Theo dõi Báo Thanh tra trên
Thứ bảy, 14/12/2019 - 10:18
(Thanh tra) - Đại sứ Hoa Kỳ cảnh báo Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc phải có hành động phù hợp khi chính quyền Bắc Triều Tiên không dừng các hành động mang tính chất thù địch và đe dọa.
Theo Đại sứ Mỹ: “Thử nghiệm tên lửa và hạt nhân sẽ không giúp Triều Tiên tăng cường an ninh”. Ảnh chụp: KCNA / Reuters
Hoa Kỳ đã cảnh báo Bắc Triều Tiên về hậu quả nếu họ tiếp tục đe dọa sẽ tổ chức một vụ thử vũ khí lớn trong năm sau, đồng thời hứa sẽ linh hoạt trong những kế hoạch sắp tới nếu Bắc Triều Tiên tiếp tục đàm phán.
Thất vọng vì thiếu những biện pháp giảm nhẹ trừng phạt sau ba hội nghị thượng đỉnh với Tổng thống Donald Trump, Bắc Triều Tiên đã tuyên bố sẽ "tặng" Hoa Kỳ một “món quà Giáng sinh” nếu Hoa Kỳ không thể hiện sự nhượng bộ vào cuối năm nay.
Tại Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc, Đại sứ Mỹ Kelly Craft, bày tỏ lo ngại rằng Bắc Triều Tiên cho biết sẽ thử tên lửa đạn đạo xuyên lục địa, “được thiết kế để tấn công Hoa Kỳ bằng vũ khí hạt nhân”.
“Thử nghiệm tên lửa và hạt nhân sẽ không giúp Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Triều Tiên tăng cường an ninh,” bà Craft nói. “Chúng tôi tin tưởng rằng Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Triều Tiên sẽ dừng các hành động mang tính chất thù địch và đe dọa, và thay vào đó đưa ra một quyết định táo bạo là sẽ tham gia hợp tác với chúng tôi,” bà nói.
Gợi ý rằng sẽ đưa ra các biện pháp trừng phạt tiếp theo, bà Craft cho biết: “Nếu các sự kiện tiếp theo đi theo chiều hướng chúng tôi không mong muốn, thì chúng tôi, Hội đồng Bảo an này, tất cả phải sẵn sàng có những hành động tương ứng.”
Bà gọi các cuộc thử tên lửa tầm ngắn liên tục của Triều Tiên là “hết sức phản tác dụng” và, để thể hiện thái độ lên án trực tiếp của Hoa Kỳ, bà cho biết Bắc Triều Tiên đã vi phạm các nghị quyết của Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc.
Bà Craft dường như loại trừ khả năng Hoa Kỳ sẽ đáp ứng yêu cầu của Bắc Triều Tiên về việc Hoa Kỳ phải đưa ra quyết định vào những tuần cuối cùng của năm 2019. Bà nói rằng: “Hãy để tôi nói rõ: Hoa Kỳ và Hội đồng Bảo an có một mục tiêu - không phải là một hạn chót.”
Nhưng bà nói rằng Hoa Kỳ, quốc gia sử dụng vai trò Chủ tịch Hội đồng để triệu tập cuộc họp, đang hướng tới một thỏa thuận chung. “Chúng tôi vẫn sẵn sàng thực hiện các hành động song song và đồng thời thực hiện các bước cụ thể để đạt được thỏa thuận này. Chúng tôi đã sẵn sàng để có thể linh hoạt trong cách tiếp cận vấn đề.”
Ông Trump đã ca ngợi mối quan hệ của ông với nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un sau hội nghị thượng đỉnh đột phá vào năm ngoái tại Singapore và hai cuộc gặp sau đó.
Ông Trump, người khoe rằng mình ngăn chặn một cuộc chiến tranh, đã nói rằng ông sẽ rất ngạc nhiên khi Bắc Triều Tiên có những hành động thù địch.
Nhưng Bắc Triều Tiên - vốn không tham gia phiên họp thứ tư - đã cho thấy sự không hài lòng của mình kể từ hội nghị thượng đỉnh được cả thế giới mong chờ tại Hà Nội diễn ra vào hồi tháng Hai, một hội nghị mà đã kết thúc trong bế tắc.
Hai nước đã gặp nhau tại Stockholm vào tháng 10 để bắt đầu các cuộc đàm phán cấp cao, mặc dù Bắc Triều Tiên đã chỉ trích cuộc gặp này, cáo buộc Mỹ không đưa ra bất cứ đề nghị gì.
Trung Quốc và Nga, hai nước từng thận trọng thể hiện sự ủng hộ của mình đối với những sức ép lên Triều Tiên sau các vụ thử hạt nhân trong quá khứ, nói rằng họ sẽ phản đối các biện pháp trừng phạt tiếp theo.
“Hội đồng Bảo an phải xem xét lại các biện pháp trừng phạt để giảm bớt gánh nặng lên người dân Bắc Triều Tiên và tạo ra một môi trường hiệu quả để đối thoại,” Đại sứ Zhang Jun của Trung Quốc, đồng minh thân cận của Triều Tiên.
Đại sứ Nga tại Liên Hợp Quốc, Vassily Nebenzia, đã chỉ trích đường lối ngoại giao của Hoa Kỳ, nói rằng: “Hoa Kỳ không thể thể đạt được thỏa thuận nếu không đề nghị trao đổi bất cứ điều gì.”
Nhưng Nhật Bản và Hàn Quốc đều cho rằng Triều Tiên cần phải chịu trách nhiệm.
Hàn Quốc - quốc gia có Tổng thống ôn hòa, ông Moon Jae-in, đã mở đường cho việc ông Trump tiếp cận đại diện của Bình Nhưỡng - kêu gọi “người hàng xóm” tuân thủ các nghị quyết của Hội đồng Bảo an.
Đại sứ Bắc Triều Tiên nên “có ý định tham gia đối thoại với Hoa Kỳ và Hàn Quốc để tiến trình đàm phán có thể dẫn đến những kết quả cụ thể, ông Cho Hyun, Đại sứ Hàn Quốc cho biết.
Pháp và Anh, 2 quốc gia nắm quyền phủ quyết tại Hội đồng Bảo an, cũng kêu gọi Bắc Triều Tiên nắm bắt cơ hội về ngoại giao hiếm có mà ông Trump đưa ra.
“Giờ vẫn chưa phải là quá muộn,” Đại sứ Anh, Karen Karen, nói. “Bắc Triều Tiên vẫn có thể ngăn chặn khả năng tình trạng hiện nay trở nên tồi tệ hơn.”
Trần Minh Tuấn (Theo The Guardian)
Ý kiến bình luận:
Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!
(Thanh tra) - Một mạng lưới buôn lậu vàng và rửa tiền quốc tế đã bị Chính phủ Mỹ và Vương quốc Anh trừng phạt. Các biện pháp bao gồm phong tỏa tài sản, tịch thu tài sản và cấm đi lại, nhằm vào doanh nhân người Anh gốc Kenya, Kamlesh Pattni, một tay buôn lậu vàng "khét tiếng".
Hoài Phương
12:46 11/12/2024(Thanh tra) - Ông Benjamin Netanyahu là Thủ tướng đương nhiệm đầu tiên của Israel bị buộc tội trong lịch sử nước này.
Ngọc Anh
10:45 11/12/2024Bích Tuệ
15:10 10/12/2024Ngọc Anh
11:56 10/12/2024Ngọc Anh
12:58 05/12/2024Đức Anh
14:42 04/12/2024Ngọc Giàu
T.Lương
Đông Hà
Cảnh Nhật
Thu Huyền
Đông Hà
Đông Hà
Nguyễn Điểm
Kim Thành
Nam Dũng
Ngọc Giàu
Bảo Trân