Ca khúc: Tự hào người làm báo Thanh tra

Theo dõi Báo Thanh tra trên

Khám xét, phát hiện bất thường tại Bệnh viện Đại học Y Rangpur

Ngọc Anh

Thứ tư, 08/02/2023 - 18:00

(Thanh tra)- Cuộc đột kích diễn ra trong hơn 3 giờ. Ủy ban Chống tham nhũng Bangladesh (ACC) đã thu giữ một số tài liệu phục vụ công tác điều tra.

Bệnh viện Đại học Y Rangpur. Ảnh: Bangla Tribune

Đầu tuần này, ACC đã tiến hành cuộc đột kích tại Bệnh viện Đại học Y Rangpur sau khi nhận được khiếu nại từ những người sử dụng dịch vụ về hành vi nhũng nhiễu của nhân viên bệnh viện và những người môi giới tự do.

Nhóm đột kích được dẫn đầu bởi Saddarul Islam - Giám đốc ACC ở Rangpur, đã thẩm vấn một số quan chức, nhân viên của bệnh viện và hỏi về sự tham gia của họ vào hoạt động mua sắm bất hợp pháp tập trung vào xe đẩy, xe lăn và ghế ngồi tại các đơn vị khác nhau.

Abu Hena Ashiqur Rahman, Phó Giám đốc ACC ở Rangpur, đã xác nhận cuộc đột kích và cho biết, việc khám xét được thực hiện trên cơ sở thông tin cụ thể chống lại một số quan chức.

Cuộc đột kích kéo dài hơn 3 giờ đồng hồ và ACC đã thu giữ một số tài liệu. Nhóm cũng đã kiểm tra hoạt động của các khoa và sự có mặt, vắng mặt của bác sĩ, nhân viên tại bệnh viện.

Các thành viên trong nhóm đã phát hiện những điểm bất thường trong bảng điểm danh cán bộ, nhân viên bệnh viện và nghe những phản ánh từ bệnh nhân ở các khu vực khác nhau của bệnh viện.

Nhiều người phàn nàn, các nhân viên đã thu quá nhiều tiền khi họ nhập viện, trong khi những người khác nói rằng họ bị buộc phải trả thêm tiền và thuốc của họ đã bị xà xẻo trong quá trình điều trị.

Trước đó, vào ngày 24/1/2023, đoàn thể nhân viên bệnh viện đã tổ chức một cuộc biểu tình trong khuôn viên bệnh viện yêu cầu cách chức bác sĩ Shariful Hasan, Giám đốc mới được bổ nhiệm, với cáo buộc tham nhũng chống lại ông.

Tham nhũng là vấn đề có "tiền lệ" tại Bệnh viện Đại học Y Rangpur.

Hồi tháng 9 năm ngoái, Bộ Y tế Bangladesh đã thuyên chuyển 16 nhân viên của bệnh viện này vì tham nhũng. Cuối tháng 10/2022, 3 ba quan chức, trong đó có Phó Giám đốc bệnh viện, cũng bị điều chuyển vì tội danh tương tự.

Theo chỉ số cảm nhận tham nhũng (CPI) năm 2022 của Tổ chức Minh bạch Quốc tế (TI), Bangladesh xếp hạng 147 trong số 180 quốc gia, vùng lãnh thổ với số điểm 25/100, mức điểm thấp nhất kể từ năm 2012, và 4 năm liền trước đó (2018-2021) cùng đạt 26 điểm, cho thấy sự không cải thiện về tình hình chống tham nhũng trong khu vực công.

Tham nhũng được tìm thấy ở tất cả các cấp trong hầu hết các lĩnh vực của Chính phủ Bangladesh và một số tổ chức tư nhân. Tham nhũng quy mô lớn phổ biến đến mức nó ảnh hưởng đến năng lực hành động của Nhà nước và gây khó khăn cho việc cải cách.

Tham nhũng trong lĩnh vực y tế Bangladesh là phổ biến, và đã được nhìn nhận rõ trong đại dịch Covid-19. Trong khi quốc gia này phải đi vay để phục hồi nền kinh tế do Covid-19 gây ra, thì cơ quan y tế trong nước vẫn hào phóng một cách bất thường với các nhà cung cấp thiết bị và dịch vụ y tế.

Đặc biệt, tham nhũng ở Bangladesh tác động lớn đến nhóm người nghèo, cản trở việc phân bổ nguồn lực thích hợp, làm suy yếu các dịch vụ công, giảm năng suất, làm trầm trọng thêm nghèo đói và tạo ra bất ổn xã hội.

Ý kiến bình luận:

Ý kiến của bạn sẽ được xét duyệt khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.

Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!

Tin cùng chuyên mục

Tân Tổng thống Botswana cam kết đấu tranh chống tham nhũng

Tân Tổng thống Botswana cam kết đấu tranh chống tham nhũng

(Thanh tra) - Tân Tổng thống Botswana Duma Boko ngày 19/11 cho biết, Chính phủ sẽ tiến hành một cuộc chiến quyết liệt chống tham nhũng, trong đó tất cả những người bị coi là có tội sẽ bị đưa ra pháp luật một cách nghiêm khắc.

Ngọc Anh

12:40 20/11/2024

Tin mới nhất

Xem thêm