Ca khúc: Tự hào người làm báo Thanh tra

Theo dõi Báo Thanh tra trên

Tham vọng hồi sinh "con đường tơ lụa" của Trung Quốc ở châu Âu

Thứ năm, 04/04/2019 - 10:18

Hơn 2.500 năm trước, Con đường Tơ lụa dài hơn 7.100 km nối cố đô Trường An với Istanbul, Thổ Nhĩ Kỳ là con đường thông thương dài nhất thế giới, đồng thời là con đường văn hóa và di chuyển của các dân tộc trên thế giới. Ngày nay, Trung Quốc một lần nữa muốn “hồi sinh” con đường huyền thoại này qua sáng kiến “Vành đai - Con đường”, với một bên là vành đai kinh tế Đông Á năng động, bên kia là vành đai kinh tế châu Âu phát triển và ở trung tâm là các quốc gia với tiềm năng phát triển kinh tế cực lớn. Con đường Tơ lụa mới trở thành ưu tiên trong chính sách ngoại giao của Trung Quốc, hàm chứa những tham vọng về kinh tế và sự mở rộng tầm ảnh hưởng của quốc gia Đông Á này.

Con đường Tơ lụa mới mang tên "Vành đai và Con đường" của Trung Quốc. Nguồn: Reuters

Cái bắt tay 2,5 tỷ USD Italy – Trung QuốcTrong khi Mỹ đang "đau đầu" trong cuộc chiến thương mại với Trung Quốc, các nhà lãnh đạo châu Âu “say sưa” họp bàn các biện pháp yêu cầu Trung Quốc chấm dứt các hoạt động thương mại bất bình đẳng thì Italy quyết định rẽ sang một con đường khác – tham gia Con đường Tơ lụa mới của Trung Quốc.Ngày 23/3, chính phủ Italy đã chính thức ký kết với các đối tác Trung Quốc một loạt các bản ghi nhớ và hợp đồng. Cụ thể, tổng cộng 29 hợp đồng và nghị định thư đã được Italy ký kết với Trung Quốc, trong đó 2/3 văn bản là liên quan đến các hợp tác thể chế. Theo chính phủ Italy, các văn bản ký kết này có giá trị 2,5 tỷ euro và có thể nâng lên tới 20 tỷ euro do trong số này nhiều văn bản được ký dưới dạng nghị định thư không có giá trị ràng buộc.Động thái này được coi như sự dịch chuyển địa chính trị từ Tây sang Đông mang tính bước ngoặt của Italy khi quốc gia này vừa trở thành nước đầu tiên của nhóm các nền kinh tế G7 chính thức ký kết sáng kiến cơ sở hạ tầng toàn cầu " Vành đai - Con đường" của Bắc Kinh - một dự án đầu tư cơ sở hạ tầng khổng lồ giúp hàng hóa Trung Quốc lưu thông khắp 3 châu lục Á, Phi, Âu.Thỏa thuận này sẽ "xây dựng mối quan hệ tốt đẹp hơn" giữa Italy và Trung Quốc, Thủ tướng Italy Giuseppe Conte khẳng định.Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình gặp Thủ tướng Italy Giuseppe Conte trong chuyến thăm Italy ngày 23/3. Ảnh: Francesco Fotia/REX/ShutterstockTrong bối cảnh Italy đang nhận phải nhiều sự chỉ trích cũng như những cảnh báo từ Mỹ và phương Tây, Thứ trưởng Phát triển Kinh tế Italy Michele Geraci cho rằng: "Đây không phải một sự tách biệt với châu Âu mà là một sự tiên phong của Italy. Khi bạn dẫn đầu, bạn cần chấp nhận phải đứng một mình trong một thời gian nhưng nó sẽ trôi qua rất nhanh”Hơn 2.500 năm trước, Con đường Tơ lụa đúng như cái tên của nó, đem tới châu Âu món hàng quý hơn cả bạc vàng và đem về sự thịnh vượng cho vương triều nhà Hán. Hơn 2.500 năm sau, huyền thoại Con đường Tơ lụa hồi sinh ở Italy với kỳ vọng về sự hưng thịnh một thời như những gì nhà thám hiểm châu Á lừng danh Marco Polo thế kỷ 14 từng lôi cuốn phương Tây bằng hành trình về một phương Đông giàu có. Tuần trước, Thủ tướng Italy Giuseppe Conte nhận định rằng Trung Quốc đang "tạo được ảnh hưởng ngày càng lớn trong nền kinh tế thế giới" và cũng sẽ "gia tăng ảnh hưởng ở cấp độ chính trị".“Con ngựa thành Troy” của Trung Quốc?Một số chuyên gia Mỹ và EU đều lo ngại Italy đang tự biến mình thành "con ngựa thành Troy" để Trung Quốc mở rộng tầm ảnh hưởng về kinh tế và tương lai là chính trị và quân sự vào trung tâm châu Âu.Việc Italy gia nhập sáng kiến Vành đai Con đường của Trung Quốc mang nhiều ý nghĩa. Nó không chỉ cho thấy một Trung Quốc mạnh mẽ đang "khoét" một vết rạn trong liên minh kinh tế từng chi phối toàn cầu mà còn là một tuyên bố hùng hồn với chính quyền Tổng thống Trump, vốn luôn chỉ trích Sáng kiến Vành đai và Con đường của Bắc Kinh.Với Italy, thỏa thuận với Trung Quốc sẽ khiến nước này nhận được những khoản đầu tư cơ sở hạ tầng lớn hơn từ Bắc Kinh, đặc biệt tại các cảng biển như Trieste. Các quan chức ở đây đều hy vọng về những khoản đầu tư hạ tầng hàng trăm triệu euro từ Trung Quốc.Với Trung Quốc, đặt chân lên một trong những cảng biển lịch sử của châu Âu sẽ giúp nước này có các điều kiện hải quan thuận lợi, có một tuyến đường thương mại nhanh hơn để tiến vào trung tâm châu Âu và tiếp cận được với các tuyến đường sắt có thể vận chuyển hàng hóa tới khắp châu lục này.Hàng thế kỷ trước, thành phố cảng biển của thế giới Trieste của Italy nằm bên bờ Adriatic đóng vai trò như một điểm then chốt về mặt địa lý giữa các đế chế. Gần 70 năm sau, vị trí địa chính trị của cảng biển lừng danh một thời trở nên lu mờ và dần chìm vào quên lãng. Tuy nhiên, trước tình hình một Trung Quốc dần gia tăng ảnh hưởng ở châu Âu, Trieste dường như đang "sẵn sàng" để trở lại “đường đua” nhằm lấy lại vị thế trung tâm năm nào. Nhiều năm sau Thế chiến thứ 2, Mỹ nắm quyền kiểm soát tại Trieste và Washington hiểu rõ rằng sự thất bại trong việc ngăn cản Italy tham gia Sáng kiến Vành đai và Con đường sẽ gây ra mối đe dọa về kinh tế và tiềm tàng những nguy cơ về quân sự.Thực tế là mối quan hệ "nồng ấm" khi Italy "trải thảm đỏ" tiếp đón Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình vượt ra ngoài ý nghĩa về mặt kinh tế. Trong khi EU đang có lập trường cứng rắn hơn với Trung Quốc, sự xuất hiện của ông Tập ở Italy được đánh giá là "đúng thời điểm" về mặt chính trị giữa làn sóng phản đối Trung Quốc đang lan ra khắp châu Âu. Ngày 12/3, lần đầu tiên Ủy ban châu Âu gọi Trung Quốc là "đối thủ cạnh tranh kinh tế mang tính hệ thống" và Berlin cùng với Paris đều nhất trí về một lập trường cứng rắn hơn với Bắc Kinh.Trong bối cảnh như vậy, sự ủng hộ chính thức từ Italy - nền kinh tế lớn thứ 3 của EU có thể đóng vai trò như một sự kiềm chế làn sóng phản đối Trung Quốc ở một số nước châu Âu. Đảm bảo sự ủng hộ hay ít nhất là sự trung lập từ châu Âu là điều quan trọng với Bắc Kinh khi mà cuộc chiến thương mại Mỹ - Trung đang dần "ngã ngũ"."Đúng là về mặt chính trị, Italy có thể chính là "con ngựa thành Troy" của Trung Quốc bởi các khoản đầu tư của Bắc Kinh sẽ thúc đẩy Rome làm dịu đi lập trường cứng rắn của các nước EU với Trung Quốc", Jean-François Dufour - người đứng đầu một công ty tham vấn và phân tích DCA Chine-Analyse ở Paris nhận định.Trong khi các thành viên khác của EU, trong đó có Pháp và Đức đều thể hiện sự thận trọng về thỏa thuận với Trung Quốc thì những người ủng hộ sáng kiến của Bắc Kinh ở Italy đều nhận định rằng không có gì phải lo lắng và những lời chỉ trích quyết định này của Italy là từ các bên đang lo ngại Trieste cũng như các cảng biển khác của Italy như Genoa và Palermo sẽ cản trở việc kinh doanh của họ. Những người này cũng không muốn so sánh cảng biển này với bài học từ cảng biển Piraeus của Hy Lạp và "bẫy nợ" của Trung Quốc.Lời cảnh báo muộn màng của MỹTheo các quan chức Italy, vài tháng trước khi thỏa thuận chính thức được ký kết, Phó Thủ tướng Italy Di Maio đã nhiều lần tới thăm Trung Quốc và gần như đạt được một thỏa thuận hồi tháng 11/2018. Những quan chức này cũng cho biết, trong suốt thời gian đó, họ không thấy dấu hiệu gì từ phía Mỹ và khi mà phát ngôn viên của Cố vấn An ninh Quốc gia Nhà Trắng John Bolton công khai phản đối thỏa thuận vào đầu tháng 3/2019 thì mọi việc đã quá trễ.Một quan chức cấp cao trong chính phủ nhận định, lẽ ra Mỹ nên có phản ứng sớm hơn nếu nước này hiểu việc Italy chính thức tham gia Con đường Tơ lụa mới của Trung Quốc sẽ gây ra mối đe dọa chiến lược như thế nào.Tuy nhiên, quan chức này cũng giải thích thêm sự lộn xộn trong chính trường Italy và thực tế rằng các chuyến thăm của Bắc Kinh tới EU vốn không phải điều gì bất thường khi mà 16 nước ở trung và đông Âu, trong đó 11 nước là thành viên EU đều có mối quan hệ thương mại với Trung Quốc là nguyên do khiến Mỹ khó có thể đoán biết được tính toán của Italy.Tuần trước, Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo bày tỏ sự không hài lòng trước những tiến triển trong quan hệ Italy - Trung Quốc. Ngày 28/3, Phó Thủ tướng Italy Luigi Di Maio đã gặp Cố vấn An ninh Quốc gia Mỹ John Bolton tại Nhà Trắng. Ông Di Maio khẳng định rằng thỏa thuận với Trung Quốc hoàn toàn về các vấn đề thương mại và Italy vẫn kiên quyết "đi theo quỹ đạo chính trị của Mỹ".Nguồn: boaoforum.orgTrong khi đó, các quan chức Mỹ bình luận có một sự khác biệt lớn giữa các thỏa thuận thương mại song phương với Trung Quốc - điều mà mỗi quốc gia, gồm cả Mỹ đều có quyền theo đuổi, đồng thời cho biết việc ký kết dự án Con đường Tơ lụa mới sẽ khiến Trung Quốc có thêm động lực tuyên truyền để đạt được các lợi ích kinh tế qua các hoạt động kinh doanh thiếu công bằng.Thứ trưởng Phát triển Kinh tế Italy Geraci thì cho biết ông không thấy có điểm gì khác biệt. Ông Geraci khẳng định Pháp "đang làm chính xác những điều mà chúng tôi đang làm", đồng thời dẫn ra rằng Pháp và Đức còn kinh doanh với Trung Quốc nhiều hơn Italy. Ông Geraci cũng khẳng định Italy sẽ tránh được “bẫy nợ” của Trung Quốc cũng như đảm bảo các quy định cần thiết để ngăn các nhà đầu tư nước ngoài kiểm soát các cảng biển như những gì Trung Quốc từng làm với Piraeus của Hy Lạp."Khi một quân cờ domino đổ thì những quân khác sẽ đổ theo", Thứ trưởng Phát triển Kinh tế Geraci nói về quyết định của Italy về việc tham gia sáng kiến Vành đai và Con đường của Trung Quốc.Sự "xâm nhập" ngày càng sâu vào châu Âu của Trung Quốc khiến Mỹ lo ngại sâu sắc, đặc biệt khi EU tiến tới sử dụng mạng lưới không dây 5G được phát triển bởi tập đoàn viễn thông Huawei của Trung Quốc. Washington cảnh báo Bắc Kinh có thể sẽ sử dụng mạng lưới này để theo dõi các mạng lưới truyền thông. Tuần trước, Anh đã công bố một bản bảo cáo đánh giá về các điểm yếu an ninh của Huawei nhưng các nước châu Âu khác có vẻ không mấy lo lắng.Tháng 3/2019, Thị trưởng thành phố Trieste Roberto Dipiazza khẳng định bất kể Mỹ chỉ trích như thế nào, "nếu Trung Quốc đến, đó sẽ là một cơ hội tuyệt vời cho sự phát triển, không chỉ cho thành phố của tôi mà còn đất nước của tôi - một phần quan trọng của châu Âu".Châu Âu – Trung Quốc: Đối thủ và đối tácTrong khi Chủ tịch Tập Cận Bình thăm Italy, Tổng thống Pháp Macron đã thể hiện sự mạnh mẽ trong việc chống lại các hoạt động kinh doanh bất bình đẳng của Trung Quốc bằng cách cho thấy hình ảnh về một châu Âu thống nhất trước nước này. Tổng thống Pháp đã mời Thủ tướng Đức Angela Merkel và Chủ tịch Ủy ban châu Âu Jean-Claude Juncker cùng ông tham dự cuộc gặp với ông Tập tại Paris ngày 26/3.Tổng thống Macron khẳng định "thời kỳ một châu Âu ngây thơ" với Trung Quốc đã chấm dứt, đồng thời tăng cường các quy định nhằm bảo vệ các ngành kinh tế chiến lược. Pháp cũng yêu cầu sự minh bạch và công bằng từ phía Trung Quốc, đồng thời thuyết phục Thủ tướng Conte rằng Italy đang phạm sai lầm nghiêm trọng khi tham gia vào dự án Vành đai và Con đường của Trung Quốc.Có điều, EU một mặt luôn coi Trung Quốc là một đối thủ nhưng cũng đồng thời nhận định nước này là một đối tác thương mại quan trọng. Đó là lý do mà Thủ tướng Đức - đất nước là đối tác thương mại lớn nhất của Trung Quốc ở châu Âu dường như tỏ ra khá cởi mở với triển vọng châu Âu sẽ hợp tác nhiều hơn với Trung Quốc nếu Bắc Kinh có các hoạt động thương mại bình đẳng hơn."Chúng tôi, những nước EU đều muốn đóng vai trò tích cực" trong dự án Con đường Tơ lụa mới, bà Merkel nhận định sau cuộc hội đàm ngày 26/3.Pháp cũng đang nỗ lực mở rộng thị trường ở Trung Quốc khi thông báo nước này sẽ bán cho Bắc Kinh 300 máy bay mới.Khi Đại sứ Mỹ tại Đức Richard Grenell đe dọa Mỹ sẽ hạn chế chia sẻ thông tin tình báo với Đức nếu nước này sử dụng mạng lưới 5G của Huawei, Thủ tướng Đức đã đáp trả rằng: "Chúng tôi sẽ tự quyết định các tiêu chuẩn của mình".Dường như cuộc gặp của các nhà lãnh đạo châu Âu với ông Tập - người luôn nói rằng "một châu Âu thống nhất và thịnh vượng sẽ đáp ứng tầm nhìn của chúng ta về một thế giới đa cực" - có vẻ là một cú "quay lưng" với Mỹ."Trật tự thế giới đang thay đổi", Tổng thống Pháp Macron khẳng định ngày 26/3, đồng thời ám chỉ rằng việc Tổng thống Trump rút khỏi các thỏa thuận đa phương đang đẩy Pháp và Trung Quốc đến gần nhau hơn.EU thận trọng với một Trung Quốc “đối thủ” nhưng cũng đồng thời cởi mở với một Trung Quốc “đối tác” bởi không thể phủ nhận rằng dù có nhiều khác biệt nhưng EU vẫn phải hợp tác với Trung Quốc khi mà nước này là đối tác thương mại quan trọng hàng đầu của châu Âu và là quốc gia có cùng tiếng nói với châu Âu về chủ nghĩa đa phương và hợp tác thương mại toàn cầu./. Theo Kiều Anh/VOV.VN

Cái bắt tay 2,5 tỷ USD Italy – Trung QuốcTrong khi Mỹ đang "đau đầu" trong cuộc chiến thương mại với Trung Quốc, các nhà lãnh đạo châu Âu “say sưa” họp bàn các biện pháp yêu cầu Trung Quốc chấm dứt các hoạt động thương mại bất bình đẳng thì Italy quyết định rẽ sang một con đường khác – tham gia Con đường Tơ lụa mới của Trung Quốc.Ngày 23/3, chính phủ Italy đã chính thức ký kết với các đối tác Trung Quốc một loạt các bản ghi nhớ và hợp đồng. Cụ thể, tổng cộng 29 hợp đồng và nghị định thư đã được Italy ký kết với Trung Quốc, trong đó 2/3 văn bản là liên quan đến các hợp tác thể chế. Theo chính phủ Italy, các văn bản ký kết này có giá trị 2,5 tỷ euro và có thể nâng lên tới 20 tỷ euro do trong số này nhiều văn bản được ký dưới dạng nghị định thư không có giá trị ràng buộc.Động thái này được coi như sự dịch chuyển địa chính trị từ Tây sang Đông mang tính bước ngoặt của Italy khi quốc gia này vừa trở thành nước đầu tiên của nhóm các nền kinh tế G7 chính thức ký kết sáng kiến cơ sở hạ tầng toàn cầu " Vành đai - Con đường" của Bắc Kinh - một dự án đầu tư cơ sở hạ tầng khổng lồ giúp hàng hóa Trung Quốc lưu thông khắp 3 châu lục Á, Phi, Âu.Thỏa thuận này sẽ "xây dựng mối quan hệ tốt đẹp hơn" giữa Italy và Trung Quốc, Thủ tướng Italy Giuseppe Conte khẳng định.Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình gặp Thủ tướng Italy Giuseppe Conte trong chuyến thăm Italy ngày 23/3. Ảnh: Francesco Fotia/REX/ShutterstockTrong bối cảnh Italy đang nhận phải nhiều sự chỉ trích cũng như những cảnh báo từ Mỹ và phương Tây, Thứ trưởng Phát triển Kinh tế Italy Michele Geraci cho rằng: "Đây không phải một sự tách biệt với châu Âu mà là một sự tiên phong của Italy. Khi bạn dẫn đầu, bạn cần chấp nhận phải đứng một mình trong một thời gian nhưng nó sẽ trôi qua rất nhanh”Hơn 2.500 năm trước, Con đường Tơ lụa đúng như cái tên của nó, đem tới châu Âu món hàng quý hơn cả bạc vàng và đem về sự thịnh vượng cho vương triều nhà Hán. Hơn 2.500 năm sau, huyền thoại Con đường Tơ lụa hồi sinh ở Italy với kỳ vọng về sự hưng thịnh một thời như những gì nhà thám hiểm châu Á lừng danh Marco Polo thế kỷ 14 từng lôi cuốn phương Tây bằng hành trình về một phương Đông giàu có. Tuần trước, Thủ tướng Italy Giuseppe Conte nhận định rằng Trung Quốc đang "tạo được ảnh hưởng ngày càng lớn trong nền kinh tế thế giới" và cũng sẽ "gia tăng ảnh hưởng ở cấp độ chính trị".“Con ngựa thành Troy” của Trung Quốc?Một số chuyên gia Mỹ và EU đều lo ngại Italy đang tự biến mình thành "con ngựa thành Troy" để Trung Quốc mở rộng tầm ảnh hưởng về kinh tế và tương lai là chính trị và quân sự vào trung tâm châu Âu.Việc Italy gia nhập sáng kiến Vành đai Con đường của Trung Quốc mang nhiều ý nghĩa. Nó không chỉ cho thấy một Trung Quốc mạnh mẽ đang "khoét" một vết rạn trong liên minh kinh tế từng chi phối toàn cầu mà còn là một tuyên bố hùng hồn với chính quyền Tổng thống Trump, vốn luôn chỉ trích Sáng kiến Vành đai và Con đường của Bắc Kinh.Với Italy, thỏa thuận với Trung Quốc sẽ khiến nước này nhận được những khoản đầu tư cơ sở hạ tầng lớn hơn từ Bắc Kinh, đặc biệt tại các cảng biển như Trieste. Các quan chức ở đây đều hy vọng về những khoản đầu tư hạ tầng hàng trăm triệu euro từ Trung Quốc.Với Trung Quốc, đặt chân lên một trong những cảng biển lịch sử của châu Âu sẽ giúp nước này có các điều kiện hải quan thuận lợi, có một tuyến đường thương mại nhanh hơn để tiến vào trung tâm châu Âu và tiếp cận được với các tuyến đường sắt có thể vận chuyển hàng hóa tới khắp châu lục này.Hàng thế kỷ trước, thành phố cảng biển của thế giới Trieste của Italy nằm bên bờ Adriatic đóng vai trò như một điểm then chốt về mặt địa lý giữa các đế chế. Gần 70 năm sau, vị trí địa chính trị của cảng biển lừng danh một thời trở nên lu mờ và dần chìm vào quên lãng. Tuy nhiên, trước tình hình một Trung Quốc dần gia tăng ảnh hưởng ở châu Âu, Trieste dường như đang "sẵn sàng" để trở lại “đường đua” nhằm lấy lại vị thế trung tâm năm nào. Nhiều năm sau Thế chiến thứ 2, Mỹ nắm quyền kiểm soát tại Trieste và Washington hiểu rõ rằng sự thất bại trong việc ngăn cản Italy tham gia Sáng kiến Vành đai và Con đường sẽ gây ra mối đe dọa về kinh tế và tiềm tàng những nguy cơ về quân sự.Thực tế là mối quan hệ "nồng ấm" khi Italy "trải thảm đỏ" tiếp đón Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình vượt ra ngoài ý nghĩa về mặt kinh tế. Trong khi EU đang có lập trường cứng rắn hơn với Trung Quốc, sự xuất hiện của ông Tập ở Italy được đánh giá là "đúng thời điểm" về mặt chính trị giữa làn sóng phản đối Trung Quốc đang lan ra khắp châu Âu. Ngày 12/3, lần đầu tiên Ủy ban châu Âu gọi Trung Quốc là "đối thủ cạnh tranh kinh tế mang tính hệ thống" và Berlin cùng với Paris đều nhất trí về một lập trường cứng rắn hơn với Bắc Kinh.Trong bối cảnh như vậy, sự ủng hộ chính thức từ Italy - nền kinh tế lớn thứ 3 của EU có thể đóng vai trò như một sự kiềm chế làn sóng phản đối Trung Quốc ở một số nước châu Âu. Đảm bảo sự ủng hộ hay ít nhất là sự trung lập từ châu Âu là điều quan trọng với Bắc Kinh khi mà cuộc chiến thương mại Mỹ - Trung đang dần "ngã ngũ"."Đúng là về mặt chính trị, Italy có thể chính là "con ngựa thành Troy" của Trung Quốc bởi các khoản đầu tư của Bắc Kinh sẽ thúc đẩy Rome làm dịu đi lập trường cứng rắn của các nước EU với Trung Quốc", Jean-François Dufour - người đứng đầu một công ty tham vấn và phân tích DCA Chine-Analyse ở Paris nhận định.Trong khi các thành viên khác của EU, trong đó có Pháp và Đức đều thể hiện sự thận trọng về thỏa thuận với Trung Quốc thì những người ủng hộ sáng kiến của Bắc Kinh ở Italy đều nhận định rằng không có gì phải lo lắng và những lời chỉ trích quyết định này của Italy là từ các bên đang lo ngại Trieste cũng như các cảng biển khác của Italy như Genoa và Palermo sẽ cản trở việc kinh doanh của họ. Những người này cũng không muốn so sánh cảng biển này với bài học từ cảng biển Piraeus của Hy Lạp và "bẫy nợ" của Trung Quốc.Lời cảnh báo muộn màng của MỹTheo các quan chức Italy, vài tháng trước khi thỏa thuận chính thức được ký kết, Phó Thủ tướng Italy Di Maio đã nhiều lần tới thăm Trung Quốc và gần như đạt được một thỏa thuận hồi tháng 11/2018. Những quan chức này cũng cho biết, trong suốt thời gian đó, họ không thấy dấu hiệu gì từ phía Mỹ và khi mà phát ngôn viên của Cố vấn An ninh Quốc gia Nhà Trắng John Bolton công khai phản đối thỏa thuận vào đầu tháng 3/2019 thì mọi việc đã quá trễ.Một quan chức cấp cao trong chính phủ nhận định, lẽ ra Mỹ nên có phản ứng sớm hơn nếu nước này hiểu việc Italy chính thức tham gia Con đường Tơ lụa mới của Trung Quốc sẽ gây ra mối đe dọa chiến lược như thế nào.Tuy nhiên, quan chức này cũng giải thích thêm sự lộn xộn trong chính trường Italy và thực tế rằng các chuyến thăm của Bắc Kinh tới EU vốn không phải điều gì bất thường khi mà 16 nước ở trung và đông Âu, trong đó 11 nước là thành viên EU đều có mối quan hệ thương mại với Trung Quốc là nguyên do khiến Mỹ khó có thể đoán biết được tính toán của Italy.Tuần trước, Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo bày tỏ sự không hài lòng trước những tiến triển trong quan hệ Italy - Trung Quốc. Ngày 28/3, Phó Thủ tướng Italy Luigi Di Maio đã gặp Cố vấn An ninh Quốc gia Mỹ John Bolton tại Nhà Trắng. Ông Di Maio khẳng định rằng thỏa thuận với Trung Quốc hoàn toàn về các vấn đề thương mại và Italy vẫn kiên quyết "đi theo quỹ đạo chính trị của Mỹ".Nguồn: boaoforum.orgTrong khi đó, các quan chức Mỹ bình luận có một sự khác biệt lớn giữa các thỏa thuận thương mại song phương với Trung Quốc - điều mà mỗi quốc gia, gồm cả Mỹ đều có quyền theo đuổi, đồng thời cho biết việc ký kết dự án Con đường Tơ lụa mới sẽ khiến Trung Quốc có thêm động lực tuyên truyền để đạt được các lợi ích kinh tế qua các hoạt động kinh doanh thiếu công bằng.Thứ trưởng Phát triển Kinh tế Italy Geraci thì cho biết ông không thấy có điểm gì khác biệt. Ông Geraci khẳng định Pháp "đang làm chính xác những điều mà chúng tôi đang làm", đồng thời dẫn ra rằng Pháp và Đức còn kinh doanh với Trung Quốc nhiều hơn Italy. Ông Geraci cũng khẳng định Italy sẽ tránh được “bẫy nợ” của Trung Quốc cũng như đảm bảo các quy định cần thiết để ngăn các nhà đầu tư nước ngoài kiểm soát các cảng biển như những gì Trung Quốc từng làm với Piraeus của Hy Lạp."Khi một quân cờ domino đổ thì những quân khác sẽ đổ theo", Thứ trưởng Phát triển Kinh tế Geraci nói về quyết định của Italy về việc tham gia sáng kiến Vành đai và Con đường của Trung Quốc.Sự "xâm nhập" ngày càng sâu vào châu Âu của Trung Quốc khiến Mỹ lo ngại sâu sắc, đặc biệt khi EU tiến tới sử dụng mạng lưới không dây 5G được phát triển bởi tập đoàn viễn thông Huawei của Trung Quốc. Washington cảnh báo Bắc Kinh có thể sẽ sử dụng mạng lưới này để theo dõi các mạng lưới truyền thông. Tuần trước, Anh đã công bố một bản bảo cáo đánh giá về các điểm yếu an ninh của Huawei nhưng các nước châu Âu khác có vẻ không mấy lo lắng.Tháng 3/2019, Thị trưởng thành phố Trieste Roberto Dipiazza khẳng định bất kể Mỹ chỉ trích như thế nào, "nếu Trung Quốc đến, đó sẽ là một cơ hội tuyệt vời cho sự phát triển, không chỉ cho thành phố của tôi mà còn đất nước của tôi - một phần quan trọng của châu Âu".Châu Âu – Trung Quốc: Đối thủ và đối tácTrong khi Chủ tịch Tập Cận Bình thăm Italy, Tổng thống Pháp Macron đã thể hiện sự mạnh mẽ trong việc chống lại các hoạt động kinh doanh bất bình đẳng của Trung Quốc bằng cách cho thấy hình ảnh về một châu Âu thống nhất trước nước này. Tổng thống Pháp đã mời Thủ tướng Đức Angela Merkel và Chủ tịch Ủy ban châu Âu Jean-Claude Juncker cùng ông tham dự cuộc gặp với ông Tập tại Paris ngày 26/3.Tổng thống Macron khẳng định "thời kỳ một châu Âu ngây thơ" với Trung Quốc đã chấm dứt, đồng thời tăng cường các quy định nhằm bảo vệ các ngành kinh tế chiến lược. Pháp cũng yêu cầu sự minh bạch và công bằng từ phía Trung Quốc, đồng thời thuyết phục Thủ tướng Conte rằng Italy đang phạm sai lầm nghiêm trọng khi tham gia vào dự án Vành đai và Con đường của Trung Quốc.Có điều, EU một mặt luôn coi Trung Quốc là một đối thủ nhưng cũng đồng thời nhận định nước này là một đối tác thương mại quan trọng. Đó là lý do mà Thủ tướng Đức - đất nước là đối tác thương mại lớn nhất của Trung Quốc ở châu Âu dường như tỏ ra khá cởi mở với triển vọng châu Âu sẽ hợp tác nhiều hơn với Trung Quốc nếu Bắc Kinh có các hoạt động thương mại bình đẳng hơn."Chúng tôi, những nước EU đều muốn đóng vai trò tích cực" trong dự án Con đường Tơ lụa mới, bà Merkel nhận định sau cuộc hội đàm ngày 26/3.Pháp cũng đang nỗ lực mở rộng thị trường ở Trung Quốc khi thông báo nước này sẽ bán cho Bắc Kinh 300 máy bay mới.Khi Đại sứ Mỹ tại Đức Richard Grenell đe dọa Mỹ sẽ hạn chế chia sẻ thông tin tình báo với Đức nếu nước này sử dụng mạng lưới 5G của Huawei, Thủ tướng Đức đã đáp trả rằng: "Chúng tôi sẽ tự quyết định các tiêu chuẩn của mình".Dường như cuộc gặp của các nhà lãnh đạo châu Âu với ông Tập - người luôn nói rằng "một châu Âu thống nhất và thịnh vượng sẽ đáp ứng tầm nhìn của chúng ta về một thế giới đa cực" - có vẻ là một cú "quay lưng" với Mỹ."Trật tự thế giới đang thay đổi", Tổng thống Pháp Macron khẳng định ngày 26/3, đồng thời ám chỉ rằng việc Tổng thống Trump rút khỏi các thỏa thuận đa phương đang đẩy Pháp và Trung Quốc đến gần nhau hơn.EU thận trọng với một Trung Quốc “đối thủ” nhưng cũng đồng thời cởi mở với một Trung Quốc “đối tác” bởi không thể phủ nhận rằng dù có nhiều khác biệt nhưng EU vẫn phải hợp tác với Trung Quốc khi mà nước này là đối tác thương mại quan trọng hàng đầu của châu Âu và là quốc gia có cùng tiếng nói với châu Âu về chủ nghĩa đa phương và hợp tác thương mại toàn cầu./. Theo Kiều Anh/VOV.VN

Cái bắt tay 2,5 tỷ USD Italy – Trung QuốcTrong khi Mỹ đang "đau đầu" trong cuộc chiến thương mại với Trung Quốc, các nhà lãnh đạo châu Âu “say sưa” họp bàn các biện pháp yêu cầu Trung Quốc chấm dứt các hoạt động thương mại bất bình đẳng thì Italy quyết định rẽ sang một con đường khác – tham gia Con đường Tơ lụa mới của Trung Quốc.Ngày 23/3, chính phủ Italy đã chính thức ký kết với các đối tác Trung Quốc một loạt các bản ghi nhớ và hợp đồng. Cụ thể, tổng cộng 29 hợp đồng và nghị định thư đã được Italy ký kết với Trung Quốc, trong đó 2/3 văn bản là liên quan đến các hợp tác thể chế. Theo chính phủ Italy, các văn bản ký kết này có giá trị 2,5 tỷ euro và có thể nâng lên tới 20 tỷ euro do trong số này nhiều văn bản được ký dưới dạng nghị định thư không có giá trị ràng buộc.Động thái này được coi như sự dịch chuyển địa chính trị từ Tây sang Đông mang tính bước ngoặt của Italy khi quốc gia này vừa trở thành nước đầu tiên của nhóm các nền kinh tế G7 chính thức ký kết sáng kiến cơ sở hạ tầng toàn cầu " Vành đai - Con đường" của Bắc Kinh - một dự án đầu tư cơ sở hạ tầng khổng lồ giúp hàng hóa Trung Quốc lưu thông khắp 3 châu lục Á, Phi, Âu.Thỏa thuận này sẽ "xây dựng mối quan hệ tốt đẹp hơn" giữa Italy và Trung Quốc, Thủ tướng Italy Giuseppe Conte khẳng định.Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình gặp Thủ tướng Italy Giuseppe Conte trong chuyến thăm Italy ngày 23/3. Ảnh: Francesco Fotia/REX/ShutterstockTrong bối cảnh Italy đang nhận phải nhiều sự chỉ trích cũng như những cảnh báo từ Mỹ và phương Tây, Thứ trưởng Phát triển Kinh tế Italy Michele Geraci cho rằng: "Đây không phải một sự tách biệt với châu Âu mà là một sự tiên phong của Italy. Khi bạn dẫn đầu, bạn cần chấp nhận phải đứng một mình trong một thời gian nhưng nó sẽ trôi qua rất nhanh”Hơn 2.500 năm trước, Con đường Tơ lụa đúng như cái tên của nó, đem tới châu Âu món hàng quý hơn cả bạc vàng và đem về sự thịnh vượng cho vương triều nhà Hán. Hơn 2.500 năm sau, huyền thoại Con đường Tơ lụa hồi sinh ở Italy với kỳ vọng về sự hưng thịnh một thời như những gì nhà thám hiểm châu Á lừng danh Marco Polo thế kỷ 14 từng lôi cuốn phương Tây bằng hành trình về một phương Đông giàu có. Tuần trước, Thủ tướng Italy Giuseppe Conte nhận định rằng Trung Quốc đang "tạo được ảnh hưởng ngày càng lớn trong nền kinh tế thế giới" và cũng sẽ "gia tăng ảnh hưởng ở cấp độ chính trị".“Con ngựa thành Troy” của Trung Quốc?Một số chuyên gia Mỹ và EU đều lo ngại Italy đang tự biến mình thành "con ngựa thành Troy" để Trung Quốc mở rộng tầm ảnh hưởng về kinh tế và tương lai là chính trị và quân sự vào trung tâm châu Âu.Việc Italy gia nhập sáng kiến Vành đai Con đường của Trung Quốc mang nhiều ý nghĩa. Nó không chỉ cho thấy một Trung Quốc mạnh mẽ đang "khoét" một vết rạn trong liên minh kinh tế từng chi phối toàn cầu mà còn là một tuyên bố hùng hồn với chính quyền Tổng thống Trump, vốn luôn chỉ trích Sáng kiến Vành đai và Con đường của Bắc Kinh.Với Italy, thỏa thuận với Trung Quốc sẽ khiến nước này nhận được những khoản đầu tư cơ sở hạ tầng lớn hơn từ Bắc Kinh, đặc biệt tại các cảng biển như Trieste. Các quan chức ở đây đều hy vọng về những khoản đầu tư hạ tầng hàng trăm triệu euro từ Trung Quốc.Với Trung Quốc, đặt chân lên một trong những cảng biển lịch sử của châu Âu sẽ giúp nước này có các điều kiện hải quan thuận lợi, có một tuyến đường thương mại nhanh hơn để tiến vào trung tâm châu Âu và tiếp cận được với các tuyến đường sắt có thể vận chuyển hàng hóa tới khắp châu lục này.Hàng thế kỷ trước, thành phố cảng biển của thế giới Trieste của Italy nằm bên bờ Adriatic đóng vai trò như một điểm then chốt về mặt địa lý giữa các đế chế. Gần 70 năm sau, vị trí địa chính trị của cảng biển lừng danh một thời trở nên lu mờ và dần chìm vào quên lãng. Tuy nhiên, trước tình hình một Trung Quốc dần gia tăng ảnh hưởng ở châu Âu, Trieste dường như đang "sẵn sàng" để trở lại “đường đua” nhằm lấy lại vị thế trung tâm năm nào. Nhiều năm sau Thế chiến thứ 2, Mỹ nắm quyền kiểm soát tại Trieste và Washington hiểu rõ rằng sự thất bại trong việc ngăn cản Italy tham gia Sáng kiến Vành đai và Con đường sẽ gây ra mối đe dọa về kinh tế và tiềm tàng những nguy cơ về quân sự.Thực tế là mối quan hệ "nồng ấm" khi Italy "trải thảm đỏ" tiếp đón Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình vượt ra ngoài ý nghĩa về mặt kinh tế. Trong khi EU đang có lập trường cứng rắn hơn với Trung Quốc, sự xuất hiện của ông Tập ở Italy được đánh giá là "đúng thời điểm" về mặt chính trị giữa làn sóng phản đối Trung Quốc đang lan ra khắp châu Âu. Ngày 12/3, lần đầu tiên Ủy ban châu Âu gọi Trung Quốc là "đối thủ cạnh tranh kinh tế mang tính hệ thống" và Berlin cùng với Paris đều nhất trí về một lập trường cứng rắn hơn với Bắc Kinh.Trong bối cảnh như vậy, sự ủng hộ chính thức từ Italy - nền kinh tế lớn thứ 3 của EU có thể đóng vai trò như một sự kiềm chế làn sóng phản đối Trung Quốc ở một số nước châu Âu. Đảm bảo sự ủng hộ hay ít nhất là sự trung lập từ châu Âu là điều quan trọng với Bắc Kinh khi mà cuộc chiến thương mại Mỹ - Trung đang dần "ngã ngũ"."Đúng là về mặt chính trị, Italy có thể chính là "con ngựa thành Troy" của Trung Quốc bởi các khoản đầu tư của Bắc Kinh sẽ thúc đẩy Rome làm dịu đi lập trường cứng rắn của các nước EU với Trung Quốc", Jean-François Dufour - người đứng đầu một công ty tham vấn và phân tích DCA Chine-Analyse ở Paris nhận định.Trong khi các thành viên khác của EU, trong đó có Pháp và Đức đều thể hiện sự thận trọng về thỏa thuận với Trung Quốc thì những người ủng hộ sáng kiến của Bắc Kinh ở Italy đều nhận định rằng không có gì phải lo lắng và những lời chỉ trích quyết định này của Italy là từ các bên đang lo ngại Trieste cũng như các cảng biển khác của Italy như Genoa và Palermo sẽ cản trở việc kinh doanh của họ. Những người này cũng không muốn so sánh cảng biển này với bài học từ cảng biển Piraeus của Hy Lạp và "bẫy nợ" của Trung Quốc.Lời cảnh báo muộn màng của MỹTheo các quan chức Italy, vài tháng trước khi thỏa thuận chính thức được ký kết, Phó Thủ tướng Italy Di Maio đã nhiều lần tới thăm Trung Quốc và gần như đạt được một thỏa thuận hồi tháng 11/2018. Những quan chức này cũng cho biết, trong suốt thời gian đó, họ không thấy dấu hiệu gì từ phía Mỹ và khi mà phát ngôn viên của Cố vấn An ninh Quốc gia Nhà Trắng John Bolton công khai phản đối thỏa thuận vào đầu tháng 3/2019 thì mọi việc đã quá trễ.Một quan chức cấp cao trong chính phủ nhận định, lẽ ra Mỹ nên có phản ứng sớm hơn nếu nước này hiểu việc Italy chính thức tham gia Con đường Tơ lụa mới của Trung Quốc sẽ gây ra mối đe dọa chiến lược như thế nào.Tuy nhiên, quan chức này cũng giải thích thêm sự lộn xộn trong chính trường Italy và thực tế rằng các chuyến thăm của Bắc Kinh tới EU vốn không phải điều gì bất thường khi mà 16 nước ở trung và đông Âu, trong đó 11 nước là thành viên EU đều có mối quan hệ thương mại với Trung Quốc là nguyên do khiến Mỹ khó có thể đoán biết được tính toán của Italy.Tuần trước, Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo bày tỏ sự không hài lòng trước những tiến triển trong quan hệ Italy - Trung Quốc. Ngày 28/3, Phó Thủ tướng Italy Luigi Di Maio đã gặp Cố vấn An ninh Quốc gia Mỹ John Bolton tại Nhà Trắng. Ông Di Maio khẳng định rằng thỏa thuận với Trung Quốc hoàn toàn về các vấn đề thương mại và Italy vẫn kiên quyết "đi theo quỹ đạo chính trị của Mỹ".Nguồn: boaoforum.orgTrong khi đó, các quan chức Mỹ bình luận có một sự khác biệt lớn giữa các thỏa thuận thương mại song phương với Trung Quốc - điều mà mỗi quốc gia, gồm cả Mỹ đều có quyền theo đuổi, đồng thời cho biết việc ký kết dự án Con đường Tơ lụa mới sẽ khiến Trung Quốc có thêm động lực tuyên truyền để đạt được các lợi ích kinh tế qua các hoạt động kinh doanh thiếu công bằng.Thứ trưởng Phát triển Kinh tế Italy Geraci thì cho biết ông không thấy có điểm gì khác biệt. Ông Geraci khẳng định Pháp "đang làm chính xác những điều mà chúng tôi đang làm", đồng thời dẫn ra rằng Pháp và Đức còn kinh doanh với Trung Quốc nhiều hơn Italy. Ông Geraci cũng khẳng định Italy sẽ tránh được “bẫy nợ” của Trung Quốc cũng như đảm bảo các quy định cần thiết để ngăn các nhà đầu tư nước ngoài kiểm soát các cảng biển như những gì Trung Quốc từng làm với Piraeus của Hy Lạp."Khi một quân cờ domino đổ thì những quân khác sẽ đổ theo", Thứ trưởng Phát triển Kinh tế Geraci nói về quyết định của Italy về việc tham gia sáng kiến Vành đai và Con đường của Trung Quốc.Sự "xâm nhập" ngày càng sâu vào châu Âu của Trung Quốc khiến Mỹ lo ngại sâu sắc, đặc biệt khi EU tiến tới sử dụng mạng lưới không dây 5G được phát triển bởi tập đoàn viễn thông Huawei của Trung Quốc. Washington cảnh báo Bắc Kinh có thể sẽ sử dụng mạng lưới này để theo dõi các mạng lưới truyền thông. Tuần trước, Anh đã công bố một bản bảo cáo đánh giá về các điểm yếu an ninh của Huawei nhưng các nước châu Âu khác có vẻ không mấy lo lắng.Tháng 3/2019, Thị trưởng thành phố Trieste Roberto Dipiazza khẳng định bất kể Mỹ chỉ trích như thế nào, "nếu Trung Quốc đến, đó sẽ là một cơ hội tuyệt vời cho sự phát triển, không chỉ cho thành phố của tôi mà còn đất nước của tôi - một phần quan trọng của châu Âu".Châu Âu – Trung Quốc: Đối thủ và đối tácTrong khi Chủ tịch Tập Cận Bình thăm Italy, Tổng thống Pháp Macron đã thể hiện sự mạnh mẽ trong việc chống lại các hoạt động kinh doanh bất bình đẳng của Trung Quốc bằng cách cho thấy hình ảnh về một châu Âu thống nhất trước nước này. Tổng thống Pháp đã mời Thủ tướng Đức Angela Merkel và Chủ tịch Ủy ban châu Âu Jean-Claude Juncker cùng ông tham dự cuộc gặp với ông Tập tại Paris ngày 26/3.Tổng thống Macron khẳng định "thời kỳ một châu Âu ngây thơ" với Trung Quốc đã chấm dứt, đồng thời tăng cường các quy định nhằm bảo vệ các ngành kinh tế chiến lược. Pháp cũng yêu cầu sự minh bạch và công bằng từ phía Trung Quốc, đồng thời thuyết phục Thủ tướng Conte rằng Italy đang phạm sai lầm nghiêm trọng khi tham gia vào dự án Vành đai và Con đường của Trung Quốc.Có điều, EU một mặt luôn coi Trung Quốc là một đối thủ nhưng cũng đồng thời nhận định nước này là một đối tác thương mại quan trọng. Đó là lý do mà Thủ tướng Đức - đất nước là đối tác thương mại lớn nhất của Trung Quốc ở châu Âu dường như tỏ ra khá cởi mở với triển vọng châu Âu sẽ hợp tác nhiều hơn với Trung Quốc nếu Bắc Kinh có các hoạt động thương mại bình đẳng hơn."Chúng tôi, những nước EU đều muốn đóng vai trò tích cực" trong dự án Con đường Tơ lụa mới, bà Merkel nhận định sau cuộc hội đàm ngày 26/3.Pháp cũng đang nỗ lực mở rộng thị trường ở Trung Quốc khi thông báo nước này sẽ bán cho Bắc Kinh 300 máy bay mới.Khi Đại sứ Mỹ tại Đức Richard Grenell đe dọa Mỹ sẽ hạn chế chia sẻ thông tin tình báo với Đức nếu nước này sử dụng mạng lưới 5G của Huawei, Thủ tướng Đức đã đáp trả rằng: "Chúng tôi sẽ tự quyết định các tiêu chuẩn của mình".Dường như cuộc gặp của các nhà lãnh đạo châu Âu với ông Tập - người luôn nói rằng "một châu Âu thống nhất và thịnh vượng sẽ đáp ứng tầm nhìn của chúng ta về một thế giới đa cực" - có vẻ là một cú "quay lưng" với Mỹ."Trật tự thế giới đang thay đổi", Tổng thống Pháp Macron khẳng định ngày 26/3, đồng thời ám chỉ rằng việc Tổng thống Trump rút khỏi các thỏa thuận đa phương đang đẩy Pháp và Trung Quốc đến gần nhau hơn.EU thận trọng với một Trung Quốc “đối thủ” nhưng cũng đồng thời cởi mở với một Trung Quốc “đối tác” bởi không thể phủ nhận rằng dù có nhiều khác biệt nhưng EU vẫn phải hợp tác với Trung Quốc khi mà nước này là đối tác thương mại quan trọng hàng đầu của châu Âu và là quốc gia có cùng tiếng nói với châu Âu về chủ nghĩa đa phương và hợp tác thương mại toàn cầu./. Theo Kiều Anh/VOV.VN

Ý kiến bình luận:

Ý kiến của bạn sẽ được xét duyệt khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.

Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!

Tin cùng chuyên mục

Mạng lưới buôn lậu vàng, rửa tiền quốc tế bị trừng phạt

Mạng lưới buôn lậu vàng, rửa tiền quốc tế bị trừng phạt

(Thanh tra) - Một mạng lưới buôn lậu vàng và rửa tiền quốc tế đã bị Chính phủ Mỹ và Vương quốc Anh trừng phạt. Các biện pháp bao gồm phong tỏa tài sản, tịch thu tài sản và cấm đi lại, nhằm vào doanh nhân người Anh gốc Kenya, Kamlesh Pattni, một tay buôn lậu vàng "khét tiếng".

Hoài Phương

12:46 11/12/2024

Tin mới nhất

Xem thêm