Ca khúc: Tự hào người làm báo Thanh tra

Theo dõi Báo Thanh tra trên

Mỹ đề nghị ngưng gây hấn trên biển

Chủ nhật, 13/07/2014 - 10:10

Mỹ một lần nữa đưa ra đề nghị rằng Bắc Kinh và các nước ở biển Đông cùng tự nguyện ngưng các hành động gây căng thẳng trên biển để chấm dứt khủng hoảng hiện tại.

Bộ trưởng Quốc phòng Nhật Itsunori Onodera (phải) trong cuộc họp báo với Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Chuck Hagel tại Washington - Ảnh: AFP

Đề xuất này được ông Michael Fuchs, phó trợ lý ngoại trưởng Mỹ về chiến lược và các vấn đề đa phương, đưa ra tại hội thảo biển Đông của Trung tâm nghiên cứu CSIS ở Washington DC. Tuyên bố của ông một lần nữa chỉ trích các hành động “gây hấn và đơn phương” của Trung Quốc và nghi ngờ việc Bắc Kinh sẽ tôn trọng luật pháp quốc tế.

Trao đổi thực chất

Có lẽ khẩu hiệu của Bắc Kinh nên là “học từ Modi”

Giáo sư JEROME COHEN (Đại học New York, tại hội thảo biển Đông của CSIS nhắc tới việc Ấn Độ, dù là nước lớn, chấp thuận việc phân chia vùng đặc quyền kinh tế chồng lấn với Bangladesh)

“Chúng tôi kêu gọi các bên liên quan làm rõ và tự nguyện ngưng các hành động, hoạt động gây leo thang mâu thuẫn và gây bất ổn như DOC miêu tả” - ông Michael Fuchs nói.

Bài phát biểu của ông tại hội thảo biển Đông của CSIS cũng nhắc lại đề nghị muốn ASEAN và Trung Quốc có “trao đổi thật và thực chất” để kiềm chế đúng như tinh thần tuyên bố DOC 2002 cũng như để đẩy nhanh đàm phán Bộ quy tắc ứng xử COC ở biển Đông. Cho đến nay các đối thoại về COC mới chỉ dừng lại ở mức độ tham vấn do Trung Quốc trì hoãn không muốn tiến đến thỏa thuận mang tính ràng buộc.

Ông Fuchs cho biết vấn đề ngưng các hành động leo thang này đã được nêu ở đối thoại chiến lược và kinh tế trong tuần với phía Trung Quốc. Dù vậy ông từ chối cho biết phản ứng của Bắc Kinh thế nào với đề nghị.

Ông nêu ví dụ những hành động không nên tiến hành như thiết lập các đồn trú mới hay giành đất từ các nước khác, phá vỡ nguyên trạng từ năm 2002 - ám chỉ việc Trung Quốc chiếm bãi ngầm Scarborough từ Philippines. Ông cũng nhấn mạnh các nước liên quan cũng nên tránh các hành động cưỡng ép đơn phương đối với các hoạt động kinh tế lâu năm của các nước khác ở trong vùng tranh chấp - ý nhắc đến việc Trung Quốc ngăn cản hoạt động đánh cá của các nước láng giềng.

Nhật có thể hỗ trợ tàu Mỹ

Trong diễn biến khác, Bộ trưởng Quốc phòng Nhật Itsunori Onodera đang ở Washington nói chính sách quốc phòng mới sẽ cho phép quân đội hỗ trợ tàu hải quân Mỹ trong trường hợp tàu bị tấn công. Ông đang có chuyến đi để thông báo việc thay đổi định nghĩa hiến pháp mới đây, cho phép quyền tự vệ tập thể, mở đường cho việc tham chiến để hỗ trợ các đồng minh của Nhật.

Theo ông, việc hỗ trợ tàu đồng minh bị tấn công là “việc tự nhiên mà một đồng minh nên làm”. Hiến pháp cũ không cho phép Tokyo làm điều này. Bộ trưởng Quốc phòng Nhật khẳng định hiến pháp mới giúp tăng cường liên minh Mỹ - Nhật, mở đường cho các hình thức hợp tác quân sự khác.

Việc tái định nghĩa hiến pháp này đã gặp phải sự phản đối trong nội bộ nước Nhật cũng như sự phản đối của một số nước như Trung Quốc và Hàn Quốc. Mỹ thì ủng hộ thay đổi với việc Bộ trưởng Quốc phòng Chuck Hagel ca ngợi “quyết định dũng cảm, mang tính bước ngoặt lịch sử này sẽ cho phép Nhật tăng đáng kể đóng góp đối với an ninh khu vực và toàn cầu”. Washington từ lâu vẫn muốn Nhật thay đổi để Tokyo chia sẻ bớt gánh nặng trong liên minh quốc phòng Mỹ - Nhật.

Ông Onodera nói việc Nhật Bản lần đầu tiên tăng ngân sách quốc phòng trong nhiều năm và cải thiện hệ thống phòng thủ tên lửa cũng như tăng cường hải quân là để “bảo vệ các hòn đảo”. Với Trung Quốc, ông khẳng định Nhật luôn sẵn sàng đối thoại nhưng nếu đối mặt với “hành động đơn phương... chúng tôi phải đáp trả cương quyết”.

TT 

Ý kiến bình luận:

Ý kiến của bạn sẽ được xét duyệt khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.

Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!

Tin cùng chuyên mục

Mạng lưới buôn lậu vàng, rửa tiền quốc tế bị trừng phạt

Mạng lưới buôn lậu vàng, rửa tiền quốc tế bị trừng phạt

(Thanh tra) - Một mạng lưới buôn lậu vàng và rửa tiền quốc tế đã bị Chính phủ Mỹ và Vương quốc Anh trừng phạt. Các biện pháp bao gồm phong tỏa tài sản, tịch thu tài sản và cấm đi lại, nhằm vào doanh nhân người Anh gốc Kenya, Kamlesh Pattni, một tay buôn lậu vàng "khét tiếng".

Hoài Phương

12:46 11/12/2024

Tin mới nhất

Xem thêm