Ca khúc: Tự hào người làm báo Thanh tra

Theo dõi Báo Thanh tra trên

Xét xử cựu Bộ trưởng Kinh tế Nga nhận hối lộ

Thứ tư, 18/10/2017 - 06:34

(Thanh tra)- Việc xét xử cựu Bộ trưởng Kinh tế Nga Alexei Ulyukayev, người bị buộc tội nhận hối lộ từ Igor Sechin (lãnh đạo Tập đoàn Dầu khí Rosneft) được cho là một động thái nhằm lấy lại thế cân bằng của Tổng thống Nga Vladimir Putin với các đối thủ chính trị, trước thềm bầu cử Tổng thống sắp diễn ra vào tháng 3/2018.

Cựu Bộ trưởng Kinh tế Nga Alexei Ulyukayev. Ảnh: EPA

Theo Hiến pháp Nga, ông Putin có thể tái đắc cử nhiệm kỳ thứ tư (kéo dài 6 năm), để trở thành nhà lãnh đạo quốc gia có diện tích lãnh thổ lớn nhất thế giới. Cuộc khảo sát do một tổ chức phi chính phủ Nga tiến hành đã chỉ ra có tới 66% người trả lời muốn ông Putin tái đắc cử Tổng thống năm 2018, 83% người ủng hộ cho ông Putin và tỷ lệ này luôn ở mức trên 80% kể từ năm 2014 (sau khi Nga sáp nhập Crimea).

Tuy nhiên cũng không ít lần, các nhà phân tích tỏ ra nghi ngờ kết quả này. Các nghiên cứu chỉ ra, trong một số cuộc khảo sát, nhiều người trả lời thường đưa ra ý kiến mà họ được mong chờ trả lời như vậy.

Chuyên gia phân tích Evgeny Minchenko nhận định: “Chính trường Nga đang diễn ra một cuộc tranh giành quyền lực khốc liệt, nhất là trước bầu cử”.

Lần đầu tiên trong nhiệm kỳ Tổng thống Nga, một bộ trưởng đương chức bị đưa ra xét xử vì tham nhũng. Người ta ví von đây là vụ án chứa đựng không ít ẩn số chính trị với những tình tiết như trong một cuốn tiểu thuyết trinh thám, từ việc chứng cứ của vụ án được ghi âm bí mật, các đương sự ra hiệu bằng tay và vật chứng là những túi thực phẩm tự chế biến chứa đầy tiền mặt, diễn ra tại một khách sạn ở Ấn Độ.

Các đương sự có liên quan là Alexei Ulyukayev và Igor Sechin (vốn được xem là người thân cận và có nhiều ảnh hưởng với Tổng thống Nga Vladimir Putin). Phiên tòa được xét xử từ ngày 8/8/2017, phiên điều trần vào ngày 12/10 và có thể kéo dài đến tháng 11 năm nay.

Theo công tố viên, vào tháng 10/2016, Ulyukayev ép buộc Igor Sechi hối lộ 2 triệu USD để đổi lấy sự hậu thuẫn trong việc mua lại cổ phần của Công ty Dầu khí Bachneft (100% vốn của Chính phủ Nga) từ tỷ phú Vladimir Yevtushenkov (từng bị buộc tội rửa tiền). Các công tố viên cho rằng Ulyukayev đã giơ hai ngón tay ám chỉ số tiền mà ông ta yêu cầu để ra hiệu cho Sechin khi ông này đang chơi bida tại khách sạn nơi 2 đương sự ở trong suốt thời gian diễn ra Hội nghị Thượng đỉnh quốc tế Goa, Ấn Độ.

Một tháng sau, Ulyukayev trở lại văn phòng của Sechin tại Moscow. Đoạn hội thoại giữa hai người đã được ghi âm một cách bí mật. Theo đó, Sechin đã đưa cho Ulyukayev túi quà có chứa một giỏ xúc xích làm từ thịt mà Sechin săn bắt được và một chiếc túi được khóa kín. Ulyukayev nói rằng ông ta nghĩ như vậy là đủ cho một bữa tiệc thịnh soạn. Chiếc túi được khóa đó được xác định chứa đầy tiền mặt. Các nhân viên An ninh Liên bang đã phục kích và bắt giữ Ulyukayev khi ông này rời khỏi trụ sở Rosneft.

Sau đó, Dmitry Peskov- phát ngôn viên của Tổng thống cho biết ngay từ đầu ông Putin đã hoài nghi về thành công của thương vụ mua lại Bachneft, một công ty thuộc hàng "máu mặt" trong nền kinh tế Nga. Hai người thân cận với ông Putin cũng chia sẻ việc ông Putin bất ngờ ủng hộ quyết định của toà án cho phép công khai đoạn băng ghi âm nói trên.

Đoạn băng đã gây bất lợi cho Sechin, người đã mất rất nhiều công sức để tạo dựng Rosneft trở thành một tượng đài trong ngành Dầu khí bằng cách thu hút các nhà sản xuất tư nhân và thường nhận được sự hỗ trợ từ các cơ quan thực thi pháp luật dần sụp đổ. Sechin đã phản đối quyết định công bố đoạn băng ghi âm tại tòa vì cho rằng nó còn chứa đựng một số bí mật nghề nghiệp mà tờ Kommersant nhắc đến như là một “chủ nghĩa bè phái bảo thủ”.

Trong đoạn băng ghi âm, Sechin đã phàn nàn về hai đối tác quan trọng của công ty là Trung Quốc và Ấn Độ, mong muốn được làm việc với Nhật Bản và Hàn Quốc. Ông ta cũng nhắc đến việc phải trả thuế nhiều hơn tập đoàn Exxon Mobil và chỉ trích việc Tổng thống Putin đối phó với OPEC để tăng giá dầu bằng cách cắt giảm sản lượng. Sechin còn nhận định các hiệp ước này sẽ giúp chính quyền của Tổng thống Mỹ Donald Trump đạt được mục tiêu độc lập về năng lượng.

Ulyukayev vẫn liên tục cho rằng mình vô tội và cáo buộc hối lộ là sự bịa đặt của Sechin. Người đứng đầu Rosneft cũng như Peskov đã từ chối bình luận.

Theo chuyên gia phân tích chính trị Michenko: “Khi mâu thuẫn giữa một bộ trưởng và một người đứng đầu công ty Nhà nước được giải quyết bằng vụ kiện thì sẽ xuất hiện một cuộc khủng hoảng sau đó”.

Những căng thẳng về chính trị đang xuất hiện trong bộ máy lãnh đạo nước Nga vì ông Putin sẽ phải giải tán nội các của mình sau cuộc bầu cử, đưa ra ứng viên cho vị trí đứng đầu Hạ viện sau 2 tuần cũng như lý do chọn người này. Vụ bắt giữ và xét xử Ulyukayev, đồng minh thân cận của Thủ tướng Dmitry Medvedev như một đòn chí mạng, quá sức tưởng tượng bởi Thủ tướng Medvedev đang phải đối mặt với những chỉ trích từ giới chủ doanh nghiệp tư nhân, khi cho rằng ông không có khả năng giải quyết các vấn đề liên quan đến việc Sechin và những người đứng đầu doanh nghiệp Nhà nước chi phối nền kinh tế trong hoạt động kinh doanh.

Một số người trong nội các của ông Putin đang tiến hành nhiều cuộc vận động hành lang nhằm thay thế ông Medvedev sau cuộc bầu cử bằng một nhà quản lý có khả năng thuyết phục, ứng biến với những biến động kinh tế tốt hơn. Thống đốc Ngân hàng Trung ương Elvira Nabiullina, Thị trưởng Moscow Sergei Sobyanin, Bộ trưởng Công nghiệp Denis Manturov được cho là những ứng cử viên sáng giá. Những người lãnh đạo doanh nghiệp và đồng minh của họ trong Chính phủ thậm chí đã bắt đầu tìm kiếm ứng cử viên cho chức Tổng thống vào năm 2024.

Trong khi đó, các đồng minh chủ chốt của Điện Kremlin vẫn tiếp tục "kiếm đậm" nhờ các hợp đồng của Chính phủ. Sự phụ thuộc nặng nề của Nga vào xuất khẩu tài nguyên đồng nghĩa với việc các công ty năng lượng quốc gia giữ ảnh hưởng lớn đối với chính sách đối ngoại của đất nước. 

Về phần mình, Tổng thống Nga Vladimir Putin vẫn tiếp tục thể hiện sự tự tin vốn có. Kết luận từ phiên xét xử có lẽ là những gợi ý cho hành động sắp tới của ông.

Võ Như Uyên

Ý kiến bình luận:

Ý kiến của bạn sẽ được xét duyệt khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.

Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!

Tin cùng chuyên mục

Mạng lưới buôn lậu vàng, rửa tiền quốc tế bị trừng phạt

Mạng lưới buôn lậu vàng, rửa tiền quốc tế bị trừng phạt

(Thanh tra) - Một mạng lưới buôn lậu vàng và rửa tiền quốc tế đã bị Chính phủ Mỹ và Vương quốc Anh trừng phạt. Các biện pháp bao gồm phong tỏa tài sản, tịch thu tài sản và cấm đi lại, nhằm vào doanh nhân người Anh gốc Kenya, Kamlesh Pattni, một tay buôn lậu vàng "khét tiếng".

Hoài Phương

12:46 11/12/2024

Tin mới nhất

Xem thêm