Theo dõi Báo Thanh tra trên
Thứ ba, 25/12/2018 - 06:35
(Thanh tra)- Cuối tuần qua, ở nhiều nước đã diễn ra các cuộc biểu tình phản đối tham nhũng, cho thấy tình hình tham nhũng, đặc biệt là tham nhũng chính trị còn phức tạp, cần nhiều nỗ lực, biện pháp hiệu quả hơn nữa để lấy lại niềm tin của người dân.
Một người biểu tình tại Thủ đô Beirut, Lebanon ngày 23/12/2018. Ảnh: AFP
Lebanon: Hàng trăm người xuống đường tiếp tục phản đối tham nhũng
AFP đưa tin, hàng trăm người dân Lebanon đã xuống đường hôm 23/12 để phản đối tham nhũng tràn lan và điều kiện sống thấp, trong bối cảnh nền chính trị nước này đang rơi vào tình trạng bế tắc.
Người biểu tình tuần hành đến Văn phòng Thủ tướng ở trung tâm Thủ đô Beirut, bày tỏ sự phản đối hệ thống chính trị Lebanon đang ngập trong tham nhũng và sự thất bại của Chính phủ nước này trong thực hiện các dịch vụ công.
"Ở đây có tham nhũng và trộm cắp công quỹ Nhà nước", bà Hana (43 tuổi) nói với phóng viên AFP.
Sau cuộc bỏ phiếu hồi tháng 5, Quốc hội Lebanon đã nhất trí chỉ định ông Saad Hariri tiếp tục giữ chức Thủ tướng nhiệm kỳ thứ ba, nhưng đã 7 tháng trôi qua, những cuộc tranh luận xung quanh các chức vụ Bộ trưởng vẫn kéo dài chưa có điểm dừng.
Những người biểu tình yêu cầu cái mà họ gọi là "các quyền cơ bản nhất", bao gồm quyền được xem xét lại các khoản vay nhà ở bị đình trệ trong gần 1 năm qua và quyền được tiếp cận nhiều hơn đối với dịch vụ chăm sóc sức khỏe, nước và điện.
Các lực lượng an ninh đã chăng 1 sợi dây ở trung tâm thành phố để kiểm soát người biểu tình.
Cùng thời gian, hàng chục người dân đã tập trung tại khu vực phía Nam thành phố ở Tripoli và Nabatiyeh.
Cũng vào ngày Chủ nhật của tuần trước, hàng trăm người đã tham gia các cuộc biểu tình do Đảng Cộng sản Lebanon tổ chức, yêu cầu Chính phủ tiến hành điều tra các quan chức chính trị tham nhũng.
Nền kinh tế của Lebanon đang phải gánh chịu một trong những tỷ lệ nợ/GDP cao nhất thế giới do hậu quả của thâm hụt tài chính định kỳ và suy thoái kinh tế nghiêm trọng.
Hồng Kông: Người biểu tình đội mưa phản đối quyết định dừng điều tra tham nhũng đối với cựu lãnh đạo Đặc khu
Hàng trăm người biểu tình đã tập trung ở Hồng Kông (Trung Quốc) bất chấp thời tiết khắc nghiệt để phản đối quyết định của Giám đốc Sở Tư pháp dừng điều tra, xóa án cho cựu Đặc khu Trưởng Hồng Kông Leung Chun-ying.
Năm 2014, Leung Chun-ying bị điều tra về những hành vi sai trái liên quan đến khoản thanh toán 50 triệu đô la Hồng Kông (khoảng 6,3 triệu USD) mà ông nhận được từ Công ty Kỹ thuật UGL (Australia) khi còn đương chức Đặc khu Trưởng Hồng Kông.
Người biểu tình đội mưa để phản đối quyết định dừng điều tra tham nhũng, xóa án đối với cựu lãnh đạo Hồng Kông CY Leung. Ảnh: Yahoo News
Đây là một vụ án gây tranh cãi, việc điều tra đã kéo dài nhiều năm. Người biểu tình phản đối quyết định xóa án và cho rằng, Giám đốc Sở Tư pháp Teresa Cheng Yeuk-wah nợ người dân một lời giải thích xác đáng, công khai.
Các nhà tổ chức sự kiện tại công viên Chater Garden nằm ở quận Trung tâm của Hồng Kông cho biết, cuộc biểu tình thu hút khoảng 1.200 người tham dự. Tuy nhiên, con số phía cảnh sát đưa ra chỉ là 525 người.
Theo người biểu tình, động thái tuyên trắng án mà Giám đốc Sở Tư pháp đưa ra đối với cựu lãnh đạo Leung Chun-ying đánh dấu sự "đắm tàu" của hệ thống luật lệ Hồng Kông.
Cựu lãnh đạo Đặc khu Leung Chun-ying đã thoát ra khỏi cuộc điều tra kéo dài 4 năm của Ủy ban độc lập Chống tham nhũng Hồng Kông.
Trong một tuyên bố đưa ra ngày 12/12, Sở Tư pháp cho biết, quyết định không truy tố là do thiếu các bằng chứng. Kể từ đó đến nay, phía ông Leung Chun-ying chưa có bình luận gì về vấn đề này.
Phát biểu trước báo giới sau cuộc tuần hành, nhà lập pháp Lam Cheuk-ting của Đảng Dân chủ cho biết: “Cuộc biểu tình chỉ là bước đi đầu tiên... Chúng tôi đã thảo luận với các nhóm pháp lý và sẽ nộp bản đánh giá tư pháp chống lại quyết định của bà Teresa Cheng nếu bà ấy không đưa ra lời giải thích công khai. Chúng tôi cũng có thể bỏ phiếu bất tín nhiệm đối với bà Cheng".
Pakistan: Biểu tình chống tham nhũng trong Đảng PPP
Cũng trong ngày Chủ nhật vừa qua, Chủ tịch Ayaz Palijo của Đảng Qaumi Awami Tehreek (QAT) đã tổ chức một cuộc tuần hành ở quận Matiari, thuộc tỉnh Sindh, lên tiếng phản đối tình trạng tham nhũng trong Đảng Nhân dân Pakistan (PPP), đồng thời tuyên bố, đã đến lúc phải bảo vệ nguồn nước, nền nông nghiệp và tài nguyên thiên nhiên của tỉnh Sindh.
Kêu gọi lãnh đạo Đảng PPP chịu trách nhiệm trước các cáo buộc tham nhũng. Ảnh: Tư liệu
Ông Ayaz Palijo chỉ trích mạnh mẽ những cáo buộc tham nhũng và những sai phạm của Đảng PPP tại tỉnh Sind. Đề cập đến Báo cáo của Ủy ban về Nước và Vệ sinh thuộc Tòa án Tối cao, ông cho biết, nước thải hiện đang làm ô nhiễm nguồn nước ngọt ở 18 quận của tỉnh Sindh.
“Một Chính phủ đã không thể cung cấp nước uống sạch, làm sao có thể cung cấp một nền giáo dục, y tế tốt và thực phẩm, nơi cư trú an toàn cho người dân?", lãnh đạo Đảng QAT đặt vấn đề.
Theo ông Palijo, các lãnh đạo Đảng PPP phải chịu trách nhiệm trước những cáo buộc tham nhũng, "cho từng đồng xu mà họ đã đánh cắp và mọi tội trạng mà họ đã phạm phải".
Ông cũng kêu gọi Tòa án Tối cao chú ý đến sự quản lý yếu kém, tham ô và tội phạm của Đảng PPP tại tỉnh Sindh.
Hoài Phương
Ý kiến bình luận:
Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!
(Thanh tra) - Một mạng lưới buôn lậu vàng và rửa tiền quốc tế đã bị Chính phủ Mỹ và Vương quốc Anh trừng phạt. Các biện pháp bao gồm phong tỏa tài sản, tịch thu tài sản và cấm đi lại, nhằm vào doanh nhân người Anh gốc Kenya, Kamlesh Pattni, một tay buôn lậu vàng "khét tiếng".
Hoài Phương
12:46 11/12/2024(Thanh tra) - Ông Benjamin Netanyahu là Thủ tướng đương nhiệm đầu tiên của Israel bị buộc tội trong lịch sử nước này.
Ngọc Anh
10:45 11/12/2024Bích Tuệ
15:10 10/12/2024Ngọc Anh
11:56 10/12/2024Ngọc Anh
12:58 05/12/2024Đức Anh
14:42 04/12/2024Hải Hà
Phương Anh
Lê Phương
Văn Thanh
Chính Bình
Theo VietinBank
Theo EVNNPC
Theo VietinBank
Thu Hương
Theo EVNNPC
Theo EVNNPC
Thái Hải