Ca khúc: Tự hào người làm báo Thanh tra

Theo dõi Báo Thanh tra trên

Tham nhũng cao, Zambia liên tiếp bị ngưng viện trợ

Thứ sáu, 21/09/2018 - 06:35

(Thanh tra)- Tổ chức Minh bạch Quốc tế Zambia (TIZ) cho biết, nước này vẫn tiếp tục ghi nhận các trường hợp tham nhũng ở cấp cao, dù các cơ quan Chính phủ Zambia đều đã thành lập các ủy ban liêm chính cho mình.

Hình ảnh đưa hối lộ giữa cảnh sát giao thông với tài xế xe bus công cộng tại Longacres, Thủ đô Lusaka. Ảnh: Lusaka Times

Giám đốc phụ trách Giám sát và Đánh giá của TIZ Tendai Nkhandu cho rằng, các cơ quan Chính phủ Zambia cần bảo đảm ủy ban liêm chính được hoạt động và góp phần làm giảm các vụ hối lộ cũng như những hình thức tham nhũng khác trong dịch vụ công.
 
Theo ông Nkhandu, chỉ số nhận thức tham nhũng của Zambia đang tiếp tục giảm. Quốc gia này cần phải nỗ lực nhiều hơn để chống tham nhũng. Nhiều cơ quan, tổ chức đã ghi nhận sự gia tăng các vụ việc tham nhũng từ 8,5% trong năm 2014 lên 10% trong năm 2017, ông Nkhandu nhấn mạnh.
 
Như vậy, mức độ tham nhũng đã tăng lên 1,5% trong 3 năm.
 
Trong tuần này, một báo cáo được đăng tải bởi bản tin Africa Confidential đã cáo buộc 4,7 triệu USD tiền viện trợ có thể đã bị đánh cắp, trong một vụ gian lận bắt đầu từ năm 2012.
 
Tổng thống Zambia Edgar Lungu đã có hành động mạnh mẽ là sa thải một bộ trưởng cấp cao của Chính phủ sau khi Anh ngừng viện trợ trong bối cảnh các cáo buộc tham nhũng nêu trên.
 
Ngoài Anh, các quốc gia khác bao gồm: Phần Lan, Thụy Điển, Ireland đồng loạt ngưng viện trợ cho Zambia trong thời gian chờ kết quả của cuộc điều tra tham nhũng sâu rộng.
 
Trước những thông tin cáo buộc, ngày 18/9 vừa qua, Bộ trưởng Thông tin và Truyền thông Zambia Dora Siliya lên tiếng tố cáo các bài báo thông tin sai và gây hiểu lầm. Bà cho rằng, chừng nào Lusaka (Thủ đô của Zambia) còn được quan tâm thì không quỹ viện trợ nào bị dừng cả, và báo cáo của Africa Confidential sai, chỉ là một nửa sự thật hay hoàn toàn không đúng sự thật.
 
Tuy nhiên, sớm ngày 19/9, bà Siliya đã lưu sự thay đổi chức vụ trong Chính phủ trên tài khoản cá nhân Twitter.
 
Zambia đứng thứ 96/180 quốc gia, với điểm số 37/100 (100 là ít tham nhũng nhất) theo đánh giá chỉ số CPI năm 2017 của Tổ chức Minh bạch Quốc tế (TI).
 
Tính tới thời điểm bị tạm dừng viện trợ, Zambia đã nhận từ Anh 47 triệu bảng trong năm 2018 - 2019.
 
Cuộc điều tra tham nhũng mở rộng nhằm vào trung tâm của Chính phủ Zambia và liên quan tới các khoản trợ cấp quốc tế đã được chuyển từ các phòng, ban quan trọng của ngành y tế, giáo dục và phát triển cộng đồng để chi trả cho các dự án quốc phòng, giúp tiết kiệm cho Zambia Airways và mua một máy bay phản lực cho Tổng thống.
 
Tổng thống Zambia Edgar Lungu cũng đã ký quyết định tăng quỹ cho các chương trình xã hội từ phục vụ cho 257.000 hộ gia đình lên 700.000 hộ. Tuy nhiên, báo cáo của Africa Confidential cho thấy, các khoản thanh toán bổ sung chưa bao giờ được thực hiện và đã bị chiếm đoạt. Các bộ trưởng của Zambia bị cáo buộc biết về sự gian lận nêu trên, nhưng không hề có hành động gì.
 
Ngoài ra, tại các kho thuốc được quản lý bởi Bộ Y tế được cho là đã bị thất thoát một số lượng lớn thuốc được trả bằng tiền viện trợ. Các quan chức bị cáo buộc có liên quan đến việc mua bán dược phẩm giả.
 
Báo cáo của Africa Confidential cũng cho rằng, các bộ trưởng Zambia đã tham ô các quỹ xã hội và quỹ hưu trí để chi cho những chuyến du lịch và nhiều khoản chi trái phép khác. Từ đó, dẫn đến sự chậm trễ trong chi trả lương hưu và tiền lương dịch vụ dân sự. Tuy nhiên, một bộ trưởng đã đổ lỗi cho Chính phủ không đủ nguồn thu để chi trả các khoản nói trên.
 
Việc gian lận được cho là đã xảy ra từ năm 2012, được dàn xếp bằng cách lạm dụng hệ thống thông tin quản lý tài chính vốn được đặt ra để quản lý ngân sách viện trợ nhằm cải thiện trách nhiệm và ngăn chặn việc thất thoát quỹ. Tháng 6 vừa qua, các kiểm toán viên đã thông báo cho Cơ quan Phát triển Quốc tế (DfID) về mối quan ngại của họ sau khi phát hiện các khoản thanh toán là có vấn đề khi được chuyển cho những công ty "ma". Sau cáo buộc về việc thất thoát 4,7 triệu USD, một cuộc điều tra chính thức được mở ra.
 
Anh sẽ tạm ngừng viện trợ để chờ kết quả điều tra, trong đó, các kiểm toán viên sẽ tiến hành phỏng vấn hơn 400 cá nhân.
 
Một phát ngôn viên của DfID cho biết: “Anh duy trì một cách tiếp cận không khoan nhượng với gian lận và tham nhũng. Trong khi các cuộc điều tra được tiến hành, chúng tôi thực hiện ủng hộ bằng cách đầu tư trực tiếp cho Chính phủ Zambia”.
 
Theo ông Robert Barrington, Giám đốc điều hành TI: “Khi bị nghi ngờ liên quan đến tham nhũng, rõ ràng không thể thực hiện việc kinh doanh như bình thường. Cắt giảm viện trợ hoàn toàn là một trong những lựa chọn... và Anh phải rất tự tin rằng có đủ bằng chứng để hành động như vậy. Bước tiếp theo là bảo đảm những người đánh cắp tiền bị bắt giữ để giải trình và tìm cách thức bắt đầu tái viện trợ làm sao để giảm thiểu các rủi ro tham nhũng".
 
Cũng theo ông Robert Barrington, hậu quả của tham nhũng tiền viện trợ là khiến người nghèo bị tổn thương 2 lần. "Một điều nữa chúng tôi không muốn thấy là các quỹ bị đánh cắp sẽ bị rửa qua London hoặc các vũng lãnh thổ thuộc Vương quốc Anh", Giám đốc điều hành TI nói. 

Hoài Phương

Ý kiến bình luận:

Ý kiến của bạn sẽ được xét duyệt khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.

Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!

Tin cùng chuyên mục

Mạng lưới buôn lậu vàng, rửa tiền quốc tế bị trừng phạt

Mạng lưới buôn lậu vàng, rửa tiền quốc tế bị trừng phạt

(Thanh tra) - Một mạng lưới buôn lậu vàng và rửa tiền quốc tế đã bị Chính phủ Mỹ và Vương quốc Anh trừng phạt. Các biện pháp bao gồm phong tỏa tài sản, tịch thu tài sản và cấm đi lại, nhằm vào doanh nhân người Anh gốc Kenya, Kamlesh Pattni, một tay buôn lậu vàng "khét tiếng".

Hoài Phương

12:46 11/12/2024

Tin mới nhất

Xem thêm