Theo dõi Báo Thanh tra trên
Thứ ba, 22/10/2019 - 08:24
(Thanh tra)- Cuộc biểu tình phản đối tình trạng tham nhũng, đói nghèo chưa có dấu hiệu lắng xuống tại Lebanon khi bước sang ngày thứ 5 liên tiếp.Người biểu tình trước Nhà thờ Hồi giáo Muhammad al-Amin ở trung tâm Thủ đô Beirut, Lebanon, ngày Chủ nhật 20/10. Ảnh: Wael Hamzeh/EPA
Đây là lần thứ hai bùng phát làn sóng biểu tình trên cả nước tại Lebanon trong tháng 10 và được coi là làn sóng biểu tình lớn nhất nước này trong 14 năm qua, kể từ sau cuộc Cách mạng Cedar hồi năm 2005.
Ngày 21/10, ngày thứ 5 của cuộc tuần hành, những người biểu tình tập trung phản đối một Chính phủ quản lý yếu kém, các dịch vụ nghèo nàn và nền kinh tế trì trệ.
Trước đó, ngày 20/10, họ đã xuống đường ở hầu hết các trung tâm đô thị để chống lại các quan chức mà họ cho rằng, đang ngăn cản việc cải cách đất nước và ra sức tận thu bằng cách đánh thuế đối với cả người nghèo.
Những bất đồng ý kiến dẫn tới cuộc biểu tình nổ ra vào thứ Năm, ngày 17/10, sau khi Chính phủ thảo luận về khả năng áp thuế đối với nhiên liệu, thuốc lá, các ứng dụng gọi điện của WhatsApp và internet, cùng với các sản phẩm xa xỉ, bên cạnh việc tăng thuế giá trị gia tăng trong ngân sách Nhà nước năm 2020. Trong đó, khoản thu cho ứng dụng WhatsApp là 6USD mỗi tháng.
Đến ngày 18/10, theo kênh truyền hình địa phương Al Jadeed, hàng nghìn người tiếp tục chặn các tuyến đường trên khắp Lebanon và hô vang khẩu hiệu chống Chính phủ, trong khi cáo buộc các chính trị gia bị tha hóa, tham ô và tước đoạt quyền lợi cơ bản của nhân dân.
Một vài người biểu tình đã phóng hỏa một tòa nhà gần trung tâm Thủ đô Beirut, khiến cho các lực lượng an ninh nước này phải sử dụng hơi cay để giải tán đám đông.
Thủ tướng Lebanon Saad al-Hariri đã buộc phải hủy cuộc họp Nội các dự kiến diễn ra cùng ngày và cho biết, nước này đang trải qua một "giai đoạn khó khăn chưa từng có".
Thủ tướng Hariri cũng cho rằng, các nỗ lực của ông nhằm ban hành cải cách đã bị các quan chức trong Chính phủ ngăn cản, song ông không nêu cụ thể đó là những người nào. Ông Hariri đã đưa ra thời hạn 72 giờ cho "các đối tác của ông trong Chính phủ" để chấm dứt việc gây trở ngại cải cách, nếu không ông sẽ có một cách tiếp cận khác.
Sau đó, các cuộc biểu tình được diễn ra hòa bình, tiếp tục được mở rộng về quy mô nhằm thúc ép các nhà lãnh đạo Lebanon có những hành động thích hợp.
Cờ của Lebanon bay rợp trời Thủ đô Beirut trong ngày Chủ nhật 20/10, không xuất hiện cờ của các nhóm chính trị hoặc lực lượng quân dân - một điều hiếm thấy trong các cuộc biểu tình trước đó.
Sheikh Fadi Saad, một giáo sĩ dòng Shia nói: “Các chính trị gia và những lĩnh vực mà họ đại diện đều có tham nhũng. Tôi có 2 người con trai, một đang ở Lyon và một ở Versaille (2 thành phố của Pháp- PV); tại sao chúng phải làm việc ở đó? Bởi lòng tự trọng, chân giá trị ở trong nước đã mất đi rồi!".
Các cuộc biểu tình không phải là hiếm ở Lebanon, nhưng với quy mô như những ngày này là lần đầu tiên kể từ sau cuộc cách mạng được quốc tế gọi với tên "Cách mạng Cedar" vào năm 2005 - dẫn đến lực lượng Syria phải rời khỏi nước này sau 15 năm chiếm đóng.
Thời điểm đó được cho là mở ra một kỷ nguyên quản trị mới đối với Lebanon, khi mà các quan chức địa phương được tự do hơn để quản lý các vấn đề trong nước. Tuy nhiên, tham nhũng đã tràn lan và chủ nghĩa gia đình trị chiếm giữ các thể chế Nhà nước, khoảng cách giàu nghèo mở rộng.
Nền kinh tế của Lebanon báo động với khoản nợ quốc gia gần chạm mức 150% GDP và đang trong chiều hướng gia tăng, dự trữ Ngân hàng Trung ương giảm 30% trong năm qua và đồng nội tệ tụt dốc so với USD trong những tháng gần đây.
Ali, 32 tuổi, là một trong số hàng nghìn người Lebanon thất nghiệp, cho biết: “Với “bàn tay vô hình”, các chính trị gia sẽ sớm bắt đầu nói đây là “âm mưu chống chính quyền”, đây là sự sai trái. Nhưng cũng chính “bàn tay vô hình”... đã đánh thức lòng tự trọng của chúng tôi. Chúng tôi đã im lặng và đã bị dùng “thuốc an thần” quá lâu. Giờ chúng tôi đã tỉnh giấc. Họ không hề đứng về phía chúng tôi – những người có lòng tự trọng. Và chúng tôi sẽ cho họ thấy lòng tự trọng đó”.
Sự mất giá của đồng tiền trong nước được xem như một cú hích lớn đối với các nhà kinh tế và ngoại giao trong việc thúc giục các nhà lãnh đạo Lebanon đưa ra những cải cách sâu rộng nhằm tăng doanh thu và mở đường cho 11 tỷ USD các khoản vay mềm và những khoản tài trợ để có thể kích thích nền kinh tế thuận lợi.
Gói viện trợ của Pháp được tập trung lại. Pháp nhấn mạnh vào những nỗ lực cụ thể để thay đổi một mạng lưới bảo trợ mang tính cố thủ sâu sắc, mà ở đó đã chứng kiến các nhà chính trị “hút” hàng tỷ USD từ ngân sách Nhà nước để sử dụng vào việc chi trả cho các “ân nhân” và cho những phiếu bầu...
Hôm 19/10, lãnh đạo phong trào Hezbollah tại Lebanon, ông Sayyed Hassan Nasrallah đã kêu gọi một chương trình nghị sự mới và "tinh thần mới". Ông nhấn mạnh rằng, các cuộc biểu tình đang diễn ra cho thấy, các biện pháp tiến hành để vực dậy nền kinh tế không phải là việc áp thuế mới.
Một phụ nữ ở trung tâm Thủ đô Beirut, người không muốn nêu tên, nói: “Các chính trị gia không có lòng tốt, sự nhân từ. Họ đã lấy cắp tiền lương và sinh kế của chúng tôi. Tôi có một đứa con trai. Tôi không đủ khả năng gửi con tới trường. Tại sao con tôi không thể tới trường? Tại sao tôi không có bảo hiểm? Tại sao tôi không có điện? Tại sao rác ngập trên đường phố nơi tôi sống? Tuổi trẻ của chúng tôi đã bị đầu độc bởi thất nghiệp, cha mẹ chúng tôi sắp chết bởi chúng tôi không đủ khả năng để được chăm sóc sức khỏe tốt. Tôi hy vọng chúng ta có thể bỏ đi nơi khác và để lại vùng đất tàn tro này cho họ”.
Ngay cạnh đó là Hussein el Hek, 21 tuổi, cũng thất nghiệp, nói: “Thức ăn ngon là một thứ xa xỉ. Tôi chưa nhìn thấy một chính trị gia nào hy sinh một mức lương... Họ không chỉ ăn cắp, mà còn ăn cắp không biết xấu hổ... Các chính trị gia đang tại vị lâu hơn mức mà họ xứng đáng. Và khi họ rời đi, chúng tôi phải tiếp tục đối phó với con cái của họ”.
“Tôi không đủ khả năng trang trải cho cuộc sống hàng ngày, không đủ khả năng để yêu một ai đó, không đủ khả năng để kết hôn, và không đủ khả năng để chăm sóc sức khỏe bản thân. Đây là lý do chúng tôi phản đối”, Hussein el Hek nói trong chua xót.
Hoài Phương
Ý kiến bình luận:
Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!
(Thanh tra) - Một mạng lưới buôn lậu vàng và rửa tiền quốc tế đã bị Chính phủ Mỹ và Vương quốc Anh trừng phạt. Các biện pháp bao gồm phong tỏa tài sản, tịch thu tài sản và cấm đi lại, nhằm vào doanh nhân người Anh gốc Kenya, Kamlesh Pattni, một tay buôn lậu vàng "khét tiếng".
Hoài Phương
12:46 11/12/2024(Thanh tra) - Ông Benjamin Netanyahu là Thủ tướng đương nhiệm đầu tiên của Israel bị buộc tội trong lịch sử nước này.
Ngọc Anh
10:45 11/12/2024Bích Tuệ
15:10 10/12/2024Ngọc Anh
11:56 10/12/2024Ngọc Anh
12:58 05/12/2024Đức Anh
14:42 04/12/2024Ngọc Giàu
T.Lương
Đông Hà
Cảnh Nhật
Thu Huyền
Đông Hà
Đông Hà
Nguyễn Điểm
Kim Thành
Nam Dũng
Ngọc Giàu
Bảo Trân