Theo dõi Báo Thanh tra trên
Hà Thu
Thứ hai, 12/12/2022 - 18:13
(Thanh tra) - Trong một cuộc điều tra quy mô lớn về bê bối tham nhũng tại Nghị viện châu Âu, được cho là có liên quan tới đất nước chủ nhà World Cup - Qatar, Phó Chủ tịch Nghị viện Eva Kaili và ba nghị sĩ khác đã bị buộc tội và bỏ tù vào ngày 11/12 tại Bỉ.
Eva Kaili, chính trị gia người Hy Lạp, đã được yêu cầu từ chức Phó Chủ tịch Nghị viện Châu Âu. Ảnh: New York Times
Bê bối tham nhũng liên quan đến những nhân vật cốt cán của Nghị viện châu Âu
Trước đó, 6 người đã bị bắt giữ và thẩm vấn vào ngày 9/12.
“Họ bị buộc tội tham gia vào một tổ chức tội phạm, có hành vi rửa tiền và tham nhũng. Hai người trong số trên đã được trả tự do bởi thẩm phán điều tra”, Văn phòng Công tố viên liên bang cho hay.
Theo Reuters, bà Eva Kaili nằm trong số 4 nghi phạm bị buộc tội và tạm giam vì có liên quan đến bê bối tham nhũng và nhận hối lộ từ một quốc gia vùng vịnh, được cho là Qatar, để gây ảnh hưởng đến các quyết định của Nghị viện châu Âu.
Ngoài Phó Chủ tịch Nghị viện Eva Kaili, những người còn lại không được tiết lộ danh tính.
Tuy nhiên theo các phương tiện truyền thông của Bỉ, các nghi phạm khác bao gồm: Bạn đời của bà, Francesco Giorgi, trợ lý của một nhà lập pháp châu Âu; Pier Antonio Panzeri, cựu thành viên của Nghị viện Châu Âu và một nhà vận động hành lang ở Brussels, người chưa được xác minh danh tính.
Truyền thông Bỉ cũng nêu tên hai người được thả tự do là cha của Kaili và Luca Visentini, người vừa được bầu làm Tổng Thư ký Liên đoàn Công đoàn Quốc tế.
Các công tố viên đã khám xét 16 ngôi nhà và thu giữ 600.000 euro tiền mặt (khoảng 631.800 USD) cùng hàng loạt máy tính, điện thoại di động của các nghi phạm.
Việc bà Eva Kaili bị tạm giam làm dấy lên làn sóng yêu cầu bà rời khỏi vị trí Phó Chủ tịch Nghị viện châu Âu.
Chủ tịch của cơ quan này, Roberta Metsola cũng thúc đẩy Kaili từ chức. Bà Metlosa “đã quyết định đình chỉ ngay lập tức mọi quyền hạn, nghĩa vụ và nhiệm vụ được giao cho Eva Kaili với tư cách là Phó Chủ tịch Nghị viện châu Âu”, một phát ngôn viên cho biết.
Theo bà Metsola, Nghị viện châu Âu “kiên quyết chống tham nhũng” và sẽ làm mọi thứ có thể để “hỗ trợ tiến trình công lý”.
PASOK, một trong những đảng đối lập chính tại Hy Lạp, đã thông báo khai trừ bà Kaili khỏi đảng theo quyết định của Chủ tịch Nikos Androulakis.
Qatar kiên quyết phủ nhận cáo buộc hối lộ
Các công tố viên cho biết, “một quốc gia vùng Vịnh” được cho là Qatar đã tìm cách mua chuộc, hối lộ các quan chức có tầm ảnh hưởng tại Nghị viện châu Âu, để gây ảnh hưởng lên các quyết định về kinh tế, chính trị.
Cuộc điều tra bắt đầu khi cơ quan điều tra của Brussels nghi ngờ Qatar đã vượt ra khỏi phạm vi “vận động hành lang” tại Nghị viện châu Âu.
Gần đây, bà Eva Kaili đã có những nhận xét tích cực về quyền lao động tại Qatar. “Qatar là quốc gia đi đầu về quyền lao động”, bà nói. Phát biểu này của bà đã nhận được những phản ứng trái chiều từ các nghị sĩ khác, đặc biệt trong bối cảnh nước chủ nhà World Cup 2022 vướng vào vô số cáo buộc vi phạm nhân quyền với người lao động nhập cư trước thời gian tổ chức giải bóng đá lớn nhất hành tinh.
Trong một bài phát biểu tại Nghị viện châu Âu trong tháng 11, bà Kaili cáo buộc một số nghị sĩ Nghị viện châu Âu đã tham nhũng, phân biệt đối xử và “bắt nạt” Qatar.
Vào ngày 1/12, bà Kaili đã bỏ phiếu ủng hộ quy trình tự do hoá thị thực vào Liên minh châu Âu cho công dân Qatar trong một cuộc họp của nghị viện mà bà không tham gia.
Đáp trả lại những cáo buộc của Brussels, phái đoàn của Qatar tại Liên minh châu Âu tuyên bố rằng họ “dứt khoát phủ nhận các cáo buộc về những hành vi sai trái” và khẳng định Qatar “hoạt động thông qua sự tham gia giữa các tổ chức với nhau và hoàn toàn tuân thủ đầy đủ luật pháp và quy định quốc tế”.
Thông cáo của Phái đoàn Qatar tại EU. Ảnh: DW
Daniel Freund, nghị sĩ tại Nghị viện châu Âu, đồng Chủ tịch Liên đoàn Chống tham nhũng tại cơ quan này, cho biết, nếu các cáo buộc trên được xác nhận sẽ tạo nên một trong những vụ bê bối tham nhũng nghiêm trọng nhất lịch sử tại Brussels.
“Vụ việc cho thấy một số nước thứ ba đã cố gắng gây ảnh hưởng mạnh mẽ như nào tại Liên minh châu Âu”. Và, “những kẻ phạm tội sẽ phải chịu sự trừng phạt thích đáng”, ông nhấn mạnh.
Ý kiến bình luận:
Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!
(Thanh tra) - Một mạng lưới buôn lậu vàng và rửa tiền quốc tế đã bị Chính phủ Mỹ và Vương quốc Anh trừng phạt. Các biện pháp bao gồm phong tỏa tài sản, tịch thu tài sản và cấm đi lại, nhằm vào doanh nhân người Anh gốc Kenya, Kamlesh Pattni, một tay buôn lậu vàng "khét tiếng".
Hoài Phương
12:46 11/12/2024(Thanh tra) - Ông Benjamin Netanyahu là Thủ tướng đương nhiệm đầu tiên của Israel bị buộc tội trong lịch sử nước này.
Ngọc Anh
10:45 11/12/2024Bích Tuệ
15:10 10/12/2024Ngọc Anh
11:56 10/12/2024Ngọc Anh
12:58 05/12/2024Đức Anh
14:42 04/12/2024Bùi Bình
Hải Hà
Phương Anh
Lê Phương
Văn Thanh
Chính Bình
Theo VietinBank
Theo EVNNPC
Theo VietinBank
Thu Hương
Theo EVNNPC
Theo EVNNPC