Theo dõi Báo Thanh tra trên
Thứ tư, 06/04/2016 - 14:50
Vụ bê bối né thuế mang tên Hồ sơ Panama sẽ tiếp tục ảnh hưởng đến nhiều quan chức, người nổi tiếng thế giới, và có thể làm thay đổi trật tự cũ.
Thủ tướng Anh David Cameron. Ảnh: Theweek
Vụ bê bối gian lận thuế liên quan đến 11,5 triệu tài liệu mật của công ty luật Mossack Fonseca ở Panama bị phanh phui đã gây nên một cơn bão toàn cầu. Cho đến nay, ít nhất hai quan chức cấp cao đã phải từ chức vì bị nêu tên trong Hồ sơ Panama, gồm Gonzalo Delaveu, chủ tịch tổ chức Minh bạch Quốc tế chi nhánh Chile, và Sigmundur David Gunnlaugsson, thủ tướng Iceland, theo Time.
Tuy nhiên, Michael Hudson, biên tập viên cấp cao tại Hiệp hội Nhà báo Điều tra Quốc tế (ICIJ), tổ chức công bố các tài liệu mật của Mossack Fonseca, cho rằng đây mới chỉ là sự khởi đầu, và cuộc điều tra sẽ tiếp tục phanh phui những tên tuổi khác. "Chúng ta sẽ thấy nhiều điều tiếp theo… Đây mới chỉ là bắt đầu, chưa phải kết thúc", Hudson tuyên bố.
Theo biên tập viên Don Melvin của CNN, cơn bão Hồ sơ Panama sẽ tiếp tục càn quét tới nhiều quốc gia khác, và những người sau đây có thể sẽ trở thành nạn nhân của nó ở những mức độ khác nhau.
Thủ tướng Anh David Cameron
Vụ bê bối Hồ sơ Panam nổ ra ở thời điểm không hề thuận lợi cho ông Cameron. Ông đang đặt cược rất nhiều vào cuộc trưng cầu dân ý về khả năng nước Anh rời khỏi Liên minh châu Âu, và điều này đã gây chia rẽ sâu sắc trong nội bộ đảng Bảo thủ của ông.
Trong thời kỳ nước Anh đang lâm vào tình cảnh ngân sách khó khăn, với những lời kêu gọi người dân thắt lưng buộc bụng, Thủ tướng Cameron đã bị nhiều người cáo buộc là có lối sống xa hoa và hưởng nhiều đặc quyền.
Và giờ đây, ICIJ công bố thông tin cho biết người cha quá cố của Thủ tướng Cameron là ông Ian đã sử dụng dịch vụ của Mossack Fonseca để giúp quỹ đầu tư Blairmore Holdings Inc. của ông né thuế của nước Anh.
Dù ông Cameron không trực tiếp liên quan đến các hành vi đó, tiết lộ này ít nhất sẽ ảnh hưởng đến danh tiếng của ông, nhất là khi người dân Anh đang phải đồng cam cộng khổ với chính phủ khi ngân sách từ nguồn thu thuế sụt giảm, theo Melvin.
Khi được hỏi về vấn đề này, ông Cameron nói: "Tôi không sở hữu bất cứ cổ phiếu nào, quỹ nước ngoài hay bất cứ điều gì tương tự nào. Và tôi cho đó là cách miêu tả rất rõ ràng".
Tổng thống Ukraine Petro Poroshenko
Theo ICIJ, vào tháng 8/2014, khi cuộc khủng hoảng ở miền đông Ukraine nổ ra, ông Poroshenko là cổ đông duy nhất của công ty Prime Asset Partners Limited do Mossack Fonseca lập ra ở quần đảo British Virgin.
Một hãng luật ở Cyprus (đảo Síp) mô tả công ty mới thành lập này là "công ty mẹ của các công ty Cyprus và Ukraine thuộc Tập đoàn Roshen, một trong những nhà sản xuất bánh kẹo lớn nhất châu Âu".
Khi lên nắm quyền thay cựu tổng thống Viktor Yanukovych, chính phủ của ông Poroshenko cáo buộc người tiền nhiệm "sử dụng ngân sách để xây lâu đài, biệt thự, mua du thuyền" và tìm cách xây dựng hình ảnh của ông Poroshenko là một người liêm chính, một "chính khách vì nhân dân".
Tuy nhiên, những tiết lộ của ICIJ cho thấy ông Poroshenko đã tìm cách che giấu các tài sản của mình ở nước ngoài để né thuế, và dù ông làm điều đó một cách hợp pháp, hình ảnh "vì nhân dân" của ông cũng sẽ phần nào bị tổn hại, theo Melvin.
Ngoài ra, vụ bê bối này cũng sẽ phần nào ảnh hưởng đến chính sách thuế của chính phủ Ukraine, khi nước này đang gặp nhiều khó khăn về ngân sách và đã nhiều lần đề nghị các nước châu Âu hỗ trợ tài chính.
Người phát ngôn của ông Poroshenko nói rằng việc lập ra công ty và các cấu trúc liên quan ở nước ngoài không liên quan gì đến các sự kiện chính trị và quân sự ở Ukraine.
Thủ tướng Pakistan Nawaz Sharif
Tên ba người con của ông Sharif đã xuất hiện trong các tài liệu do ICIJ công bố, có liên quan đến nhiều công ty nước ngoài sở hữu bất động sản ở London, Anh, theo các hãng tin địa phương.
Một số lãnh đạo đối lập đã kêu gọi mở cuộc điều tra "tài sản tích lũy ở nước ngoài" của gia đình ông Sharif. Tờ The News của Pakistan đưa tin con trai Hussain và Hasan cùng cô con gái Maryam của ông Sharif chính là những người liên quan đến các công ty nước ngoài trên.
Hussain tuyên bố tất cả công việc kinh doanh ở nước ngoài của ba anh em là hợp pháp. Tuy nhiên, Melvin cho rằng tính hợp pháp không phải là điều cốt yếu của vụ bê bối này. Với một lãnh đạo quốc gia nơi người dân có thu nhập trung bình chưa đầy 5.000 USD mỗi năm, việc con cái ông này có nhiều tài sản ở nước ngoài là một dấu hiệu bất bình thường.
Tổng thống Nga Vladimir Putin
Tờ Guardian ở Anh đưa tin nhiều thành viên thân cận của Tổng thống Nga Putin có liên quan đến một mạng lưới tài sản và các khoản vay ở nước ngoài trị giá tới hai tỷ USD, và rất có thể một số người thân của ông Putin cũng được hưởng lợi từ số tiền này.
Người phát ngôn điện Kremlin Peskov cho rằng cáo buộc nhằm vào những người thân tín của Tổng thống Nga Putin là nhằm bôi nhọ Nga và lãnh đạo nước này.
"'Hội chứng ghét Putin' ở nước ngoài đã lên tới độ, nếu nói điều gì tốt về nước Nga hoặc hành động nào của nước Nga, hay bất kỳ thành quả nào người Nga đạt được, đều trở thành cấm kỵ. Thay vào đó, họ phải nói những điều xấu, rất nhiều chuyện xấu, và khi không có gì để nói, họ phải tạo ra nó. Với chúng tôi, điều này là rõ ràng", ông Peskov tuyên bố.
Ông Peskov cũng cho rằng nhiều nhà báo tham gia phanh phui vụ Hồ sơ Panama là cựu nhân viên Bộ Ngoại giao Mỹ, CIA và các cơ quan mật vụ của nước này. "Putin, nước Nga, sự ổn định và các cuộc bầu cử sắp tới của chúng tôi là mục tiêu chính của họ, nhất là để gây bất ổn tình hình", ông này tuyên bố.
Các minh tinh, ngôi sao
Những người bị vướng vào vụ bê bối toàn cầu này không chỉ có các chính trị gia mà còn có nhiều diễn viên điện ảnh, ngôi sao thể thao, trong đó có cầu thủ Lionel Messi, các báo cáo cho biết.
Tuy nhiên, không giống như các chính trị gia, những ngôi sao này sẽ không bị ảnh hưởng nhiều đến danh tiếng của mình nếu chứng minh được các hành vi của họ là không vi phạm pháp luật. Các chính trị gia luôn đòi hỏi sự hy sinh từ các công dân, bởi vậy họ mắc nợ đất nước của mình, còn các cầu thủ, diễn viên, ngôi sao thì không như vậy.
Trật tự cũ
Theo Melvin, bê bối Hồ sơ Panama có thể còn có một nạn nhân nữa, đó chính là trật tự cũ của thế giới. Các chính trị gia như Jeremy Corbyn, lãnh đạo Công đảng Anh hay ứng cử viên tổng thống Mỹ Bernie Sanders từ lâu đã cảnh báo rằng hệ thống pháp luật về tài chính quốc tế hiện nay có nhiều lỗ hổng và chỉ có lợi cho người giàu.
Thông điệp mà họ đưa ra trong nhiều bài phát biểu là những gì mà giới siêu giàu làm hiện nay không vi phạm pháp luật, nhưng lẽ ra đó phải là những hành vi trái luật.
Những tiết lộ mới trong vụ Hồ sơ Panama là minh chứng cho những lỗ hổng trong hệ thống hiện nay, và khi biết được rằng nhiều người giàu có đang lợi dụng các kỹ thuật né thuế hợp pháp để trục lợi, chắc chắn người dân sẽ không để yên. Nỗi bức xúc trong dân chúng có thể tăng lên, và ảnh hưởng đến kết quả của các cuộc bầu cử.
"Tôi cho rằng phản ứng của người dân sau vụ này sẽ dữ dội hơn và sẽ tác động đến mọi thứ, từ các bất động sản cao cấp đến các công ty chính trị bình phong. Cử tri sẽ ngày càng giận dữ với giới tinh hoa chính trị, tài chính, doanh nghiệp, với 1% dân số nắm giữ phần lớn của cải của toàn thế giới", nhà kinh tế học hành vi Peter Atwater nói.
"Vụ việc này cho thấy một điều, ít nhất nhiều người ngày nay đã chán ghét với trật tự cũ, và những tiết lộ mới không hề khiến họ cảm thấy vui vẻ hơn", Melvin nhận định.
Theo Trí Dũng/VnExpress
Ý kiến bình luận:
Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!
(Thanh tra) - Một mạng lưới buôn lậu vàng và rửa tiền quốc tế đã bị Chính phủ Mỹ và Vương quốc Anh trừng phạt. Các biện pháp bao gồm phong tỏa tài sản, tịch thu tài sản và cấm đi lại, nhằm vào doanh nhân người Anh gốc Kenya, Kamlesh Pattni, một tay buôn lậu vàng "khét tiếng".
Hoài Phương
12:46 11/12/2024(Thanh tra) - Ông Benjamin Netanyahu là Thủ tướng đương nhiệm đầu tiên của Israel bị buộc tội trong lịch sử nước này.
Ngọc Anh
10:45 11/12/2024Bích Tuệ
15:10 10/12/2024Ngọc Anh
11:56 10/12/2024Ngọc Anh
12:58 05/12/2024Đức Anh
14:42 04/12/2024Hương Giang
Hương Giang
Theo VietinBank
Liên Hương
Thu Nga
Trung Hà
Bùi Bình
Bùi Bình
Trung Hà