Theo dõi Báo Thanh tra trên
Thứ sáu, 09/12/2016 - 14:04
(Thanh tra)- Đó là lời cáo buộc của Hiệp hội Các Y, bác sỹ Kenya - những người vẫn đang sống trong không khí sôi sục của cuộc đình công phản đối Chính phủ.
Các bác sỹ Kenya bãi công để yêu cầu thực hiện Thỏa ước Lao động năm 2013 giữa Chính phủ với Công đoàn của họ. Ảnh: Reuters
Kenya đang trải qua cuộc khủng hoảng y tế chưa từng có. Cuộc đình công của các bác sỹ bước sang ngày thứ 3, báo cáo của chính quyền các địa phương cho thấy hàng chục bệnh nhân đã chết, trong khi tình trạng của những bệnh nhân khác tiếp tục trở nên tồi tệ hơn.
Cảnh sát cho biết, hơn 50 bệnh nhân trong số 101 bệnh nhân tâm thần đã trốn khỏi Bệnh viện Tâm thần Mathari tại Thủ đô Nairobi hôm 5/12, hiện vẫn đang mất tích.
Trong khi giới chức và truyền thông trong nước cho rằng, nguyên nhân dẫn đến cái chết của các bệnh nhân là do cuộc đình công thì các bác sỹ Kenya khẳng định rằng, chính sự "tham nhũng đáng ghê tởm" và sự “cướp bóc” của Kho bạc Nhà nước khiến bệnh viện rơi vào tình trạng không có trang thiết bị và thiếu nhân viên, dẫn tới người bệnh không được chăm sóc sức khỏe đầy đủ, tích cực.
Trả lời phỏng vấn Hãng Thông tấn châu Phi (African News Agency) tại Nairobi, tiến sỹ Goody Gor - Thư ký Liên hiệp Bác sĩ, Dược sĩ Kenya (KMPDU) Chi nhánh tỉnh Central, nói: “Tôi cảm thấy thật khủng khiếp khi nghe thông tin về cái chết của các bệnh nhân, nhưng đó không phải do cuộc đình công mà bởi bệnh viện không được trang bị đầy đủ thiết bị và thiếu nhân viên y tế".
Bà Goody Gor dẫn chứng, bà từng mất 3 bệnh nhân vào tuần trước tại bệnh viện của Chính phủ tại huyện Nyeri (tỉnh Central) do thiếu nhân viên tại cơ sở khám chữa.
Cũng theo bà Goody, sai lầm lớn nhất của Chính phủ là đã ủy thác ngành Y tế cho 47 tỉnh. Chính sự xuống cấp tại các cơ sở y tế và sự can thiệp chính trị từ các chính trị gia tại các địa phương đã khiến cán bộ, nhân viên y tế vô cùng bức xúc.
“Bệnh nhân chết hàng loạt vì cơ sở hạ tầng y tế nghèo nàn, nhưng hiện nay các phương tiện truyền thông thổi phồng nguyên nhân của những cái chết và quy kết, đổ lỗi cho cuộc đình công. Và, họ đang muốn bắt giữ các lãnh đạo công đoàn để gây áp lực đối với chúng tôi. Đó không phải là việc nên làm vào thời điểm này", bà Gor khẳng định.
Trong khi đó, Tổng thống Uhuru Kenyatta đã ra lời kêu gọi các bác sỹ kết thúc đình công và tạo cơ hội tiến hành một cuộc đối thoại. Nhưng lời kêu gọi được phát ra mà không hề được ai chú ý tới.
Các nhân viên y tế vẫn không ngừng đình công, đồng thời nhấn mạnh rằng, sẽ không rút ngắn thời gian đình công và chỉ quay trở lại làm việc khi tất cả các nội dung trong Thỏa ước Lao động tập thể được ký kết năm 2013 được thực hiện đầy đủ.
Ngày 5/12, Liên hiệp Bác sĩ, Dược sĩ Kenya kêu gọi hơn 5.000 thành viên đang công tác tại các cơ sở y tế công trên toàn quốc bãi công.
Tiến sỹ Goody Gor cho biết, Chính phủ đã khiến cán bộ nhân viên y tế nản lòng với các cuộc đàm phán bởi 3 năm rưỡi trôi qua, với rất nhiều các cuộc họp bàn, họ đều không tìm được tiếng nói chung.
“Các cuộc họp đàm phán mà Chính phủ đang kêu gọi đều mang tính chất đe dọa chứ không hề có sự thương lượng… Chúng tôi đang phải làm việc quá sức và được trả lương thấp. Tại sao lại kêu gọi một cuộc họp vào chủ nhật và ban đêm, mà không phải là các cuộc họp thông thường vào giờ hành chính được tổ chức từ thứ 2 đến thứ 6, trong khoảng 8 đến 17 giờ?”.
“Thời gian cho những cuộc đối thoại đàm phán đã hết và đã đến lúc phải hành động phản đối Chính phủ”, bà Gor nhấn mạnh.
Tiến sỹ Gor cũng cho biết, tháng 10 vừa qua, tòa án đã yêu cầu Chính phủ và các y bác sỹ giải quyết các vấn đề liên quan đến thực thi Thỏa ước Lao động 2013 trong vòng 90 ngày, nhưng Chính phủ đã phớt lờ yêu cầu này, đẩy các cán bộ nhân viên y tế vào tình thế không còn lựa chọn nào khác ngoài đình công.
“Chúng tôi hiện chỉ còn 4 tuần trước khi thời hạn 90 ngày của tòa án kết thúc và Chính phủ vẫn không thực sự nghiêm túc... Chúng tôi đã quá mệt mỏi", bà Gor nói.
Theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), Kenya có 0,2 bác sỹ/1.000 dân số, thuộc nhóm những quốc gia có tỷ lệ bác sỹ/bệnh nhân thấp nhất thế giới.
Trong bối cảnh cuộc khủng hoảng y tế, Bộ Y tế Kenya đang kêu gọi các bác sỹ, y tá xem xét lại quan điểm, lập trường của mình để làm dịu sự đau đớn mà người dân đang phải chịu đựng tại các bệnh viện công. Bộ này cũng cho biết, đang theo đuổi các cuộc đàm phán với các y bác sỹ để tình hình giảm bớt căng thẳng.
Hoài Phương
Ý kiến bình luận:
Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!
(Thanh tra) - Một mạng lưới buôn lậu vàng và rửa tiền quốc tế đã bị Chính phủ Mỹ và Vương quốc Anh trừng phạt. Các biện pháp bao gồm phong tỏa tài sản, tịch thu tài sản và cấm đi lại, nhằm vào doanh nhân người Anh gốc Kenya, Kamlesh Pattni, một tay buôn lậu vàng "khét tiếng".
Hoài Phương
12:46 11/12/2024(Thanh tra) - Ông Benjamin Netanyahu là Thủ tướng đương nhiệm đầu tiên của Israel bị buộc tội trong lịch sử nước này.
Ngọc Anh
10:45 11/12/2024Bích Tuệ
15:10 10/12/2024Ngọc Anh
11:56 10/12/2024Ngọc Anh
12:58 05/12/2024Đức Anh
14:42 04/12/2024Ngọc Giàu
T.Lương
Đông Hà
Cảnh Nhật
Thu Huyền
Đông Hà
Đông Hà
Nguyễn Điểm
Kim Thành
Nam Dũng
Ngọc Giàu
Bảo Trân