Theo dõi Báo Thanh tra trên
Thứ bảy, 19/03/2011 - 22:17
Sáng 18-3 (giờ Việt Nam), Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc đã bỏ phiếu thông qua nghị quyết cho phép thiết lập vùng cấm bay ở Libya cũng như thực hiện mọi biện pháp cần thiết - ngôn từ dùng cho hành động quân sự để bảo vệ dân thường trước lực lượng của nhà lãnh đạo Libya Muammar Gaddafi.
Quân nổi dậy Libya
Nghị quyết do Pháp, Anh, Lebanon và Hoa Kỳ soạn thảo được 10 trong số 15 nước thành viên của Hội đồng Bảo an ủng hộ. Nga, Trung Quốc, Đức, Ấn Độ và Brazil bỏ phiếu trắng. Nghị quyết trước tiên kêu gọi sự can thiệp về mặt ngoại giao từ các nước thành viên, nhưng nếu cần thiết sẽ bao gồm cả các biện pháp quân sự. Theo đó, các nước được phép tiến hành bất kỳ phương án nào từ thiết lập vùng cấm bay đến áp dụng lệnh ngừng bắn và thậm chí có thể tiến hành không kích nhằm ngăn chặn những hành động đàn áp người nổi dậy của ông Gaddafi.
Cuộc bỏ phiếu diễn ra trong bối cảnh đại tá Gaddafi tuyên bố với quân nổi dậy rằng, quân đội Libya sẽ tấn công vào thành phố Benghazi - căn cứ địa của quân nổi dậy và sẽ không khoan nhượng đối với bất cứ hành động chống đối nào.
Chính quyền Libya đã lên tiếng phản đối Nghị quyết của Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc cho rằng nó sẽ “đe dọa tới sự thống nhất” của Libya và nó như là một lời kêu gọi người dân Libya giết hại lẫn nhau. “Nghị quyết này cho thấy một quan điểm mang đầy tính gây hấn của cộng đồng quốc tế, đe dọa tới sự toàn vẹn lãnh thổ của Libya và sự ổn định của quốc gia”, Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Libya Khaled Kaaim cho biết.
Trái lại, tại những thị trấn mà quân nổi dậy đang chiếm đóng ở khu vực phía đông Libya đã diễn ra những cuộc ăn mừng với những tràng súng chỉ thiên khi tin tức về Nghị quyết của Liên Hợp Quốc được đưa tới.
Lực lượng nổi dậy hiện vẫn đang chiến đấu quyết liệt với quân đội chính phủ Lybia bằng nhiều loại vũ khí trong đó có AK-47, súng máy, pháo phòng không và cả tên lửa. Lực lượng này khẳng định rằng họ có thể giành chiến thắng trước quân đội Libya trong các cuộc giao tranh dưới mặt đất nếu như các máy bay và xe tăng chiến đấu của đại tá Gaddafi bị vô hiệu hóa.
Pháp, Anh, Mỹ, Canada, Australia bày tỏ sự ủng hộ nghị quyết của Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc. Pháp dường như là nước hăng hái nhất trong việc hưởng ứng nghị quyết của Liên Hợp Quốc về vùng cấm bay tại Libya. Ngay sau khi nghị quyết được thông qua, người phát ngôn của Chính phủ Pháp - ông Francois Baroin tuyên bố, các cuộc tấn công sẽ diễn ra “nhanh chóng ... chỉ trong vòng vài giờ”. Ông Baroin cho biết, mục đích của hành động quân sự này là “bảo vệ người dân Libya và giúp họ trên con đường giành tự do, điều đó có nghĩa là lật đổ chế độ Gaddafi”. Thủ tướng Australia Julia Gillard cho biết, Chính phủ Australia hoàn toàn đồng ý và tán thành với Nghị quyết thành lập khu cấm bay. Bà cho rằng đây là một bước tiến quan trọng nhằm ngăn chặn các cuộc tấn công nhằm vào người dân Libya. Cũng theo bà Julia Gillard, Australia là một trong những quốc gia đầu tiên kêu gọi cần có một hành động mang tính quyết định bởi cộng đồng quốc tế, trong đó bao gồm việc thiết lập vùng cấm bay. Ngoại trưởng Anh William Hague cho rằng, Nghị quyết của Liên Hợp Quốc là hết sức cần thiết “nhằm tránh những cuộc đổ máu và cố gắng ngăn chặn các cuộc tấn công nhằm vào dân thường”. “Nghị quyết đã đặt trách nhiệm lên vai của các thành viên trong Liên Hợp Quốc, và đây là trách nhiệm mà nước Anh sẽ hoàn toàn hưởng ứng”, ông William Hague nói. Đại diện Mỹ tại Liên Hợp Quốc tuyên bố, Mỹ đang chủ động tiến hành các kế hoạch tấn công trên không và những mục tiêu thả bom có thể. Báo chí Canada đưa tin Chính phủ nước này đã lên kế hoạch gửi 6 máy bay chiến đấu nhằm ủng hộ việc thiết lập vùng cấm bay. Bản báo cáo cho biết, quân đội Canada sẽ bay bên cạnh quân đội Mỹ, Anh, Pháp và nhiều quốc gia khác. Na Uy cho biết sẽ tham gia hành động quân sự chống Libya. Đan Mạch cũng đang chờ quốc hội thông qua việc triển khai máy bay chiến đấu F-16 tới Libya.
Trong khi đó, Nga tỏ ý lo ngại xảy ra hậu quả tiêu cực nếu cộng đồng quốc tế can thiệp quân sự vào Libya. Mặc dù bỏ phiếu trắng, tức là không phủ quyết, nhưng Nga lo ngại việc thi hành chế độ cấm bay trên bầu trời Libya sẽ dẫn thới can thiệp quân sự qui mô mà hậu quả là làm các dân thường thiệt hại. Đại diện của Nga tại Liên Hợp Quốc, ông Vitaly Churkin nói, Matxcơva cho rằng con đường ngắn nhất đưa đến an ninh tại Libya là chấm dứt hỏa lực, chứ không phải là can thiệp quân sự.
Trước đó, con trai của Đại tá Gaddafi là Moamer Gadhafi cho biết gia đình anh không lo sợ sau khi Liên Hợp Quốc ra nghị quyết cho phép không kích Libya. “Chúng tôi sống ở nước chúng tôi, với người dân của chúng tôi. Chúng tôi không sợ”. Các người không thể giúp dân chúng nếu các người định đánh bom và giết người Libya. Các người sẽ tiêu diệt một đất nước. Không ai vui vẻ gì với điều này cả”.
(Theo Đại Đoàn Kết)
Ý kiến bình luận:
Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!
(Thanh tra) - Một mạng lưới buôn lậu vàng và rửa tiền quốc tế đã bị Chính phủ Mỹ và Vương quốc Anh trừng phạt. Các biện pháp bao gồm phong tỏa tài sản, tịch thu tài sản và cấm đi lại, nhằm vào doanh nhân người Anh gốc Kenya, Kamlesh Pattni, một tay buôn lậu vàng "khét tiếng".
Hoài Phương
12:46 11/12/2024(Thanh tra) - Ông Benjamin Netanyahu là Thủ tướng đương nhiệm đầu tiên của Israel bị buộc tội trong lịch sử nước này.
Ngọc Anh
10:45 11/12/2024Bích Tuệ
15:10 10/12/2024Ngọc Anh
11:56 10/12/2024Ngọc Anh
12:58 05/12/2024Đức Anh
14:42 04/12/2024Ngọc Giàu
T.Lương
Đông Hà
Cảnh Nhật
Thu Huyền
Đông Hà
Đông Hà
Nguyễn Điểm
Kim Thành
Nam Dũng
Ngọc Giàu
Bảo Trân