Ca khúc: Tự hào người làm báo Thanh tra

Theo dõi Báo Thanh tra trên

Nhận hối lộ từ nghi phạm bị giam giữ để trao đặc quyền nơi trại giam

Ngọc Anh

Thứ hai, 19/02/2024 - 22:14

(Thanh tra) - Hội đồng Giám sát của Ủy ban Bài trừ tham nhũng Indonesia (KPK) đã phát hiện hàng chục nhân viên vi phạm đạo đức vì thu các khoản thuế bất hợp pháp từ những nghi phạm bị giam giữ để đổi lấy các đặc quyền.

Tòa nhà của Ủy ban Bài trừ tham nhũng (KPK) ở Jakarta. Ảnh: AFP

Mới đây, Hội đồng Giám sát của KPK ra phán quyết rằng, 78 nhân viên hội đồng đóng tại các trung tâm giam giữ KPK đã phạm tội nhận hối lộ.

Hội đồng Giám sát yêu cầu những người này quay một video xin lỗi công khai để cơ quan chống tham nhũng phát sóng.

78 nhân viên đã có hành vi thu các khoản bất hợp pháp từ năm 2018 đến 2023 khi giám sát 3 trung tâm giam giữ nghi phạm của KPK, bao gồm: Trung tâm giam giữ Merah Putih nằm ngay sau trụ sở KPK, Trung tâm giam giữ C1 trong tòa nhà cũ của KPK và một trung tâm khác tại Quân cảnh Jakarta (Pomdam Jaya) Guntur Jaya; tất cả ở Nam Jakarta.

Hội đồng nêu trong phán quyết rằng, một trong những tình tiết tăng nặng là vụ bê bối đã dẫn đến sự suy giảm lòng tin của công chúng đối với cơ quan chống tham nhũng.

Chủ tịch Hội đồng Tumpak Hatorangan Panggabean cho biết, yêu cầu đưa ra lời xin lỗi công khai là một “hình phạt đạo đức” nghiêm khắc theo quy tắc đạo đức của cơ quan chống tham nhũng.

Trong khi Hội đồng ra phán quyết về vụ án đối với 78 nhân viên, họ đã chuyển cuộc điều tra chống lại 12 nhân viên khác, những người được cho là đã nhận các khoản tiền bất hợp pháp từ tù nhân vào năm 2018 cho Tổng Thư ký KPK.

“12 trường hợp còn lại đã được bàn giao cho KPK vì hành động của họ được thực hiện trước khi Hội đồng được thành lập”, ông Tumpak cho biết trong cuộc họp báo cuối tuần qua.

Hội đồng Giám sát đề nghị Tổng Thư ký KPK, với tư cách là quan chức chịu trách nhiệm xử lý các vấn đề nhân sự của cơ quan chống tham nhũng, điều tra tất cả 90 nhân viên. Điều này có thể dẫn đến các biện pháp trừng phạt kỷ luật đối với họ.

Chủ tịch Hội đồng nói: “Một công chức chỉ có thể bị sa thải [khỏi tổ chức] nếu họ vi phạm quy tắc kỷ luật. Việc này không thuộc thẩm quyền của Hội đồng mà thuộc thẩm quyền của Tổng Thư ký KPK và Tổng Thanh tra”.

Hội đồng Giám sát được thành lập vào cuối năm 2019, vài tháng sau khi Hạ viện thông qua việc sửa đổi Luật KPK quy định việc thành lập ban giám sát đối với cơ quan chống tham nhũng.

Những năm gần đây, uy tín và tính độc lập của KPK đã bị lung lay. Việc thành lập ban giám sát được cho là nhằm hạn chế quyền điều tra của Ủy ban.

Vào năm 2021, hàng chục cán bộ nhân viên và điều tra viên cấp cao của KPK đã bị sa thải sau khi không vượt qua bài kiểm tra bắt buộc. Các nhà phê bình cho rằng, đây là một kỳ kiểm tra sự trong sạch về mặt tư tưởng, được thiết kế để loại bỏ những nhà điều tra tham nhũng... kỳ cựu nhất của Ủy ban.

KPK cũng phải đối mặt với sự chỉ trích từ một số chính trị gia và quan chức Chính phủ - những người cáo buộc Ủy ban thiên vị và bị chính trị hóa.

Tham nhũng hiện vẫn là một vấn đề đối với Indonesia, đất nước xếp thứ 115/180 quốc gia theo đánh giá chỉ số cảm nhận tham nhũng năm 2023 của Tổ chức Minh bạch Quốc tế, đo lường mức độ tham nhũng trong khu vực công.

Vụ bê bối về khoản thu bất hợp pháp đối với những người bị giam giữ và gia đình họ được đưa ra ánh sáng vào tháng 6 năm ngoái, khi Hội đồng điều tra một nhân viên trung tâm giam giữ về cáo buộc hành vi sai phạm tình dục.

Những phát hiện từ cuộc điều tra đạo đức đã dẫn đến một loạt cuộc điều tra khác và sau đó là các phiên điều trần chống lại 93 nhân viên. Cuộc điều tra này đã bắt đầu vào tháng trước.

Thành viên Hội đồng Giám sát Albertina Ho cho biết: “Vẫn còn 3 nhân viên khác chưa bị thẩm vấn, bao gồm một người đứng đầu trung tâm giam giữ và một sĩ quan cảnh sát được biệt phái sang KPK”, đồng thời cho biết Hội đồng sẽ sớm bắt đầu tiến hành điều tra đạo đức đối với họ.

Ý kiến bình luận:

Ý kiến của bạn sẽ được xét duyệt khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.

Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!

Tin cùng chuyên mục

Mạng lưới buôn lậu vàng, rửa tiền quốc tế bị trừng phạt

Mạng lưới buôn lậu vàng, rửa tiền quốc tế bị trừng phạt

(Thanh tra) - Một mạng lưới buôn lậu vàng và rửa tiền quốc tế đã bị Chính phủ Mỹ và Vương quốc Anh trừng phạt. Các biện pháp bao gồm phong tỏa tài sản, tịch thu tài sản và cấm đi lại, nhằm vào doanh nhân người Anh gốc Kenya, Kamlesh Pattni, một tay buôn lậu vàng "khét tiếng".

Hoài Phương

12:46 11/12/2024

Tin mới nhất

Xem thêm