Theo dõi Báo Thanh tra trên
Thứ hai, 14/01/2013 - 11:37
(Thanh tra)- 6 lần lấy vợ, hiện cùng sống với 4 bà, chưa kể lần bị tố hiếp dâm một người bạn nhiễm HIV trong tình trạng không bảo vệ. Không rượu, không thuốc. Xem ra, phải dùng danh xưng “Tổng thống… máu gái” đối với đương kim Chủ tịch Đảng Đại hội Dân tộc Phi (The African National Congress - ANC), Tổng thống Nam Phi Jacob Zuma mới đúng với bản chất. Có điều, ngoài gái, trong sự nghiệp chính trị của mình, Tổng thống Jacob Zuma còn dính tới bê bối tham nhũng, hối lộ khác.
Tổng thống Jacob Zuma hát tại Đại hội Đảng ANC ở Bloemfontein, Nam Phi, ngày 16/12/2012. Ảnh: AP
>> Kỳ XIII: Tướng bị tình nhân… chiếu tướng
>> Kỳ XII: Hết rồi, Bạc Hy Lai
>> Kỳ XI: Quyết bắt Thaksin
>> Kỳ X: Vì sao họ ngoại tình?
>> Kỳ IX: Cuộc chiến hoa hồng
>> Kỳ VIII: Số phận của Tổng thống phạm tội ác chiến tranh
>> Kỳ VII: Án chung thân cho ông Mubarak
>> Kỳ VI: Mất hết vì ngoại tình
>> Kỳ V: Nỗi lòng bà Gloria Arroyo
>> Kỳ IV: Đường tới song sắt của “nữ hoàng” cách mạng cam
>> Kỳ III: 7 năm tù cho cựu Tổng thống hiếp dâm
>> Kỳ II: Bê bối tình dục chấn động nước Pháp
>> Kỳ I: Thủ tướng với cáo buộc mua dâm vị thành niên
Ngày 18/12/2012, với 3/4 số phiếu ủng hộ trong số gần 4.000 đại biểu tham dự Đại hội của Đảng ANC cầm quyền ở thành phố Bloemfontein, miền Trung Nam Phi, để lựa chọn ban lãnh đạo mới cho 5 năm sắp tới, Tổng thống Jacob Zuma tiếp tục được bầu giữ chức Chủ tịch Đảng ANC - điều đồng nghĩa với việc cơ hội chiến thắng trong cuộc tổng tuyển cử năm 2014 với nhà lãnh đạo đầy tai tiếng này là rất lớn.
Trước đó, Tổng thống Jacob Zuma đã phải đối mặt với thách thức đến từ Phó Tổng thống Kgalema Motlanthe cho chức Chủ tịch Đảng ANC. Tuy nhiên, ông Motlanthe đã rút lui khỏi cuộc đua là nhân vật thứ hai của ANC để doanh nhân giàu có Cyril Ramaphosa thay thế.
Cần nói thêm, Nam Phi, với dân số khoảng 50 triệu dân, là nền kinh tế lớn nhất châu Phi. Tuy nhiên, nhiều triệu người dân nước này vẫn còn sống trong cảnh nghèo khổ dù Đảng ANC đã cầm quyền suốt hơn 18 năm qua (từ năm 1994). Đáng nói hơn, hiện nay, không một đảng đối lập nào có thể thách thức được quyền lực của ANC.
Cựu Phó Tổng thống Nam Phi Jacob Zuma, vào ngày 14/1/2010, đã đánh bại Tổng thống đương nhiệm Thabo Mbeki với 60% số phiếu ủng hộ (ông Mbeki đạt 1.505 phiếu, ông Zuma đạt 2.329 phiếu) tại Đại hội của Đảng ANC để trở thành Chủ tịch Đảng ANC.
Trong diễn văn nhậm chức, ông Zuma cam kết bảo vệ di sản của cựu Tổng thống Nelson Mandela trong việc xây dựng lại đất nước với tinh thần đoàn kết và hòa giải. Nhấn mạnh “đây là một thời điểm của phục hưng”, nhưng tân Tổng thống Nam Phi cũng thừa nhận rằng, tình hình kinh tế hiện nay rất khó khăn.
Ông Zuma luôn cổ xúy cho những chương trình tạo ra công ăn việc làm, cải cách ruộng đất và phát triển nông thôn; cải cách y tế và giáo dục; và giảm nghèo. Nhờ những chủ trương này mà nhiều người Nam Phi đã ủng hộ ông Zuma, bất chấp những vụ tai tiếng tham nhũng và những vụ truy tố hình sự.
Sự nghiệp của ông Zuma từng nhiều lần gặp sóng gió, trong đó có việc bị tố cáo đã cưỡng hiếp một phụ nữ quen biết lâu năm của gia đình vào tháng 11/2005. Tuy nhiên, ông Zuma chẳng dại gì nhận tội nên nhất mực nhấn mạnh quan hệ tình dục giữa mình với người phụ nữ 31 tuổi nhiễm HIV diễn ra với sự đồng lòng của đôi bên.
Liên quan đến bê bối tình dục này, vào tháng 5/2006, Tòa Thượng thẩm tại Johannesburg đã ra phán quyết rằng, quan hệ tình dục giữa ông Zuma và người buộc tội ông là có sự đồng thuận. Trong phần cuối lời phán quyết của mình, thẩm phán Willem Van Der Merwe nói việc ông Zuma có quan hệ tình dục với một phụ nữ HIV dương tính mà không sử dụng các biện pháp phòng tránh HIV/AIDS là một điều không thể chấp nhận được. (Sau này, ông Zuma cũng đã công bố kết quả xét nghiệm âm tính với HIV/AIDS). Các nhà vận động phòng, chống AIDS thì bày tỏ sự thất vọng của họ trước kết quả của vụ án, nhưng chấp nhận rằng, những bằng chứng của bên nguyên là không đầy đủ.
Chưa hết, ông Zuma từng bị Tổng thống Thabo Mbeki bãi nhiệm khỏi chức Phó Tổng thống (nhưng vẫn là Phó Chủ tịch Đảng ANC) hồi năm 2005 sau khi cố vấn tài chính của ông Zuma là ông Schabir Shaik bị kết án 15 năm tù vì hối lộ ông Zuma và dàn xếp một vụ hối lộ của một công ty ngoại quốc. Chánh án phiên tòa này tuyên rằng, ông Shaik có quan hệ đưa/nhận hối lộ với ông Zuma. (Đương nhiên, cả ông Shaik và ông Zuma đều không nhận đã làm điều sai trái).
Ông Zuma từng bị ra tòa vào năm 2005, nhưng phiên xử ông sụp đổ hồi năm 2006, khi bên công tố tuyên bố chưa sẵn sàng để phán xét.
Trong năm 2006, một thẩm phán ở Nam Phi cũng đã truy tố ông Zuma về tội tham nhũng.
Tháng 12/2007, ông Zuma, khi đó là tân lãnh đạo Đảng ANC cầm quyền, bị truy tố về các tội lừa gạt, tham nhũng, rửa tiền trong hợp đồng mua bán vũ khí trị giá gần 4 tỷ USD hồi năm 1999 nhằm hiện đại hóa lực lượng quân đội Nam Phi (mà theo ông và luật sư bảo vệ quyền lợi của ông, việc truy tố là bất hợp pháp và vi hiến).
Tháng 8/2008, ông Zuma đã ra tòa để tìm cách được bãi nại trong vụ án tham nhũng có thể gây phương hại cho cơ hội trở thành Tổng thống kế tiếp của Nam Phi sau khi ông Mbeki kết thúc nhiệm kỳ vào năm 2009. Để rồi, vào tháng 9/2008, thẩm phán Chris Nicholson của tòa án cấp dưới ở thành phố Pietermaritzburg đã hủy bỏ các cáo trạng hối lộ, lừa đảo và những tội khác nhằm vào ông Zuma và bóng gió đề cập tới việc Tổng thống Thabo Mbeki đã can thiệp vào vụ án này.
Tuy nhiên, ngày 11/1/2009, Tòa Thượng thẩm Nam Phi đã đảo ngược phán quyết của tòa cấp dưới vì cho rằng, thẩm phán đã phạm nhiều sai lầm trong phán quyết của mình. Tuyên bố này được coi là đã mở đường cho việc truy tố lại ông Zuma, người có phần chắc thắng trong cuộc chạy đua vào chiếc ghế Tổng thống cuối năm 2009, về tội tham nhũng.
Cùng ngày, Viện Kiểm sát Nam Phi đã hoan nghênh phán quyết của Toà Thượng thẩm và cho biết: Ông Zuma sẽ tiếp tục bị truy tố với những cáo trạng trước đây.
Về phần mình, một lần nữa ông Zuma khẳng định không làm gì sai trái và nói các cáo trạng đó có động cơ chính trị. Bản thân Đảng ANC cầm quyền cũng lên tiếng xác nhận ông Zuma vẫn là ứng cử viên của họ trong cuộc bầu cử Tổng thống sắp tới.
Có điều, vào tháng 4/2009, các công tố viên Nam Phi đã hủy bỏ các cáo trạng tham nhũng đối với người đứng đầu Đảng ANC. Nói với các phóng viên hôm 5/4/2009 tại Pretoria, quyền Công tố viên Trưởng Mokotedi Mpshe nhấn mạnh “không thể và cũng không muốn” tiếp tục truy tố ông Zuma sau những phát giác về sự vi phạm đạo đức của một trong các công tố viên hàng đầu. Hành động này được coi là đã chấm dứt trận chiến pháp lý kéo dài lâu nay của ông Zuma.
Thậm chí, hôm 14/1/2010, trong tuyên bố đáp trả thông tin của cơ quan công tố cho biết, ông Zuma sẽ bị truy tố về các tội hình sự, trong đó có 2 cáo trạng về tham nhũng, cựu Phó Tổng thống đã bày tỏ sự hoan nghênh đối với cơ hội để trả lại thanh danh cho mình trước tòa. Đồng thời, cựu Phó Tổng thống cũng cam kết sẽ rút lui khỏi Đảng ANC cầm quyền khi vụ xét xử được tiến hành.
Đáng nói là, ngày 15/1/2010, chỉ 1 ngày sau khi ông Zuma trở thành Chủ tịch Đảng ANC và rộng đường trở thành Tổng thống thứ tư của Nam Phi, kể từ khi chế độ Apartheid chấm dứt, quyền Công tố viên Trưởng Mokotedi Mpshe, trong cuộc trả lời phỏng vấn 1 đài phát thanh ở Nam Phi, đã đảo ngược tuyên bố trước đây của mình, khi khẳng định: Có đủ bằng chứng để khởi tố ông Zuma về tội tham nhũng. (Vậy nhưng, đến nay, phán quyết cuối cùng ra sao thì vẫn chưa thấy được công bố).
Bích Lan - Huy Hoàng
(Tổng hợp)
Ý kiến bình luận:
Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!
(Thanh tra) - Một mạng lưới buôn lậu vàng và rửa tiền quốc tế đã bị Chính phủ Mỹ và Vương quốc Anh trừng phạt. Các biện pháp bao gồm phong tỏa tài sản, tịch thu tài sản và cấm đi lại, nhằm vào doanh nhân người Anh gốc Kenya, Kamlesh Pattni, một tay buôn lậu vàng "khét tiếng".
Hoài Phương
12:46 11/12/2024(Thanh tra) - Ông Benjamin Netanyahu là Thủ tướng đương nhiệm đầu tiên của Israel bị buộc tội trong lịch sử nước này.
Ngọc Anh
10:45 11/12/2024Bích Tuệ
15:10 10/12/2024Ngọc Anh
11:56 10/12/2024Ngọc Anh
12:58 05/12/2024Đức Anh
14:42 04/12/2024Bùi Bình
Hải Hà
Phương Anh
Lê Phương
Văn Thanh
Chính Bình
Theo VietinBank
Theo EVNNPC
Theo VietinBank
Thu Hương
Theo EVNNPC
Theo EVNNPC