Theo dõi Báo Thanh tra trên
Hoài Phương
Thứ ba, 28/12/2021 - 06:36
(Thanh tra) - Nhân Ngày Quốc tế Phòng chống dịch bệnh (27/12), Tổng Thư ký Liên hợp quốc António Guterres khẳng định, đại dịch COVID-19 là minh chứng cho thấy, "một căn bệnh truyền nhiễm có thể càn quét trên toàn thế giới" một cách nhanh chóng, đẩy hệ thống y tế của nhiều quốc gia đến bờ vực thẳm và ảnh hưởng đến cuộc sống hàng ngày của cả nhân loại.
Một nhân viên y tế tại Viện Các bệnh truyền nhiễm Bamrasnaradura ở Thái Lan. Ảnh: UN Women / Pathumporn Thongking
Cách đây 1 năm, Đại hội đồng Liên hợp quốc đã thông qua Nghị quyết số A/RES/75/27, lấy ngày 27/12 là Ngày Quốc tế Phòng chống dịch bệnh.
Đây là nghị quyết đầu tiên của Đại hội đồng Liên hợp quốc trong lĩnh vực này, cũng là nghị quyết đầu tiên do Việt Nam chủ trì đề xuất, thương lượng và thúc đẩy thông qua thành công tại Đại hội đồng Liên hợp quốc.
Sáng kiến của Việt Nam nhận được sự ủng hộ rộng rãi từ 107 quốc gia đồng bảo trợ nghị quyết, được đánh giá là đưa ra đúng thời điểm và nhận được sự quan tâm của cộng đồng quốc tế, đóng góp vào công cuộc phòng chống COVID-19 cũng như những dịch bệnh khác trên thế giới.
Thế giới cần chuẩn bị tốt hơn cho những cuộc khủng hoảng tiếp theo
Trong thông điệp của mình, Tổng Thư ký António Guterres cho biết: "Dịch COVID-19 cũng cho thấy sự thất bại của chúng ta trong việc rút ra bài học đối với những trường hợp khẩn cấp về sức khỏe trước đây như dịch SARS, cúm gia cầm, Zika, Ebola... Và, nó nhắc nhở chúng ta rằng, thế giới vẫn chưa được chuẩn bị sẵn sàng để ngăn chặn các đợt dịch xuyên biên giới và bùng phát thành một đại dịch toàn cầu".
Tổng Thư ký Liên hợp quốc lưu ý, các bệnh truyền nhiễm vẫn là “mối nguy hiểm rõ ràng và hiện hữu đối với mọi quốc gia”. Ông khẳng định, COVID-19 sẽ không phải là đại dịch cuối cùng mà nhân loại phải đối mặt trong tương lai. Kinh nghiệm ứng phó với cuộc khủng hoảng sức khỏe lần này cho thấy, thế giới cần chuẩn bị tốt hơn cho những cuộc khủng hoảng tiếp theo.
Nhân Ngày Quốc tế Phòng chống dịch bệnh, Tổng Thư ký Liên hợp quốc chỉ ra 4 sự chuẩn bị tối thiểu mà tất cả quốc gia phải cùng nhau sẵn sàng ứng phó.
Thứ nhất, cần đầu tư nhân rộng các kế hoạch giám sát, phát hiện sớm và phản ứng nhanh ở mọi quốc gia, đặc biệt là những quốc gia dễ bị tổn thương.
Thứ hai, tăng cường chăm sóc sức khỏe cho người dân ngay từ cấp địa phương để ngăn chặn sự lây lan, bùng phát dịch bệnh rộng hơn.
Thứ ba, bảo đảm quyền tiếp cận công bằng với các can thiệp cứu sinh như vắc xin cho tất cả mọi người. Điều này đồng nghĩa với việc bao phủ chăm sóc sức khỏe toàn dân.
Thứ tư và cũng là quan trọng nhất là, xây dựng tình đoàn kết toàn cầu để mang lại cơ hội cho mọi quốc gia cùng chiến đấu ngăn chặn các bệnh truyền nhiễm trong tương lai. Bởi, một đợt dịch bùng phát ở bất cứ đâu cũng là một đại dịch tiềm ẩn tác động đến toàn thế giới.
Cần sự đồng thuận của tất cả
Trong tháng 12 này, người đứng đầu Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), Tedros Adhanom Ghebreyesus, đã hoan nghênh quyết định của phiên họp đặc biệt của Đại hội đồng Y tế Thế giới (WHA) nhằm phát triển một nền kinh tế toàn cầu mới với những đồng thuận về phòng ngừa và ứng phó với đại dịch.
Thừa nhận còn cả một chặng đường dài phía trước, nhưng ông Tedros vẫn mô tả, quyết định nêu trên là “cơ sở để ăn mừng và lý do cho hy vọng”.
Theo ông, sự đồng thuận đã chứng minh rằng “những khác biệt có thể được khắc phục và chúng ta có thể tìm thấy điểm chung”.
Trong khi đó, các ca mắc mới của biến thể Omicron tiếp tục lan rộng "như cháy rừng". 70% vắc xin phòng COVID-19 đã được phân phối cho 10 nền kinh tế lớn nhất thế giới, và các nước nghèo nhất chỉ nhận được 0,8%. Theo Liên hợp quốc, đó không chỉ là sự bất công, mà còn là mối đe dọa cho toàn bộ hành tinh.
Để kết thúc những lo ngại này, WHO nhấn mạnh, ít nhất 70% dân số ở mọi quốc gia phải được tiêm chủng, mà theo chiến lược vắc xin của Liên hợp quốc, sẽ đạt được vào giữa năm 2022.
Mặc dù mục tiêu này cần ít nhất 11 tỷ liều vắc xin, nhưng nó có thể thực hiện được, miễn là chúng ta có đủ nguồn lực để phân phối.
“Nhân Ngày Quốc tế Phòng chống dịch bệnh, chúng ta hãy nâng cao sự tập trung, chú ý và đầu tư xứng đáng vào vấn đề này", người đứng đầu Liên hợp quốc kêu gọi.
Ý kiến bình luận:
Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!
(Thanh tra) - Một mạng lưới buôn lậu vàng và rửa tiền quốc tế đã bị Chính phủ Mỹ và Vương quốc Anh trừng phạt. Các biện pháp bao gồm phong tỏa tài sản, tịch thu tài sản và cấm đi lại, nhằm vào doanh nhân người Anh gốc Kenya, Kamlesh Pattni, một tay buôn lậu vàng "khét tiếng".
Hoài Phương
12:46 11/12/2024(Thanh tra) - Ông Benjamin Netanyahu là Thủ tướng đương nhiệm đầu tiên của Israel bị buộc tội trong lịch sử nước này.
Ngọc Anh
10:45 11/12/2024Bích Tuệ
15:10 10/12/2024Ngọc Anh
11:56 10/12/2024Ngọc Anh
12:58 05/12/2024Đức Anh
14:42 04/12/2024Bùi Bình
Hải Hà
Phương Anh
Lê Phương
Văn Thanh
Chính Bình
Theo VietinBank
Theo EVNNPC
Theo VietinBank
Thu Hương
Theo EVNNPC
Theo EVNNPC