Ca khúc: Tự hào người làm báo Thanh tra

Theo dõi Báo Thanh tra trên

Ông Tập “săn hùm lớn”

Thứ tư, 02/04/2014 - 09:48

(Thanh tra) - Tầm cỡ các vụ tịch biên và “cuộc điều tra” khiến hồ sơ vụ Chu Vĩnh Khang trở thành khổng lồ trong một Trung Quốc hiện đại, có thể là dấu hiệu cho thấy ý chí của ông Tập Cận Bình đấu tranh chống tham nhũng ở cấp cao nhất của Nhà nước.

Ông Chu Vĩnh Khang. Ảnh: Reuters

>> Chu Vĩnh Khang và người thân vơ vét 16 tỷ USD  
>>Tướng tham nhũng Cốc Tuấn Sơn bị con trai Lưu Thiếu Kỳ hạ gục  


Chính quyền Trung Quốc đã tịch thu số tài sản trị giá 90 tỉ nhân dân tệ (khoảng 14,5 tỉ USD) từ những người thân của cựu Bộ trưởng Bộ Công an Chu Vĩnh Khang, nhân vật đang là trung tâm của một scandal tham nhũng chưa từng thấy tại Trung Quốc từ hơn 60 năm qua - Hãng tin Reuters của Anh cho biết như vậy hôm 30/3/2014.

Theo truyền thông phương Tây, các công tố viên và cơ quan chống tham nhũng của Đảng Cộng sản Trung Quốc đã đóng băng các tài khoản ngân hàng với tổng số tiền lên đến 37 tỉ nhân dân tệ, đồng thời tịch thu trái phiếu trong nước và quốc tế với tổng giá trị 51 tỉ nhân dân tệ. Các tài sản này bị tịch thu sau khi cơ quan chức năng khám xét các ngôi nhà ở Bắc Kinh, Thượng Hải và 5 địa phương khác. Cơ quan chức năng của Trung Quốc cũng tịch biên khoảng 300 căn hộ và biệt thự trị giá khoảng 1,7 tỉ nhân dân tệ, những bức tranh cổ và đương đại có giá thị trường 1 tỉ nhân dân tệ và khoảng 60 chiếc xe cùng nhiều loại rượu đắt tiền, vàng, bạc, tiền mặt - nội tệ và ngoại tệ. Tổng cộng, số tài sản bị tịch biên lên đến 90 tỉ nhân dân tệ. Tuy nhiên, chưa thể biết được trong số này có bao nhiêu là tài sản phi pháp.

Năm 2002, ông Chu Vĩnh Khang vào Bộ Chính trị và làm Phó Bí thư Ủy ban Chính trị và Pháp luật (Ủy ban Chính pháp) Trung ương kiêm Bộ trưởng, Bí thư Đảng ủy Công an Trung ương, đến năm 2007 mới thôi chức Bộ trưởng Bộ Công an. Ông Chu Vĩnh Khang làm Ủy viên Thường vụ Bộ Chính trị từ năm 2007 đến cuối năm 2012 (sau Đại hội Đảng Cộng sản Trung Quốc lần thứ 18) thì nghỉ hưu, từng phụ trách cả ngành An ninh và Tư pháp, từng là nhân vật quyền lực thứ ba, đứng sau cựu Tổng Bí thư, Chủ tịch Hồ Cẩm Đào và cựu Thủ tướng Ôn Gia Bảo. 

Hiện nay, Trung Quốc vẫn chưa chính thức thông tin về vụ việc liên quan đến ông Chu Vĩnh Khang. Tuy nhiên, hồi năm ngoái, truyền thông phương Tây và Hồng Công từng cho biết, có nguồn tin “gần gũi với giới lãnh đạo Trung Quốc” tiết lộ ông Chu Vĩnh Khang “bị điều tra”. Khi đó, Thời báo New York của Mỹ khẳng định đây không phải là tin đồn mà là tin chính thức chưa được công bố. Còn theo Thời báo Hoàn Cầu của Trung Quốc, sự kiện này chứng tỏ cuộc điều tra nhằm vào ông Chu Vĩnh Khang chưa kết thúc và chưa đi đến kết luận có thể công bố.

Ông Lý Đông Sinh khi còn làm Người Phát ngôn của Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc. Ảnh: AFP

Tính đến thời điểm này đã có khoảng 300 người liên quan đến ông Chu Vĩnh Khang, gồm đồng minh chính trị, người thân và nhân viên (vệ sỹ, thư ký và tài xế…) bị bắt hay thẩm vấn trong 4 tháng vừa qua. Trong số này có cả người vợ hiện tại, em trai, con trai và thông gia của ông Chu Vĩnh Khang. Ngoài ra, còn có nhiều quan chức cấp thứ trưởng cũng đã và đang bị điều tra.

Ngày 3/3/2014, báo chí Trung Quốc cho biết, ông Chu Nguyên Thanh và vợ là bà Chu Linh Anh đã bị Ủy ban Kiểm tra Kỷ luật Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc bắt giữ (từ ngày 1/12/2013) tại nhà riêng ở tỉnh Giang Tây. 

 Tử hình quan tham nhận 4 triệu USD hối lộ

Ngày 28/2/2014, ông Chu Trấn Hoành, nguyên Chủ tịch Cục Công tác Mặt trận tỉnh Quảng Đông đã bị tòa án tỉnh Hà Nam tuyên án tử hình treo vì tội tham nhũng. 

Bị cáo Chu Trấn Hoành bị kết án vì đã nhận hối lộ trên 24,6 triệu nhân dân tệ (khoảng 4 triệu USD) từ năm 2002 đến năm 2011. Theo thông cáo của tòa án, ông Chu Trấn Hoành đã nhận hối lộ từ 33 người để đổi lấy việc thăng cấp cho họ hoặc giúp họ trong các vụ làm ăn hay được bầu vào các chức vụ ở địa phương.

Cựu quan tham này còn bị cho là sở hữu số tài sản bất minh trị giá trên 37 triệu nhân dân tệ.

Ông Chu Nguyên Thanh là em trai của cựu Bộ trưởng Bộ Công an Chu Nguyên Khang. Còn bà Chu Linh Anh là một trong những đại gia của Trung Quốc. Dưới sự hỗ trợ của con trai ông Chu Vĩnh Khang, bà Chu Linh Anh đã đầu tư hàng trăm triệu USD vào Hãng Xe hơi Audi của Đức. Ngoài ra, bà Chu Linh Anh còn tham gia vào một dự án khai thác khí đốt trong khuôn khổ một hợp đồng với một công ty chi nhánh của Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Trung Quốc mà ông Chu Vĩnh Khang từng làm Tổng Giám đốc giai đoạn 1996 - 1998.

Trước đó, ngày 24/2/2014, Chính phủ Trung Quốc thông báo đã chính thức cách chức Thứ trưởng Bộ Công an Lý Đông Sinh. 

Ông Lý Đông Sinh từng làm Người Phát ngôn của Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc trước khi chuyển sang làm Thứ trưởng Bộ Công an vào năm 2009, khi ông Chu Vĩnh Khang còn là Ủy viên Thường vụ Bộ Chính trị.

Trước nữa, ngày 18/2/2014, theo Hãng tin Pháp AFP, chính quyền Trung Quốc đã thông báo mở cuộc điều tra nhằm vào ông Ký Văn Lâm, Phó Tỉnh trưởng Hải Nam. Ông Ký Văn Lâm từng làm việc với ông Chu Vĩnh Khang khi ông này còn làm Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Đất đai. Ông Ký Văn Lâm cũng từng làm trợ lý cho ông Chu Vĩnh Khang thời gian ông Chu Vĩnh Khang làm Bí thư Tỉnh ủy Tứ Xuyên. Khi ông Chu Vĩnh Khang làm Bộ trưởng Bộ Công an từ năm 2002 - 2007, ông Ký Văn Lâm cũng được bổ nhiệm chức Phó Chánh Văn phòng Bộ Công an từ tháng 4/2003 đến tháng 12/2008, theo Nhân dân Nhật báo của Trung Quốc. 

 

Ông Ký Văn Lâm từng là trợ lý cho ông Chu Vĩnh Khang. Ảnh: BBC

Ủy ban Kiểm tra Kỷ luật Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc cho biết, ông Ký Văn Lâm bị điều tra vì những “vi phạm nghiêm trọng kỷ luật và pháp luật” - cách diễn giải lý do điều tra quen thuộc dành cho các trường hợp cán bộ bị nghi ngờ có dính líu vào tham nhũng ở Trung Quốc trong thời gian gần đây. 

Ngoài ra, một loạt quan chức hàng đầu có quan hệ với ông Chu Vĩnh Khang cũng đối diện với việc bị điều tra, trong đó có các cán bộ tỉnh Tứ Xuyên là ông Lý Xuân Thành và ông Lý Sùng Hy hay cựu lãnh đạo ngành Dầu khí là ông Tưởng Khiết Mẫn. 

Ngày 2/1/2014, truyền thông Trung Quốc cho biết, ông Lý Sùng Hy, cựu lãnh đạo Hội nghị Hiệp thương Chính trị Nhân dân Trung Quốc (Chính hiệp) tỉnh Tứ Xuyên bị cách chức. Trước đó, theo AFP, ngày 29/12/2013, chính quyền Trung Quốc thông báo đã chính thức điều tra ông Lý Sùng Hy vì “những vi phạm nghiêm trọng kỷ luật và pháp luật”.

 

Ông Lý Sùng Hy. Ảnh: DR

Ông Lý Sùng Hy từng là Phó Bí thư Tỉnh ủy Tứ Xuyên, phụ trách cơ quan chống tham nhũng của tỉnh, khi ông Chu Vĩnh Khang là Bí thư Tỉnh ủy từ năm 1999 đến 2002. 

Ông Chu Vĩnh Khang cũng được cho là người bảo trợ cho cựu Bí thư Trùng Khánh Bạc Hy Lai.

Cuộc đấu tranh sinh tửKể từ khi nhậm chức Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Trung Quốc, ông Tập Cận Bình luôn hướng tới mục tiêu “đập chết cả ruồi lẫn hổ” trong cuộc đấu tranh chống tham nhũng mà ông từng cảnh báo “có rất nhiều bằng chứng cho thấy tham nhũng trở nên nghiêm trọng hơn, đe dọa sự tồn vong của Đảng và Nhà nước”. Bởi thế, theo Reuters, tầm cỡ các vụ tịch biên và “cuộc điều tra” khiến hồ sơ vụ Chu Vĩnh Khang trở thành khổng lồ trong một Trung Quốc hiện đại, có thể là dấu hiệu cho thấy ý chí của ông Tập Cận Bình đấu tranh chống tham nhũng ở cấp cao nhất của Nhà nước. Điều tra ông Chu Vĩnh Khang, cũng như trong trường hợp ông Bạc Hy Lai; Tổng Bí thư, Chủ tịch Tập Cận Bình có thể gặp một số rủi ro bởi công chúng đang kỳ vọng quá cao rằng cuộc chiến chống tham nhũng không chỉ “đập chết ruồi” mà còn “bẻ nanh” của cả “những con hổ”. Ảnh: EPACó điều, để tiến hành điều tra ông Chu Vĩnh Khang, ông Tập Cận Bình phải phá vỡ một quy tắc bất thành văn của Đảng Cộng sản Trung Quốc rằng, các thành viên đương nhiệm và về hưu của Thường vụ Bộ Chính trị sẽ được miễn điều tra. Và như vậy, giới quan sát nhận định, việc đụng đến ông Chu Vĩnh Khang có thể sẽ khiến ông Tập Cận Bình gặp khó khăn bởi các đảng viên lão thành vì những người này lo sợ rằng họ và gia đình sẽ là đối tượng bị điều tra tiếp theo.Ở Trung Quốc đang diễn ra cuộc tấn công mạnh mẽ nhằm vào những đối tượng tham nhũng nổi bật - cuộc săn những "con hùm” lớn - chuyên gia Yakov Berger của Viện Nghiên cứu Viễn Đông thuộc Viện Hàn lâm Khoa học Nga nhận xét như vậy với Đài Tiếng nói nước Nga. Chỉ rõ “trong Đảng, tất nhiên, có sự chấp thuận dành cho chiến dịch này. Nhưng, vẫn có những người mà quyền lợi liên quan đến tham nhũng. Họ trực tiếp hưởng lợi từ tệ nạn đó. Tôi nghĩ rằng, những nhân vật như vậy không mấy ủng hộ cho chiến dịch. Chính ông Tập Cận Bình cũng thừa nhận điều này khi nói đang tiến hành cuộc đấu tranh rất phức tạp và khó khăn. Nhưng, cuộc đấu tranh được thực hiện với quyết tâm cao nhất. Huy động tất cả mọi phương tiện”, chuyên gia Yakov Berger cũng đồng thời tin tưởng “đây là cuộc đấu tranh không thương xót, đấu tranh sinh tử và triệt hạ không ít người, nhưng tôi tin sẽ thành công dưới sự lãnh đạo của ông Tập Cận Bình”.


Trọng Thành - Thanh Phương (Tổng hợp)

Ý kiến bình luận:

Ý kiến của bạn sẽ được xét duyệt khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.

Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!

Tin cùng chuyên mục

Mạng lưới buôn lậu vàng, rửa tiền quốc tế bị trừng phạt

Mạng lưới buôn lậu vàng, rửa tiền quốc tế bị trừng phạt

(Thanh tra) - Một mạng lưới buôn lậu vàng và rửa tiền quốc tế đã bị Chính phủ Mỹ và Vương quốc Anh trừng phạt. Các biện pháp bao gồm phong tỏa tài sản, tịch thu tài sản và cấm đi lại, nhằm vào doanh nhân người Anh gốc Kenya, Kamlesh Pattni, một tay buôn lậu vàng "khét tiếng".

Hoài Phương

12:46 11/12/2024

Tin mới nhất

Xem thêm