Ca khúc: Tự hào người làm báo Thanh tra

Theo dõi Báo Thanh tra trên

Slovenia điêu đứng trong bê bối rửa tiền với Iran

Thứ bảy, 07/10/2017 - 06:34

(Thanh tra)- Văn phòng Chống rửa tiền của Slovenia (OMPL) vừa mở cuộc điều tra về các cáo buộc ngân hàng sở hữu vốn Nhà nước lớn nhất, Nova Ljubljanska Banka (NLB), có thể đã phá vỡ lệnh cấm vận quốc tế và các quy tắc về tài trợ khủng bố, để giúp Iran thực hiện hành vi "rửa" gần 1 tỷ euro từ năm 2008 đến 2010.

Borut Pahor - cựu Thủ tướng Slovenia đã để xảy ra nhiều bê bối rửa tiền trong nhiệm kì của mình (2008 - 2012)

Tháng 7/2017, truyền  thông Slovenia đưa tin, mỗi ngày NLB thực hiện khoảng 40-50 giao dịch tại hơn 30.000 tài khoản khác nhau trên thế giới, trong đó có cả tài khoản giả mạo như Donald Duck và Mickey Mouse.

Đến nay, NLB vẫn chưa đáp trả các cáo buộc trên.

Tờ Euractiv cho biết, Chính phủ Slovenia xác nhận: “OMPL đã nhận được các báo cáo về những giao dịch khả nghi có liên quan đến rửa tiền và tài trợ khủng bố từ tháng 6/2010”.

Bộ Tài chính sau đó đã trả lời bằng văn bản, trong đó cho biết OMPL đã gửi yêu cầu đến hơn 30 Chính phủ, các cơ quan có thẩm quyền cũng như hơn 30 cơ quan Tình báo Tài chính nước ngoài (FFIU), theo đó những nghi ngờ hành vi rửa tiền và tài trợ khủng bố, dựa trên những đánh giá từ dữ liệu thu thập được, là hoàn toàn có cơ sở theo Điều 109 và Điều 245 Bộ Luật Hình sự Slovenia.

Mối liên hệ với Iran

Vụ bê bối xoay quanh Iraj Farrokhzadeh, người mang quốc tịch Iran và Anh, đã mở nhiều tài khoản ngân hàng vào tháng 12/2008 cho Công ty Farrokh Ltd., sau khi các cơ quan chức năng đóng cửa hàng loạt tài khoản của đối tượng này tại Ngân hàng Thụy Sỹ (UBS). Farrokhzadeh bị tình nghi đã chuyển tiền từ Ngân hàng Phát triển Xuất khẩu Iran (EDBI), ngân hàng bị Ủy ban châu Âu liệt vào danh sách đen do có liên quan đến mua bán vũ khí từ các công ty sản xuất súng được bảo hộ bởi Chính phủ Iran.

“EDBI đã tham gia vào việc cung cấp các dịch vụ tài chính cho các công ty có liên hệ với các chương trình phổ biến vũ khí của Iran và giúp Liên hợp quốc chỉ định các thành viên phá vỡ và vi phạm các biện pháp trừng phạt” - EU chính thức thừa nhận các biện pháp chống lại Iran.

Cũng tại thời điểm đó, Farrokhzadeh đã bị Interpol truy nã gắt gao.

Tháng 12/2008, NLB thực hiện các lệnh cấm giao dịch trong vòng 9 ngày khiến Farrokhzadeh phải chuyển giao dịch sang các ngân hàng ở Nga.

Phe đối lập kháng cáo

Ngày 26/9 vừa qua, Nghị viện Slovenia đã thông qua hai bản báo cáo kêu gọi điều tra thêm về hành vi rửa tiền có thể hé lộ những bí mật trong chính trường Slovenia.

Các đảng đối lập, dẫn đầu là đảng Dân chủ (SDS) của Cựu Thủ tướng Janez Jansa, khẳng định chắc chắn các chính trị gia đã phải làm mọi thứ có thể nhằm che giấu những giao dịch mờ ám này.

Trong một tuyên bố cuối tuần qua, SDS viết: “Trong khi cơ quan điều tra của Anh, Pháp, Ý và số nước khác đã cố gắng điều tra về kế hoạch rửa tiền của Slovenia thì các đối tác và chính trị gia đứng đầu Slovenia thời điểm đó lại làm mọi cách nhằm che giấu người dân Slovenia và các tổ chức quốc tế, đồng thời vẫn cấp phép cho các giao dịch với Iran”.

SDS cũng trích dẫn cáo buộc của các tổ chức thành viên EU và Mỹ cho rằng hành vi rửa tiền của Iran tại Slovenia là chi trả cho các giao dịch mua nguyên liệu cần thiết để chế tạo vũ khí nguyên tử và hóa học, cùng các hoạt động gián điệp trong lĩnh vực hạt nhân, an ninh, quốc phòng ở EU và Mỹ.

Đảng cánh hữu cùng với Đảng Nhân dân châu Âu (EPP) nghi ngờ sự ủng hộ của giới chức đối với hoạt động này, nhấn mạnh rằng tất cả các cơ chế kiểm soát liên quan cũng như các cơ quan thực thi pháp luật không thể cùng "bắt tay" để che mắt hàng loạt giao dịch như trên.

Romana Tomc, thành viên Nghị viện Đảng Dân chủ Slovenia, cho rằng phe đối lập đã chỉ rõ vai trò của một số chính trị gia đằng sau chuyện này.

“Một phần trong số họ, những người có liên quan trực tiếp đang tại vị, hãy tự mình soi xét về bản thân trong quá khứ” ông Tomc cảnh báo.

Thủ tướng Miro Cerar đã phát biểu với Nghị viện rằng việc NLB có thực hiện hành vi rửa tiền hay không vẫn chưa được xác nhận.

Ngày 26/9, theo tờ 24ur, ông Miro Cerar từng khẳng định nếu có bất cứ vi phạm nào bị phát hiện, NLB sẽ bị luận tội và sẽ phải nhận những hình phạt đích đáng.

Slovenia là nước có 3 đảng sau khi đảng SMC của ông Cerar (ALDE) giành chiến thắng trong cuộc tổng tuyển cử hồi tháng 7/2014 và thành lập một liên minh với Đảng Hưu trí Desus (ALDE) và Đảng Dân chủ Xã hội.

Theo một nguồn tin thân cận từ tờ Euractiv, hiện có những nghi ngờ về tính xác đáng của các báo cáo mà Nghị viện thu thập từ các cuộc điều tra về NLB và Ủy ban Giám sát Tình báo.

Năm 2012, từ một nguồn tin nước ngoài, Cơ quan Tư pháp Slovenia đã được thông báo về hành vi NLB gian lận, trốn thuế, rửa tiền. Do đó, cuộc bầu cử Nghị viện tại Slovenia diễn ra cùng khoảng thời gian này “hoàn toàn không phải sự trùng hợp ngẫu nhiên. Đây là lý do chính, cần thiết để tiến hành cuộc điều tra toàn diện”.

Tư nhân hóa ngân hàng

Năm 2012, nhằm đạt được sự đồng thuận từ Ủy ban châu Âu về viện trợ ngân hàng, Chính phủ Slovenia khi đó đã bán 50% vốn Nhà nước nắm giữ tại NLB và dự kiến bán thêm 25% trong năm 2018 để tránh nguy cơ khủng hoảng ngành Ngân hàng trong khu vực.

Tháng 5/2012, Ủy ban châu Âu thông qua kế hoạch thoái 50% vốn tại NLB. Tuy nhiên đến tháng 9, Chính phủ Slovenia thông báo không thực hiện kế hoạch “bán NLB”.

Nhưng người phát ngôn của Ủy ban châu Âu lại chia sẻ theo một quan điểm khác với tờ Euractiv: “Chúng tôi vẫn đang trong quá trình thương lượng với giới chức Slovenia”.

Theo bộ quy tắc EU xác nhận bởi Tòa án châu Âu, cơ sở để Ủy ban châu Âu chấp nhận viện trợ cho một ngân hàng là quốc gia sở tại cam kết phải bán cổ phần của mình tại ngân hàng đó để đảm bảo sự tồn tại lâu dài của ngân hàng.

Nhìn chung, việc bán cổ phần như vậy cần phải diễn ra trong một thời hạn được quy định, gắn liền với giai đoạn tái cơ cấu 5 năm.

Tờ Euractiv được thông tin rằng nếu một thành viên của liên bang muốn sửa đổi các cam kết, Ủy ban sẽ đánh giá nhiều phương diện theo từng trường hợp cụ thể. Ví dụ, việc kéo dài thời hạn bán cổ phần sẽ đòi hỏi các biện pháp bổ sung để đảm bảo sự cân bằng tổng thể được duy trì.

Võ Như Uyên

Ý kiến bình luận:

Ý kiến của bạn sẽ được xét duyệt khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.

Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!

Tin cùng chuyên mục

Mạng lưới buôn lậu vàng, rửa tiền quốc tế bị trừng phạt

Mạng lưới buôn lậu vàng, rửa tiền quốc tế bị trừng phạt

(Thanh tra) - Một mạng lưới buôn lậu vàng và rửa tiền quốc tế đã bị Chính phủ Mỹ và Vương quốc Anh trừng phạt. Các biện pháp bao gồm phong tỏa tài sản, tịch thu tài sản và cấm đi lại, nhằm vào doanh nhân người Anh gốc Kenya, Kamlesh Pattni, một tay buôn lậu vàng "khét tiếng".

Hoài Phương

12:46 11/12/2024

Tin mới nhất

Xem thêm