Ca khúc: Tự hào người làm báo Thanh tra

Theo dõi Báo Thanh tra trên

Vi tín dụng và hiệu quả xóa đói giảm nghèo

Thứ bảy, 09/07/2011 - 20:21

(Thanh tra) - Sau gần 40 năm thực hiện tại Ấn Độ và Bangladesh, qua kinh nghiệm của nhiều nước nghèo từ Peru đến Pakistan, mô hình vi tín dụng đã góp phần lớn vào công cuộc xóa đói giảm nghèo. Tuy nhiên, giờ đây “phép màu kinh tế” này đang có nguy cơ bị phá sản ở một số nước…

Giáo sư kinh tế người Bangladesh Mohammed Yunus

Khởi đầu cách nay gần 40 năm khi giáo sư kinh tế người Bangladesh Mohammed Yunus, với tư cách cá nhân đã cho 42 phụ nữ tại một ngôi làng nghèo vay 27 đô la để tự lực cánh sinh.

Tại một quốc gia vừa giành được độc lập và lại phải trực diện với nạn đói thì 27 đô la ngày ấy đã nuôi sống cả làng, do những phụ nữ này đã được cấp vốn để kinh doanh.

Mô hình vi tín dụng ra đời từ đó và đã trở nên phổ biến hơn khi giáo sư Yunus sáng lập ra Ngân hàng Grameen Bank vào năm 1976. Hiện tại có đến hơn 150 triệu người sử dụng hình thức tài chính này trên toàn thế giới, kể cả ở những quốc gia phát triển.

Chẳng hạn tại Pháp năm 2008, vào lúc số người bị mất việc không ngừng gia tăng do khủng hoảng kinh tế toàn cầu, thì các hoạt động kinh tế được cấp vốn dưới hình thức này đã tạo ra 48.000 chỗ làm riêng.

Năm 1989 Hiệp hội Adie - Pháp đấu tranh vì quyền tham gia vào các hoạt động kinh tế đã cấp những khoản vi tín dụng đầu tiên cho một số tư nhân muốn làm ăn buôn bán, nhưng không vay được vốn của ngân hàng. Từ đó đến nay tổ chức này đã cấp vốn cho 97.000 dự án, và chỉ riêng năm ngoái đã có hơn 12.000 hồ sơ được giải quyết.

Hiệp hội này cho biết, trên tổng số 622.000 doanh nghiệp được chào đời trong năm 2010 tại Pháp thì đã có đến 145.000 cơ sở được thành lập nhờ vốn vi tín dụng, và có đến 1/4 trong số này bắt tay vào công việc với chưa đầy 2.000 euro tiền vốn lúc ban đầu.

Như tên gọi của nó, vi tín dụng là những khoản tiền thường ít ỏi mà một cơ quan tài chính hay một Hiệp hội tư nhân cấp cho một hộ gia đình có thu nhập thấp để họ kinh doanh, sản xuất. Thời gian vay mượn thường rất ngắn chứ không kéo dài 5-7 năm như các khoản tín dụng do các ngân hàng cung cấp. 

Một khác biệt quan trọng khác là các tổ chức cho vay thường không đòi hỏi quá nhiều bảo đảm tài chính của các thân chủ, mà tuyệt đại đa số này là những con nợ đã bị các ngân hàng… chê.

Tại Ấn Độ, nơi có từ 47 đến 52% các hộ gia đình nghèo ở thành phố đã trở thành “doanh nhân” từ mô hình vi tín dụng. Nhà kinh tế học Bangladesh Mohammed Yunus đã thành công vượt bậc và nhất là đã góp phần đẩy lùi nạn nghèo khó tại nước đông dân thứ nhì thế giới. 

Hiện có đến 80 triệu dân Ấn Độ tham gia mô hình vi tín dụng, với tổng dư nợ lên đến 6,7 tỷ đô la. Vấn đề đặt ra là tỷ lệ các con nợ mất khả năng thanh toán ngày càng gia tăng khiến mô hình vi tín dụng tại Ấn Độ đang bị đe dọa sụp đổ.

Đã có những cảnh báo: Mặc dù mô hình này mang lại nhiều lợi ích cho cho xã hội qua nhiều năm, nhưng giờ đây đã xuất hiện nhiều lo ngại làm cho hoạt động tài chính mang đậm nét xã hội này có nguy cơ bị phá sản, khi mà ở một số nước, giờ xuất hiện nhiều tổ chức tài chính, lợi dụng nhu cầu cấp bách của những người nghèo - đa số ít học - để nhanh chóng làm giàu.

Chẳng hạn lãi suất cho vay thường cao hơn so với thị trường, một số các tổ hợp tài chính vi tín dụng còn có những chiến dịch quảng cáo tinh vi để chiêu dụ các con nợ, mà không trình bày cặn kẽ những rủi ro họ sẽ gặp phải khi triển khai các “dự án”… Đó là chưa kể một số các doanh nghiệp tài chính chuyên cho người nghèo vay mượn còn dùng đồng tiền này để đầu tư vào thị trường chứng khoán ...

Kỳ Sơn

Ý kiến bình luận:

Ý kiến của bạn sẽ được xét duyệt khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.

Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!

Tin cùng chuyên mục

Mạng lưới buôn lậu vàng, rửa tiền quốc tế bị trừng phạt

Mạng lưới buôn lậu vàng, rửa tiền quốc tế bị trừng phạt

(Thanh tra) - Một mạng lưới buôn lậu vàng và rửa tiền quốc tế đã bị Chính phủ Mỹ và Vương quốc Anh trừng phạt. Các biện pháp bao gồm phong tỏa tài sản, tịch thu tài sản và cấm đi lại, nhằm vào doanh nhân người Anh gốc Kenya, Kamlesh Pattni, một tay buôn lậu vàng "khét tiếng".

Hoài Phương

12:46 11/12/2024

Tin mới nhất

Xem thêm