Ca khúc: Tự hào người làm báo Thanh tra

Theo dõi Báo Thanh tra trên

WHO kêu gọi tạm dừng tiêm mũi 3 vắc xin COVID-19, Mỹ lên tiếng bác bỏ

Hoài Phương

Thứ năm, 05/08/2021 - 18:36

(Thanh tra)- Người đứng đầu Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) ngày 4/8 đã kêu gọi tạm dừng tiêm mũi vắc xin COVID-19 tăng cường đối với những người đã tiêm đủ 2 liều "ít nhất cho đến cuối tháng 9”, và yêu cầu các nước giàu tập trung vắc xin cho những nước nghèo hơn để tạo điều kiện cho những người dễ bị tổn thương nhất trên thế giới được tiêm chủng.

Một người đàn ông tiêm vắc xin COVID-19 ở Nam Sudan. Ảnh: UNICEF / Bullen Cho Mayak

Li kêu gi ca WHO

Tổng Giám đốc WHO Tedros Adhanom Ghebreyesus nói: “Tôi hiểu mối quan tâm của tất cả các Chính phủ trong việc bảo vệ người dân của họ trước biến thể Delta, nhưng chúng tôi không thể chấp nhận các quốc gia đã dùng hầu hết nguồn cung cấp vắc xin toàn cầu tiếp tục sử dụng nhiều hơn nữa, trong khi những người dễ bị tổn thương nhất trên thế giới vẫn không được bảo vệ”.

Trong cuộc họp báo hàng tuần, ông Tedros nhắc lại, vào tháng 5, ông đã yêu cầu sự hỗ trợ quốc tế để thúc đẩy tiêm chủng toàn cầu với mục tiêu cho phép tối thiểu 10% dân số mỗi quốc gia được tiêm chủng vào cuối tháng 9.

Với hơn một nửa thời gian đã trôi qua, ông Tedros lấy làm tiếc vì đã đạt được quá ít tiến bộ cho mục tiêu đó và thậm chí còn khó hơn đối với mục tiêu tiêm chủng 30% vào cuối năm nay.

Người đứng đầu WHO chỉ ra rằng, cho đến nay, hơn 4 tỷ liều vắc xin COVID-19 đã được tiêm trên toàn cầu. Đáng nói, 80% trong số đó tập trung ở các quốc gia có thu nhập cao và trung bình - mặc dù chưa đến một nửa dân số thế giới sống ở đó.

Vào tháng 5, các nước thu nhập cao đã tiêm khoảng 50 liều/100 người, con số này đến nay đã tăng gần gấp đôi, trong khi tình trạng thiếu nguồn cung ở các nước thu nhập thấp khiến chỉ có 1,5 liều/100 người được cung cấp.

Trước bối cảnh một số quốc gia giàu đang xem xét các liều tăng cường, mặc dù có hàng trăm triệu người đang chờ đợi để được tiếp cận với liều đầu tiên, ông Tedros kêu gọi cần tập trung vắc xin đến các nước thu nhập thấp.

WHO nhấn mạnh, việc đạt được các mục tiêu tiêm chủng toàn cầu đòi hỏi sự hợp tác của tất cả mọi người, “đặc biệt là một số quốc gia và công ty kiểm soát nguồn cung cấp vắc xin toàn cầu”.

Theo ông Tedros, G20 có vai trò quan trọng vì các thành viên của G20 là những nhà sản xuất, người tiêu dùng và nhà tài trợ vắc xin COVID-19 lớn nhất.

“Không có gì quá lời khi nói rằng diễn biến của đại dịch phụ thuộc vào sự lãnh đạo của các nước G20”, ông Tedros nói và lưu ý, 1 tháng sau, các bộ trưởng y tế của G20 sẽ gặp nhau, trước hội nghị thượng đỉnh vào tháng 10 và kêu gọi họ “thực hiện những cam kết cụ thể để hỗ trợ các mục tiêu tiêm chủng toàn cầu của WHO. Chúng tôi kêu gọi các nhà sản xuất vắc xin dành ưu tiên cho Chương trình COVAX".

Những hộp vắc xin AstraZeneca nằm trong Chương trình COVAX được phân phối tại Madagascar, ngày 8/5/2021. Ảnh: Mamyrael / AFP

Bên cạnh đó, người đứng đầu WHO cũng kêu gọi các vận động viên Olympic, các nhà lãnh đạo doanh nghiệp, lãnh đạo tôn giáo, các nhân vật có ảnh hưởng khác, cũng như mọi cá nhân và cộng đồng ủng hộ việc hoãn tiêm các mũi vắc xin tăng cường.

Trong khi đó, tiến sĩ Jarbas Barbosa, Phó Giám đốc Tổ chức Y tế Liên Mỹ (PAHO) nhấn mạnh, đến nay chưa có bằng chứng cho thấy mũi tăng cường bổ sung lợi ích miễn dịch cho những người đã tiêm chủng đầy đủ.

Cả WHO và PAHO đều nhắc lại rằng, vắc xin không phải là công cụ duy nhất để đánh bại đại dịch COVID-19 và “không có biện pháp nào mà chỉ một mình nó là đủ để chấm dứt tình trạng khẩn cấp về sức khỏe”.

“Chúng ta chỉ có thể đánh bại nó bằng một cách tiếp cận toàn diện đối với vắc xin cùng với các biện pháp xã hội và sức khỏe cộng đồng đã được chứng minh là có tác dụng”, ông Tedros nói.

Nhiu nưc có kế hoch tiêm mũi th 3

Tháng trước, Israel đã bắt đầu triển khai một mũi tiêm tăng cường cho những người trên 60 tuổi. Người tiên phong trong chiến dịch tiêm liều tăng cường này là Tổng thống Isaac Herzog.

Telegraph đưa tin, Anh cũng sẽ cung cấp cho 32 triệu công dân mũi tiêm thứ 3 bắt đầu từ đầu tháng 9. Và, Pháp cũng đang lên kế hoạch triển khai các mũi tiêm tăng cường cho người già, người suy giảm miễn dịch từ đầu mùa thu này.

Trong khi đó, Đức cho biết hôm 3/8 rằng, họ sẽ bắt đầu cung cấp liều thứ 3 của vắc xin Pfizer / BioNTech và Moderna từ tháng 9 tới.

Một nữ phát ngôn viên của Bộ Y tế Đức cho biết, Berlin sẽ cung cấp ít nhất 30 triệu liều cho Chương trình COVAX vào cuối năm nay.

“Chúng tôi muốn cung cấp mũi vắc xin thứ 3 như một biện pháp phòng ngừa cho những người dễ bị tổn thương ở Đức và đồng thời hỗ trợ cho việc tiêm chủng nếu có thể cho tất cả người dân trên thế giới", bà nói.

Ngày 4/8, Mỹ đã bác bỏ lời kêu gọi của WHO về việc tạm hoãn tiêm mũi nhắc lại. Thư ký Báo chí Nhà Trắng Jen Psaki nói với các phóng viên rằng, Mỹ có đủ nguồn cung cấp để tiếp tục phân phối vắc xin ra nước ngoài, đồng thời đảm bảo rằng mọi người Mỹ đều có thể được tiêm chủng đầy đủ.

"Chúng tôi chắc chắn cảm thấy rằng đó là một lựa chọn sai lầm và chúng tôi có thể làm cả hai", bà Psaki tuyên bố và nói thêm rằng Mỹ đã viện trợ nhiều vắc xin hơn bất kỳ quốc gia nào khác.

Ở một diễn biến khác, Mỹ đang xem xét kế hoạch yêu cầu hầu hết du khách quốc tế đến Mỹ từ tất cả các quốc gia phải được tiêm phòng vắc xin COVID-19 đầy đủ.

Mỹ đang áp dụng các hạn chế đi lại quốc tế trong thời gian này do sự lây lan của biến thể Delta và các trường hợp mắc COVID-19 gia tăng trong nước.

Ý kiến bình luận:

Ý kiến của bạn sẽ được xét duyệt khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.

Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!

Tin cùng chuyên mục

Tân Tổng thống Botswana cam kết đấu tranh chống tham nhũng

Tân Tổng thống Botswana cam kết đấu tranh chống tham nhũng

(Thanh tra) - Tân Tổng thống Botswana Duma Boko ngày 19/11 cho biết, Chính phủ sẽ tiến hành một cuộc chiến quyết liệt chống tham nhũng, trong đó tất cả những người bị coi là có tội sẽ bị đưa ra pháp luật một cách nghiêm khắc.

Ngọc Anh

12:40 20/11/2024

Tin mới nhất

Xem thêm