Ca khúc: Tự hào người làm báo Thanh tra

Theo dõi Báo Thanh tra trên

Kỳ V: Nhiều xã hội ngày càng cởi mở hơn

Thứ sáu, 05/07/2013 - 13:55

(Thanh tra)- Tháng 1/2013, Tòa án Tối cao Đài Loan đã xem xét việc cho kết hôn giữa những người cùng giới tính. Thứ trưởng Bộ Tư pháp Đài Loan Chen Ming-tang gợi ý cần nghiên cứu về thái độ xã hội đối với hôn nhân cùng giới để làm cơ sở quyết định.

4 người đồng tính đến từ Thái Lan tham gia vào sự kiện Gay Pride March tại Đài Bắc, Đài Loan, ngày 27/10/2012. Cùng hơn 50.000 người khác, họ tuần hành để yêu cầu hợp pháp hóa hôn nhân đồng tính và quyền bình đẳng cho người đồng tính, người chuyển giới. Ảnh: EPA

>> Kỳ IV: Nga: Chưa sẵn sàng chấp nhận
>>Kỳ III: Australia: Quốc hội nói không với hôn nhân đồng giới
>> Kỳ II: Mỹ: Tổng thống ủng hộ hôn nhân đồng tính
>> Kỳ I: Pháp: Hôn nhân cho mọi người

Hồi cuối tháng 10 năm ngoái, hơn 50.000 người đã xuống đường ở thành phố Đài Bắc của vùng lãnh thổ Đài Loan (Trung Quốc) để bày tỏ sự ủng hộ quyền của người đồng tính, kêu gọi chính quyền tôn trọng sự đa dạng trong gia đình và hợp pháp hóa hôn nhân đồng tính.


Những người tụ tập đã trương biểu ngữ, hô to các khẩu hiệu khi ban tổ chức loan báo khai mạc cuộc tuần hành hằng năm. Nhiều nghệ sĩ Hồng Công cũng có mặt, trong đó có ca sĩ Hoàng Thiên Diệu, người đã công khai nhận mình là người đồng tính.


Ban tổ chức cuộc xuống đường cho biết, mặc dù xã hội Đài Loan có thái độ chấp nhận tình trạng đồng tính nhiều hơn, nhưng vẫn chưa chấp nhận hôn nhân giữa những người thuộc thành phần này.


Ở khía cạnh liên quan, một cuộc thăm dò vào tháng 9/2012 của Nhật báo United Daily News cho thấy, 55% số người Đài Loan được hỏi cho biết ủng hộ hôn nhân đồng tính. Chỉ có 37% số người tham gia khảo sát bày tỏ sự không ủng hộ việc làm này. Đáng nói là, có tới 61% số người không chấp nhận con cái của mình là đồng tính và chỉ có 37% nói rằng họ có thể chấp nhận.


Trước đó, vào tháng 8, 2 người phụ nữ là Hoàng Mỹ Du (hay Fish Huang) và Du Nhã Đình (You Ya-ting), đều 30 tuổi, đã được Thích Chiêu Tuệ (Shih Chao-hui), sư cô tại một ngôi chùa ở Đào Nguyên, miền Bắc Đài Loan, làm đám cưới cho.

Trả lời phỏng vấn AFP, cô Fish Huang cho biết, sau 6 năm chung sống, họ muốn gắn bó với nhau suốt đời. “Tôi cho rằng, đó là quyền con người của họ. Họ có thể tự do kết hôn và chúng ta phải tôn trọng họ”, sư cô Thích Xuân, có mặt tại buổi lễ, nói. Cũng theo vị ni này, “chẳng có gì khác nếu 2 người khác giới hay đồng giới chừng nào họ yêu nhau và họ hạnh phúc”.


BBC cho biết, trước đây đã có đám cưới đồng tính nữ ở Đài Loan, nhưng mang tính dân sự, không tôn giáo. (Vào năm 2011, tại Đài Loan, khoảng 80 cặp đồng tính thuộc cả 2 giới đã tổ chức một nghi thức tập thể để khẳng định cam kết chung sống, nhằm thu hút sự chú ý của truyền thông và công luận).

Cần nói thêm, tại Đài Loan, chính quyền cũng đã cân nhắc một điều luật cho phép các cặp đồng tính được quyền kết hôn với nhau. Không chỉ có vậy, theo các quan chức Đài Loan, điều luật là một phần của Luật Nhân quyền Cơ bản này còn cho phép các cặp vợ chồng đồng tính nhận con nuôi. Nếu được thông qua, Đài Loan sẽ là địa điểm đầu tiên ở châu Á chính thức thừa nhận hôn nhân của những người đồng tính.

Tất nhiên, để hợp pháp hóa hôn nhân đồng tính, chính quyền Đài Loan sẽ phải sửa Bộ luật Dân sự và hàng loạt văn bản luật khác liên quan đến quan hệ huyết thống, thuế hoặc bảo hiểm y tế. Mà, những điều này thì không không thể làm trong ngày một, ngày hai.Đám cưới của cô Fish Huang và You Ya-ting. Ảnh: Reuters

Nhìn sang Lào, trong nỗ lực ngăn chặn sự lây lan của HIV/AIDS, Chính phủ nước này đã buộc phải thừa nhận sự tồn tại của những người đồng tính hay chuyển đổi giới tính - katheoy - vì họ là đối tượng có nguy cơ lây nhiễm cao nhất. Chỉ riêng tại Thủ đô Viêng Chăn đã có ít nhất 3 trung tâm chăm sóc sức khỏe nam giới mà mục tiêu chủ yếu là hướng đến những người chuyển giới và bạn tình của họ. Các trung tâm này được trang bị hệ thống Internet miễn phí. Học viên được theo học những lớp dạy nhảy và chương trình hòa nhập xã hội, bên cạnh những khóa học về an toàn tình dục. Tại trung tâm còn có phòng khám chuyên về các bệnh lây nhiễm qua đường tình dục.

Theo Rob Gray, nhân viên Quỹ Từ thiện Dịch vụ Cộng đồng Quốc tế, kết quả một nghiên cứu của Chính phủ Lào năm 2008 cho thấy, tỷ lệ lây nhiễm HIV/AIDS trong nhóm quan hệ đồng giới nam cao nhất tại nước này, tới 5,6%, thậm chí hơn cả đối tượng mại dâm nữ.

Tuy nhiên, để thay đổi thái độ và hành vi của giới chức đối với vấn đề chuyển giới, đồng tính nam là chuyện không dễ dàng dù vấn đề này đã ngày càng trở nên cởi mở hơn. Cách đây vài năm, BBC từng dẫn lời TS Chansy Phimphachanh, Giám đốc Trung tâm Phòng, chống HIV/AIDS của Chính phủ Lào cho biết, để các quan chức cấp cao có thể hiểu và đối diện với điều này quả thực là một cuộc đấu tranh.

Chính phủ Lào đang có những bước đi đầu tiên trong việc công nhận một cách đầy đủ hơn những người thuộc giới tính thứ 3. “Tôi chỉ muốn mình được chấp nhận và không bị gạt ra lề xã hội”, một người đồng tính nói cho mình nhưng cũng là mong mỏi của nhiều katheoy khác.

Được biết, ngày 25/6/2012, giới đồng tính Lào đã lần đầu tiên có cuộc tập hợp trong một lễ hội diễn ra dưới sự bảo trợ của Đại sứ quán Mỹ tại Thủ đô Viêng Chăn. Không ồn ào nhưng sự kiện này được đánh giá là bước tiến bộ hướng tới việc thừa nhận quyền của người đồng tính trong một xã hội đến giờ vẫn bị coi là khá bảo thủ.

Khi đó, Người Phát ngôn của Đại sứ quán Mỹ tại Viêng Chăn, ông Mike Prynor, cho AFP biết qua điện thoại, đây chỉ là bước đầu tiên, sự kiện này “nhằm mục đích đưa ra thông điệp rằng, bất kể xu hướng giới tính thế nào thì mỗi người đều phải được đối xử trân trọng và đều có thể đóng góp cho xã hội một cách bình đẳng”.

Theo truyền thông phương Tây, tại Lào, những người đồng tính hay chuyển đổi giới tính vẫn thường là nạn nhân của thái độ phân biệt đối xử, đặc biệt trong lĩnh vực tuyển dụng lao động. Vì vậy, khá đông người đồng tính Lào buộc phải làm những nghề về đêm hoặc bị đẩy vào các dịch vụ tình dục.

Tại Thái Lan, “số người đồng tính và người có vấn đề về giới tính ngang bằng nhau. Nhiều người đàn ông tỏ ra ẻo lả, nếu không đồng tính thì nhiều người trong số họ cũng là những người chuyển đổi giới tính" - Suttirat Simsiriwong, một người chuyển đổi giới tính cho biết.

Có điều, người Thái Lan rất cởi mở trong quan niệm giới tính. Cho nên, đã có trường học như Trường Trung học Kampang ở vùng Đông Bắc, nơi có không ít học sinh có vấn đề về giới tính, đây vẫn là một chuyện hoàn toàn bình thường. Thậm chí, lãnh đạo nhà trường đã cho xây dựng một nhà vệ sinh cho những học sinh thuộc giới tính thứ 3, các học sinh nam muốn chuyển đổi giới tính hay đồng tính, trong sự ủng hộ của các em.

Nhưng, nói như vậy không có nghĩa là xã hội Thái Lan đã hoàn toàn “nói không” với sự kỳ thị người đồng tính hay người chuyển đổi giới tính. Và, vì thế, những người dạng này có thể dễ dàng tìm được việc làm trong làng giải trí, ngành chăm sóc sắc đẹp, giới truyền thông, kể cả… bán dâm, nhưng họ khó thể tìm được vị trí xứng đáng ở hệ thống tư pháp hay ngân hàng.

Để dần khắc phục những tồn tại này, ở Thái Lan, một nhóm làm việc gồm các chuyên gia lập pháp và các nhà hoạt động vì quyền của người đồng tính đã soạn thảo một dự luật nhằm cho phép các cặp đôi cùng giới có thể đăng ký dân sự. Dự luật này sẽ được đệ trình cho Chính phủ sau khi hội tụ đủ điều kiện trước khi mang ra Quốc hội thảo luận. Đây cũng là lần đầu tiên Thái Lan xem xét quá trình xây dựng một dự luật cho người đồng tính.

Trong 2 ngày 23 - 24/3/2013, đại diện của nhiều tổ chức bảo vệ người đồng tính, người lưỡng tính hoặc chuyển giới tính tại châu Á đã tập hợp về Kathmandu của Nepal để thảo luận về một hướng đi chung nhằm xóa bỏ những định kiến về thành phần này trong xã hội.

Bản tin của AFP cho biết, hội nghị được các tổ chức của hơn 12 quốc gia châu Á hưởng ứng và đặc biệt là có sự hiện diện của một số quan chức Nepal cũng như của khoảng một chục nhà đấu tranh vì quyền lợi của giới đồng tính tại quốc gia này. Cuộc họp ở Kathmandu là tiền đề để chuẩn bị cho hội nghị trong khuôn khổ Hội đồng Nhân quyền Liên hợp quốc, theo kế hoạch, diễn ra vào mùa Hè năm nay.

Phát biểu qua băng video, Tổng Thư ký Liên hợp quốc Ban Ki-moon kêu gọi chấm dứt mọi hành vi phân biệt đối xử vì giới tính.

(Tổng hợp)

Ý kiến bình luận:

Ý kiến của bạn sẽ được xét duyệt khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.

Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!

Tin cùng chuyên mục

Mạng lưới buôn lậu vàng, rửa tiền quốc tế bị trừng phạt

Mạng lưới buôn lậu vàng, rửa tiền quốc tế bị trừng phạt

(Thanh tra) - Một mạng lưới buôn lậu vàng và rửa tiền quốc tế đã bị Chính phủ Mỹ và Vương quốc Anh trừng phạt. Các biện pháp bao gồm phong tỏa tài sản, tịch thu tài sản và cấm đi lại, nhằm vào doanh nhân người Anh gốc Kenya, Kamlesh Pattni, một tay buôn lậu vàng "khét tiếng".

Hoài Phương

12:46 11/12/2024

Tin mới nhất

Xem thêm