Ca khúc: Tự hào người làm báo Thanh tra

Theo dõi Báo Thanh tra trên

"Lỗ hổng" nghiêm trọng trong ngành Hàng không quốc tế

Thứ ba, 11/03/2014 - 22:31

(Thanh tra)- Việc phát hiện hai hành khách sử dụng hộ chiếu giả lên chiếc máy bay mất tích của hãng Hàng không Malaysia có số hiệu MH370 vào ngày 8/3 vừa qua, cho thấy “lỗ hổng” nghiêm trọng trong việc rà soát hành khách đi máy bay vẫn còn tồn tại, sau hơn 12 năm cả thế giới thắt chặt an ninh hàng không kể từ vụ khủng bố 11/9.

Vào năm 2002, Interpol đã tạo ra một hệ thống cơ sở dữ liệu lưu giữ hơn 40 triệu hồ sơ các trường hợp hộ chiếu bị mất. Tuy nhiên, trích dẫn thông tin từ tờ Bloomberg, sau khi vụ “máy bay mất tích” xảy ra, cảnh sát quốc tế cho biết, trong năm ngoái (2011), hơn 1 tỷ chuyến bay trên thế giới không thực hiện việc rà soát cơ sở dữ liệu của Interpol, điều này có nghĩa là đã có vô vàn trường hợp sử dụng hộ chiếu giả mạo bị bỏ qua, cũng đồng nghĩa với việc tạo sơ hở cho các tổ chức khủng bố tấn công an ninh ngành Hàng không.


Sự thiếu nhất quán quốc tế trong việc kiểm tra hộ chiếu có thể lý giải cho việc hai hành khách trên chuyến bay có số hiệu MH370 của hãng Hàng không Malaysia tại Kuala Lumpur đã sử dụng hộ chiếu của hai công dân châu Âu và được lưu trong cơ sở dữ liệu của Interpol, tuy nhiên hãng Hàng không Malaysia đã không tiến hành kiểm tra dữ liệu trên.


Ông Rohan Gunaratna, người đứng đầu Trung tâm Nghiên cứu Quốc tế về Nghiên cứu Chính trị và Khủng bố tại Singapore cho hay, “Malaysia nên phải kiểm tra cơ sở dữ liệu của Interpol lưu giữ hồ sơ những hộ chiếu bị mất và đánh cắp”. Ông nhấn mạnh rằng cập nhật các trường hợp hộ chiếu bị mất và đánh cắp, cũng như việc kiểm tra, rà soát hộ chiếu trên cơ sở dữ liệu Interpol là bắt buộc đối với mỗi quốc gia, với tất cả các cơ quan nhập cư và an ninh.


Việc hai hành khách trên chuyến bay mất tích sử dụng hộ chiếu giả và mất tín hiệu khỏi màn hình rardar đã làm dấy lên sự quan ngại vụ máy bay mất tích có liên quan đến chủ nghĩa khủng bố. Được biết, hai hành khách bị mất hộ chiếu đến từ Áo và Italya. Họ đã trình báo bị mất cắp hộ chiếu trong năm 2012, 2013 tại Thái Lan.


Tại Thái Lan, vấn đề khách nước ngoài bị mất hộ chiếu thường xuyên xảy ra, phổ biến nhất là hộ chiếu của các công dân đến từ Anh, Nga, Pháp. Theo báo cáo của cảnh sát Thái Lan, trong năm ngoái, có tới 2.475 trường hợp. Có thể nói, Thái Lan là “trung tâm toàn cầu” cho tài liệu giả mạo, chủ yếu là phục vụ các nhóm tội phạm quốc tế liên quan đến việc buôn bán người, theo ông Anthony Davis, một nhà phân tích an ninh Bangkok.


Trở lại vấn đề rà soát cơ sở dữ liệu hộ chiếu bị mất, theo Interpol, chỉ có 1 số ít quốc gia sử dụng hệ thống cơ sở dữ liệu tìm kiếm của cơ quan này để xác định xem hành khách đó có sử dụng hộ chiếu ăn cắp hay không. Theo thống kê trên toàn thế giới, có hơn 800 triệu lệnh tìm kiếm được thực hiện mỗi năm và trung bình có 60.000 trường hợp được tìm thấy. Trong số đó, Mỹ thực hiện tìm kiếm trong cơ sở dữ liệu khoảng 250 triệu lần/năm; Anh 120 triệu lần/năm và Các tiểu Vương quốc Ả rập là 50 triệu lần/ năm.

Mặc dù việc sử dụng hộ chiếu ăn cắp đã được cảnh báo từ năm 1973, theo Interpol, ngay sau khi dịch vụ du lịch quốc tế bùng nổ. Cùng với sự phát triển của du lịch, các băng đảng tội phạm, khủng bố cũng đã sử dụng hộ chiếu và giấy tờ tùy thân ăn cắp để qua mặt các cơ quan an ninh, nhằm phục vụ các hoạt động buôn lậu, khủng bố. Hay nói cách khác, "việc sử dụng hộ chiếu ăn cắp là "lá cờ đỏ" mà chủ nghĩa khủng bố có thể tận dụng cơ hội", ông Peter King, thành viên của Ủy ban Tình báo và an ninh nội địa Mỹ trả lời phóng vấn của tờ Bloomberg ngày hôm nay (11/3). 

Tuy nhiên, trên thực tế, các cơ quan an ninh hàng không vẫn xem nhẹ và chưa nắm rõ mức độ nguy hại khi để hở "lỗ hổng" sử dụng hộ chiếu ăn cắp của tội phạm.


Đến thời điểm hiện tại, vẫn chưa có bằng chứng nào cho thấy hai hành khách sử dụng hộ chiếu giả có liên quan đến sự mất tích của chiếc máy bay Boeing 777-200 của hãng Hàng không Malaysia vào ngày 8/3. Công cuộc tìm kiếm vẫn đang được tích cực diễn ra, tuy nhiên, chưa có manh mối nào giải thích sự biến mất bí ẩn của chiếc máy bay trên.

Minh Việt

Ý kiến bình luận:

Ý kiến của bạn sẽ được xét duyệt khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.

Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!

Tin cùng chuyên mục

Mạng lưới buôn lậu vàng, rửa tiền quốc tế bị trừng phạt

Mạng lưới buôn lậu vàng, rửa tiền quốc tế bị trừng phạt

(Thanh tra) - Một mạng lưới buôn lậu vàng và rửa tiền quốc tế đã bị Chính phủ Mỹ và Vương quốc Anh trừng phạt. Các biện pháp bao gồm phong tỏa tài sản, tịch thu tài sản và cấm đi lại, nhằm vào doanh nhân người Anh gốc Kenya, Kamlesh Pattni, một tay buôn lậu vàng "khét tiếng".

Hoài Phương

12:46 11/12/2024

Tin mới nhất

Xem thêm