Theo dõi Báo Thanh tra trên
Thứ sáu, 12/12/2014 - 14:41
Trong những ngày cuối năm này, nước Mỹ chứng kiến làn sóng biểu tình rộng khắp trong cả nước liên quan tới hàng loạt vụ cảnh sát da trắng bắn chết những nạn nhân da màu mà phần lớn đều không có vũ trang.
Biểu tình phản đối cảnh sát làm chết người da màu tại Chicago, bang Illinois ngày 7/12. (Nguồn: AFP/TTXVN)
Dường như nỗi ám ảnh mang tên phân biệt chủng tộc vẫn còn đeo bám nước Mỹ để rồi dễ dàng bùng nổ khi có mồi lửa nhỏ.
Khi nước Mỹ chưa hết bàng hoàng sau vụ thanh niên da màu Michael Brown bị cảnh sát bắn chết ở thị trấn Ferguson thuộc bang Missouri hôm 9/8 thì tại vùng Phoenix ở bang Arizona , một viên cảnh sát da trắng đã nổ súng vào thanh niên da đen Rumain Brisbon do lầm tưởng đối tượng định rút súng trong túi ra chống cự.
Trước đó chưa đầy hai tuần, một cảnh sát da trắng khác đã bắn chết thiếu niên da màu T. Rice, 12 tuổi, khi nhầm tưởng thiếu niên này cầm súng thật đe dọa người đi đường tại một trung tâm giải trí ở Cleveland.
Hồi tháng Bảy, một người đàn ông da màu ở New York chỉ vì bị tình nghi bán thuốc lá lậu lẻ (1 USD/điếu) đã bị 5 cảnh sát vây bắt, một trong số đó đã ghì cổ khá mạnh khiến ông nghẹt thở và tắt thở ngay sau đó.
Hàng loạt vụ việc khiến cộng đồng người da màu nổi giận. Tình hình căng thẳng hơn khi trong nhiều trường hợp, những sĩ quan cảnh sát da trắng gây ra cái chết của những người da màu đều được miễn đưa ra xét xử. Các cuộc biểu tình lan rộng khắp nước Mỹ.
Cái chết của Michael Brown và Eric Garner hay vụ việc mới đây tại Phoneix chỉ là một phần trong câu chuyện về nạn phân biệt chủng tộc chưa có hồi kết ở Mỹ. Giới chuyên gia nhận định những vụ việc trên chỉ là phần nổi của tảng băng chìm.
Các vụ việc đã và đang làm gia tăng mối quan hệ căng thẳng xưa nay trong xã hội Mỹ giữa các cộng đồng dân cư thiểu số với lực lượng cảnh sát chủ yếu gồm những người da trắng.
Không thể phủ nhận rằng kể từ khi Đạo luật dân quyền được cố Tổng thống John F Kenedy ban hành cách đây 50 năm với mục tiêu bãi bỏ toàn bộ mọi hành vi phân biệt chủng tộc, chính sách bình đẳng cho mọi chủng tộc của Mỹ đã mang lại cho cộng đồng người da màu nhiều cơ hội phát triển và vươn lên trong xã hội. Họ được hưởng nền giáo dục bình đẳng cũng như quyền công dân bình đẳng (đi bầu cử).
Đặc biệt, sự kiện Thượng nghị sỹ Barack Obama trở thành vị tổng thống da màu đầu tiên trong lịch sử 232 năm của nước Mỹ đã đánh dấu một bước ngoặt lịch sử, như một minh chứng rằng cộng đồng người gốc Phi có thể vươn lên thượng tầng kiến trúc. Đó cũng là minh chứng về sự bình đẳng giữa các chủng tộc ở Mỹ.
Tuy nhiên, vẫn có nhiều câu hỏi để ngỏ và mâu thuẫn sắc tộc vẫn đang hiện hữu trong mọi khía cạnh của đời sống xã hội Mỹ như việc làm, nhà ở, giáo dục và tư pháp. Đa phần người da màu thường khó xin việc và nếu có thì họ cũng chỉ được trả mức lương thường thấp hơn so với người da trắng.
Dù chiếm 37% lực lượng lao động Mỹ, hơn 2/3 trong cộng đồng người Mỹ gốc Phi vẫn chỉ có thể kiếm được những việc làm giản đơn và lương của họ cũng thường thấp hơn so với người da trắng. Hệ lụy là thu nhập và sức tiêu dùng của nhóm người này thấp hơn rất nhiều so với tiềm năng.
Trong các nhà tù ở Mỹ, người Mỹ gốc Phi chiếm tới 40% số tù nhân dù đối tượng này chỉ chiếm 13% dân số Mỹ (khoảng 45 triệu người). Ước tính, cứ 1/15 trẻ em người Mỹ gốc Phi có cha mẹ từng ở tù, trong khi tỷ lệ này ở trẻ em da trắng là 1/111.
Năm ngoái, 461 người Mỹ bị cảnh sát bắn chết theo cách được coi là hợp pháp, trong đó đa số nạn nhân là người Mỹ gốc Phi. Sự kỳ thị chủng tộc cũng đã hằn sâu vào ý thức của một bộ phận lực lượng cảnh sát vốn đa số là người da trắng khi họ luôn có định kiến rằng người da màu đồng nghĩa với “thành phần nguy hiểm.”
50 năm đã trôi qua kể từ khi nhà hoạt động dân quyền da màu nổi tiếng Martin Luther King Jr có bài diễn văn nổi tiếng “I have a dream” (Tôi có một giấc mơ) trước hàng nghìn người tại Washington với khát vọng mãnh liệt về một xã hội tự do, bình đẳng và bác ái cho mọi người dân, song nạn phân biệt chủng tộc vẫn là một “căn bệnh” trầm kha của nước Mỹ.
Đây cũng là một trong những vấn đề mà Tổng thống Obama tiếp tục phải đối mặt trong hai năm cuối nhiệm kỳ./.
(TTXVN/VIETNAM+)
Ý kiến bình luận:
Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!
(Thanh tra) - Một mạng lưới buôn lậu vàng và rửa tiền quốc tế đã bị Chính phủ Mỹ và Vương quốc Anh trừng phạt. Các biện pháp bao gồm phong tỏa tài sản, tịch thu tài sản và cấm đi lại, nhằm vào doanh nhân người Anh gốc Kenya, Kamlesh Pattni, một tay buôn lậu vàng "khét tiếng".
Hoài Phương
12:46 11/12/2024(Thanh tra) - Ông Benjamin Netanyahu là Thủ tướng đương nhiệm đầu tiên của Israel bị buộc tội trong lịch sử nước này.
Ngọc Anh
10:45 11/12/2024Bích Tuệ
15:10 10/12/2024Ngọc Anh
11:56 10/12/2024Ngọc Anh
12:58 05/12/2024Đức Anh
14:42 04/12/2024Bùi Bình
Hải Hà
Phương Anh
Lê Phương
Văn Thanh
Chính Bình
Theo VietinBank
Theo EVNNPC
Theo VietinBank
Thu Hương
Theo EVNNPC
Theo EVNNPC