏ bọc, tại các vùng lãnh thổ, quốc gia để phục vụ hoạt động đầu tư, kinh doanh tại nước ngoài hoặc sử dụng danh nghĩa "nhà đầu tư nước ngoài" đầu tư vào Việt Nam có nhiệm vụ quản lý nguồn vốn, tài sản của gia đình Lan tại nước ngoài.
Tuy nhiên, SCB vẫn giữ vai trò đặc biệt quan trọng, được sử dụng như một công vụ tài chính để cấp vốn cho các công ty trong “hệ sinh thái” Vạn Thịnh Phát. Các công ty con sẽ lập hồ sơ vay vốn khống gửi SCB; đưa tài sản đảm bảo không đủ pháp lý, không đủ điều kiện để thế chấp, nâng khống giá trị, không đăng ký giao dịch đảm bảo, thông đồng với các đơn vị định giá để hợp thức giá trị.
Sau khi tiền được giải ngân chuyển vào tài khoản chỉ định sẽ được rút chuyển lòng vòng, chuyển khoản ra khỏi SCB rút tiền mặt, cắt đứt dòng tiền để Lan chiếm đoạt, chỉ đạo sử dụng. Với các thủ đoạn trên, từ ngày 9/2/2018 đến 7/10/2022, Trương Mỹ Lan cùng 85 đồng phạm khác đã chỉ đạo, thực hiện lập khống 916 hồ sơ vay vốn rút tiền chiếm đoạt của SCB, qua đó chiếm đoạt số tiền hơn 304 nghìn tỷ đồng, cùng với đó hơn 129 nghìn tỷ đồng tiền lãi thiệt hại phát sinh từ số tiền chiếm đoạt nói trên.
Mua chuộc, hối lộ cán bộ thanh kiểm tra
Để Trương Mỹ Lan và đồng phạm thực hiện được hành vi rút tiền, chiếm đoạt tiền từ SCB thông qua thủ đoạn vay còn có sự tiếp tay của các đối tượng. Trong đó, có hành vi mua chuộc, hối lộ cán bộ thực hiện công vụ khi SCB bị giám sát, thanh tra, kiểm tra để họ báo cáo không trung thực về thực trạng nghiêm trọng của Ngân hàng SCB.
Đơn cử, trong vụ án này, bị can Đỗ Thị Nhàn, nguyên Cục trưởng Cục Thanh tra, giám sát ngân hàng II, Ngân hàng Nhà nước, bị điều tra, đề nghị truy tố tội danh “nhận hối lộ”. Theo kết luận điều tra, bị can Đỗ Thị Nhàn khi đó với tư cách trưởng đoàn thanh tra tại SCB đã nhiều lần gặp gỡ Trương Mỹ Lan, lãnh đạo ngân hàng này để nhận số tiền hối lộ đặc biệt lớn lên đến 5,2 triệu USD.
Trong đợt thanh tra SCB lần 1, sau khi kết thúc và ký biên bản làm việc, bị can Nhàn trực tiếp chỉ đạo cấp dưới bỏ ngoài số liệu phân loại nợ xấu gần 38 nghìn tỷ đồng, trích lập dự phòng rủi ro hơn 18,7 nghìn tỷ đồng… làm thay đổi toàn bộ các chỉ tiêu tài chính của SCB như nợ xấu, âm vốn chủ sở hữu, lỗ lũy kế theo hướng có lợi cho ngân hàng này.
Bị can Đỗ Thị Nhàn đã chỉ đạo cấp dưới xây dựng báo cáo lãnh đạo Ngân hàng Nhà nước, Chính phủ không trung thực, không đúng về sai phạm, vi phạm của SCB so với kết quả thanh tra theo hướng giảm nhẹ sai phạm, đồng thời kiến nghị tạo điều kiện cho SCB tiếp tục được tái cơ cấu.
Ở giai đoạn thanh tra 2, Đỗ Thị Nhàn là người chủ đạo đề xuất thay đổi kế hoạch thanh tra nhằm thu hẹp phạm vi, thời kỳ thanh tra đối với 71 khách hàng có địa chỉ ở số 4 Nguyễn Thị Minh Khai, để không phải thanh tra các khoản vay của nhóm khách này giai đoạn từ ngày 31/3 - 30/6/2018. Từ đó, tạo điều kiện cho Trương Mỹ Lan chỉ đạo thuộc cấp thực hiện việc cho vay mới mục đích tất toán các khoản vay với nhóm khách tại số 4 Nguyễn Thị Minh Khai, tổng cộng hơn 88 nghìn tỷ đồng.
Vụ án xảy ra tại SCB và Tập đoàn Vạn Thịnh Phát là một trong những vụ án nổi bật, cho thấy sự phức tạp và nghiêm trọng của tội phạm tài chính, đặc biệt là trong lĩnh vực ngân hàng và tài chính.
Bị can Trương Mỹ Lan và 85 đồng phạm các đang phải đối mặt với nhiều tội danh nghiêm trọng như: Đưa hối lộ; vi phạm quy định về hoạt động của ngân hàng, tham ô tài sản; lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ; thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng; lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản.
Trong vụ án xảy ra tại Tập đoàn Vạn Thịnh Phát, Ngân hàng SCB và các đơn vị liên quan, C03 đã kê biên, phong tỏa, thu giữ, tạm giữ tài sản liên quan đến bị can Trương Mỹ Lan và các bị can khác.
C03 thu giữ hơn 589 tỷ đồng, gần 15 triệu USD; phong tỏa 43 tài khoản ngân hàng; kê biên 1.237 bất động sản…
Ý kiến bình luận:
Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!
(Thanh tra) - Từ năm 2019 đến nay, huyện Thoại Sơn, tỉnh An Giang đã thực hiện 5 cuộc thanh tra trách nhiệm trong công tác phòng, chống tham nhũng. Qua thanh tra, kịp thời chấn chỉnh những thiếu sót, hạn chế của các đơn vị.
Nhật Minh
13:57 22/11/2024(Thanh tra)- Bộ Nội vụ cho biết, sau 5 năm thực hiện Luật Phòng, chống tham nhũng năm 2018, các quy định của Luật Phòng, chống tham nhũng và các văn bản hướng dẫn đã quy định rộng khắp các vấn đề dễ phát sinh tham nhũng, tiêu cực và làm cơ sở quan trọng để tổ chức triển khai, thực hiện.
Phương Anh
06:00 22/11/2024Hoàng Nam
20:19 21/11/2024Trần Kiên
20:01 21/11/2024Thu Huyền
16:26 21/11/2024Phương Anh
Hoàng Nam
Thu Huyền
T.Thanh
Vũ Linh
Bài và ảnh: Nguyễn Nhị
PV
Chu Tuấn - Quang Dân
Nhật Minh