Ca khúc: Tự hào người làm báo Thanh tra

Theo dõi Báo Thanh tra trên

Lo ngại tham nhũng trong cứu trợ lũ lụt tại Pakistan

Ngọc Anh

Thứ ba, 18/10/2022 - 21:53

(Thanh tra) - Tình hình tham nhũng "khủng" ở Pakistan đã làm dấy lên mối lo ngại các nguồn viện trợ lũ lụt sẽ bị lạm dụng, không thể đến được với nạn nhân ở các tỉnh bị ảnh hưởng.

Người dân bị ảnh hưởng bởi lũ lụt đứng xếp hàng dài để nhận thức ăn ở Rajanpur ngày 27/8. Ảnh: Asim Tanveer/AP

Trong một cuộc họp báo mới đây, Người Phát ngôn Bộ Ngoại giao Mỹ Ned Price cho biết, các cáo buộc tham nhũng "là điều chúng tôi thực sự quan tâm".

Sau khi lũ lụt tàn phá nhiều tỉnh của Pakistan, để lại đống đổ nát, việc cứu trợ thiên tai đã được chuyển đến Pakistan từ một số các quốc gia.

Tuy nhiên, các chính phủ, tổ chức phi chính phủ cứu trợ, Tổng Thư ký Liên hợp quốc và những người nổi tiếng, các chuyên gia quản lý thiên tai đều bày tỏ lo ngại về những vụ việc tham nhũng đã xảy ra nhiều lần đối với các khoản viện trợ nhân đạo cho lũ lụt ở Pakistan.

Theo Hãng Thông tấn ANI, trong trận lũ lụt năm 2005, các nạn nhân bị ảnh hưởng đã phải phải chịu khốn khổ bởi những kẻ xà xẻo nguồn cứu trợ. Thậm chí ngày nay, vấn nạn tham nhũng cố hữu vẫn đang diễn ra ở các khu vực nghèo khó của tỉnh Khyber Pakhtunkhwa và Balochistan - 2 tỉnh bị ảnh hưởng nặng nề nhất bởi lũ lụt ở Pakistan.

Vấn đề minh bạch về cứu trợ lũ lụt được đặt ra mạnh mẽ hơn khi năm 2021, quốc gia này tụt tới 16 bậc so với năm trước theo đánh giá chỉ số cảm nhận tham nhũng (CPI) của Tổ chức Minh bạch Quốc tế (TI). Từ 31 điểm (thang điểm 100), ở vị trí 124 xuống còn 28 điểm, xếp thứ 140 trên tổng số 180 quốc gia, vùng lãnh thổ.

Pakistan đã chứng kiến những trận lũ lụt lớn tàn phá đất nước, dẫn đến thiệt hại lớn về người và cơ sở hạ tầng.

Những ngôi nhà bị bao vây bởi nước lũ ở Jaffarabad, Pakistan, ngày 1/9/2022. Ảnh: Zahid Hussain/AP

Trong báo cáo mới nhất, Bộ trưởng Tài chính Pakistan Ishaq Dar cho biết, mưa lũ từ giữa tháng 6 vừa qua tại nước này đã làm hơn 1.700 người thiệt mạng và 7,9 triệu người phải sơ tán.

Tỷ lệ tử vong cao nhất được ghi nhận ở Sindh, Balochistan, và Khyber Pakhtunkhwa.

Còn theo Cơ quan Ứng phó thảm họa quốc gia Pakistan, đợt mưa lũ này ảnh hưởng đến 33 triệu người, làm hư hại hơn 2 triệu nhà ở, khiến hàng trăm nghìn người phải sống trong lều hoặc nhà tạm.

Mới đây, phát biểu tại Washington (Mỹ) nhân dịp tham dự các hội nghị của Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF) và Ngân hàng Thế giới (WB), Bộ trưởng Tài chính Pakistan cho biết, một nghiên cứu mới được thực hiện với sự ủy nhiệm của WB và Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB) cho thấy thiệt hại do đợt mưa lũ này tại Pakistan lên tới 32,4 tỷ USD và nước này sẽ cần 16,2 tỷ USD để tái thiết và phục hồi.

Ông đánh giá, Pakistan phải mất gần 3 năm mới có thể phục hồi sau đợt lũ lụt này.

Dòng nước lũ ở Balochistan, Pakistan, ngày 26/8. Ảnh: Fida Hussain/AFP/Getty Images

Trong một báo cáo mới công bố, Văn phòng Điều phối các vấn đề nhân đạo của Liên hợp quốc (OCHA) lo ngại lũ lụt có thể khiến mất an ninh lương thực tại Pakistan trầm trọng thêm và khoảng 5,7 triệu người ở các vùng chịu ảnh hưởng đối mặt với khủng hoảng lương thực trong thời gian từ tháng 9 đến tháng 11.

Trước đó, ngày 30/8, Pakistan đã kêu gọi hỗ trợ ban đầu khoảng 160 triệu USD và chỉ trong vòng vài tuần cộng đồng quốc tế đã cam kết hỗ trợ một phần lớn trong số này.

Ngày 4/10, Pakistan kêu gọi hỗ trợ 816 triệu USD và đến nay đã có các cam kết hỗ trợ hơn 205 triệu USD.

Bộ trưởng Tài chính Pakistan Ishaq Dar cho biết, Pakistan cam kết tiến hành các cải cách kinh tế: "Chúng tôi xác định cần phải hoàn tất một cách thành công chương trình cải cách này, cho dù phải nỗ lực hơn nữa". Theo ông, việc này "phát đi tín hiệu tích cực đến cộng đồng quốc tế và thị trường".

Cuối tháng 8 vừa qua, IMF đã giải ngân 1,1 tỷ USD cho Pakistan trong gói cứu trợ 6 tỉ USD ký kết năm 2019 khi Chính phủ mới của Thủ tướng Shehbaz Sharif thúc đẩy cải cách.

Ý kiến bình luận:

Ý kiến của bạn sẽ được xét duyệt khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.

Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!

Tin cùng chuyên mục

Mạng lưới buôn lậu vàng, rửa tiền quốc tế bị trừng phạt

Mạng lưới buôn lậu vàng, rửa tiền quốc tế bị trừng phạt

(Thanh tra) - Một mạng lưới buôn lậu vàng và rửa tiền quốc tế đã bị Chính phủ Mỹ và Vương quốc Anh trừng phạt. Các biện pháp bao gồm phong tỏa tài sản, tịch thu tài sản và cấm đi lại, nhằm vào doanh nhân người Anh gốc Kenya, Kamlesh Pattni, một tay buôn lậu vàng "khét tiếng".

Hoài Phương

12:46 11/12/2024

Tin mới nhất

Xem thêm