Theo dõi Báo Thanh tra trên
Thứ sáu, 13/12/2019 - 08:05
(Thanh tra) - Các nhóm hoạt động vì mục tiêu bảo vệ môi trường cho biết 52% số người tham gia bỏ phiếu phản đối việc xây dựng bãi thải hạt nhân ở gần thị trấn Hawker sẽ giúp khu vực này nằm ngoài danh sách địa điểm tiềm năng cho dự án trên.
Cư dân ở khu vực dãy núi Flinder bỏ phiếu chống lại việc xây dựng bãi thải hạt nhân gần thị trấn Hawker. Ảnh: David Woodfall / Getty Images
Cư dân ở khu vực dãy núi Flinder bỏ phiếu chống lại việc xây dựng bãi thải hạt nhân gần thị trấn Hawker.
Khoảng 52% người tham gia bỏ phiếu đã bỏ phiếu chống lại việc thành lập bãi thải hạt nhân do Chính phủ liên bang quản lý trên vùng đất gần thị trấn Hawker.
Kết quả được đưa ra sau khi có gần 62% người dân bỏ phiếu thuận trong cuộc thăm dò tương tự được thực hiện tại bán đảo Eyre đối với việc xây dựng bãi thải trên một trong hai khu vực gần thị trấn Kimba.
Chính phủ liên bang vẫn chưa có bất kì phản hồi nào với cuộc bỏ phiếu, nhưng các nhóm bảo vệ môi trường cho biết nên loại khu vực dãy Flinder khỏi danh sách những địa điểm tiềm năng để xây dựng bãi thải.
Nhà vận động của Quỹ Bảo tồn Úc Dave Sweeney nói rằng kết quả này được đưa ra trong bối cảnh có sự phản đối mạnh mẽ đến từ các những người làm chăn nuôi trong khu vực và những người dân châu Úc bản địa.
“Cộng đồng không ủng hộ việc xây dựng một cơ sở xử lý chất thải phóng xạ quốc gia ở khu vực dãy núi Flinder,” theo ông Sweeney.
Tổ chức Những người bạn của Trái đất (The Friends of the Earth) cho biết đã đến lúc Chính phủ liên bang phải từ bỏ hoàn toàn kế hoạch thành lập bãi thải.
“Chính phủ trước đây đã tuyên bố rằng 65% số phiếu thuận sẽ là một con số cho thấy có ủng hộ từ cộng đồng đủ mạnh mẽ mà họ cần để lựa chọn một địa điểm thực hiện dự án,” phát ngôn viên Mara Bonacci nói.
“Kết quả từ những cuộc bỏ phiếu này cho thấy chính quyền không có được sự ủng hộ đó.”
Hai địa điểm gần thị trấn Kimba và một gần thị trấn Hawker đã lọt vào danh sách các địa điểm tiềm năng để thực hiện dự án, nơi sẽ được thiết kế để xử lý chất thải phóng xạ từ cấp thấp đến trung cấp của Úc.
Hầu hết các chất thải phóng xạ đến từ y học hạt nhân.
Các lá phiếu không mang tính ràng buộc với Chính phủ. Chính phủ đã hứa sẽ cung cấp các ưu đãi tài chính cho cộng đồng xung quanh khu vực được chọn thực hiện dự án.
Trần Minh Tuấn (Theo The Guardian)
Ý kiến bình luận:
Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!
(Thanh tra) - Một mạng lưới buôn lậu vàng và rửa tiền quốc tế đã bị Chính phủ Mỹ và Vương quốc Anh trừng phạt. Các biện pháp bao gồm phong tỏa tài sản, tịch thu tài sản và cấm đi lại, nhằm vào doanh nhân người Anh gốc Kenya, Kamlesh Pattni, một tay buôn lậu vàng "khét tiếng".
Hoài Phương
12:46 11/12/2024(Thanh tra) - Ông Benjamin Netanyahu là Thủ tướng đương nhiệm đầu tiên của Israel bị buộc tội trong lịch sử nước này.
Ngọc Anh
10:45 11/12/2024Bích Tuệ
15:10 10/12/2024Ngọc Anh
11:56 10/12/2024Ngọc Anh
12:58 05/12/2024Đức Anh
14:42 04/12/2024Kim Thành
PV
Nam Dũng
Chu Tuấn
Trần Quý
Trần Quý
Kim Thành
Thái Hải
Ngọc Phó
Nam Dũng
Đông Hà
TC