Theo dõi Báo Thanh tra trên
Ngọc Anh
Thứ sáu, 12/08/2022 - 06:36
(Thanh tra)- Thủ tướng Hungary Viktor Orban đã cử một quan chức hàng đầu đến Brussels trong nỗ lực để có được quỹ phục hồi hậu Covid-19 trị giá hàng tỷ euro khi thời hạn ra quyết định đang đến gần, trước những lo ngại của Liên minh châu Âu (EU) về việc quỹ bị chiếm đoạt và tham nhũng.
Ông Tibor Navracsics, Trưởng đoàn Đàm phán của Hungary, cho biết, ông lạc quan về việc mở khóa quỹ phục hồi Covid trị giá 15 tỷ euro vào cuối năm nay. Ảnh: Attila Kisbenedek / AFP / Getty Images
Theo The Guardian, Hungary hy vọng sẽ đạt được thỏa thuận với Brussels về các khoản quỹ của EU bị phong tỏa vào cuối năm nay, khi nước này chạy đua với thời gian để giải phóng hàng tỷ USD đã bị đóng băng do EU lo ngại về vấn đề tham nhũng và quỹ bị chiếm đoạt.
Nếu không đạt được thỏa thuận với Ủy ban châu Âu (EC) vào cuối năm 2022, Budapest sẽ mất 4,64 tỷ euro trong quỹ phục hồi sau đại dịch Covid-19, trong khi các câu hỏi vẫn tiếp tục được đặt ra đối với chương trình viện trợ tiềm năng 6 năm với 24,3 tỷ euro để nâng cấp cơ sở hạ tầng quốc gia của nước này.
Thủ tướng Hungary Viktor Orban đã cử các quan chức hàng đầu đến Brussels trong một nỗ lực để "mở khóa" các quỹ.
Trưởng đoàn đàm phán của Hungary, ông Tibor Navracsics, chia sẻ với The Guardian về sự lạc quan cho chương trình phục hồi hậu Covid trị giá 15 tỷ euro tiềm năng vào cuối năm nay. Ông cũng hy vọng Hungary có thể đạt được một "thỏa thuận đối tác" vào đầu mùa thu này để đảm bảo 24,3 tỷ euro "quỹ liên kết", chủ yếu đến từ EU.
Cả hai thỏa thuận nói trên hiện đều vướng vào một quy trình pháp lý chưa từng có tiền lệ được đưa ra chống lại Hungary vào tháng 4 năm nay, có thể dẫn tới việc đình chỉ hoặc cắt giảm trợ cấp từ các quỹ của EU dành cho quốc gia Trung Âu này.
Ngày 20/7, EC tiếp tục đưa ra cảnh báo cắt giảm viện trợ tới Hungary vì cho rằng, phản ứng của Hungary trong giai đoạn đầu của quy trình pháp lý "không đáp ứng một cách hợp lý" những quan ngại của EU hoặc Budapest chưa đưa ra đủ các biện pháp điều chỉnh theo yêu cầu của khối liên minh.
Chính quyền của Thủ tướng Viktor Orban có thời gian là 1 tháng để phản hồi và đề xuất các biện pháp mới nhằm xoa dịu mối quan ngại của EC và tránh bị áp đặt trừng phạt.
Trưởng đoàn đàm phán Navracsics nói: “[Giải quyết] thủ tục mang tính điều kiện theo luật quy định có thể là mấu chốt để đi đến một thỏa thuận về quỹ liên kết, hoặc quỹ RRF [phục hồi hậu Covid]". Chính phủ Hungary đã được đưa ra thời hạn cuối cùng là ngày 22/8 để trả lời một bức thư dài từ EC cảnh báo về "các biện pháp khắc phục hậu quả", nếu Budapest không giải quyết được những lo ngại lâu nay của EU.
Hungary đã nhận được hàng tỷ euro từ các quỹ của EU kể từ khi nước này gia nhập khối vào năm 2004, nhưng mối lo ngại ngày càng gia tăng về cáo buộc lạm dụng tiền của EU vào những "mục đích khác".
Navracsics - cựu ủy viên EU người Hungary, được bổ nhiệm làm Bộ trưởng Phát triển khu vực vào tháng 5 vừa qua - đã được cử đến Brussels để thuyết phục các quan chức EC giải phóng các khoản quỹ.
Hungary đang vật lộn với lạm phát tăng vọt, sự sụt giảm của đồng tiền trong nước và mối đe dọa suy thoái nghiêm trọng.
Các nhà phân tích cho rằng, việc không đạt được thỏa thuận với EU là một trong những nguyên nhân gây áp lực lên nền kinh tế Hungary vốn đang trong khủng hoảng.
EC muốn thiết lập một cơ quan mới để bảo vệ các quỹ của EU tại Hungary và đang kêu gọi các cơ quan chống tham nhũng hành động mạnh mẽ hơn và có không gian cho các tổ chức phi chính phủ giám sát kỹ lưỡng các chính sách của Chính phủ Hungary.
Ông Navracsics cho biết, Hungary đang thực hiện "những cải cách về thể chế", bao gồm thay đổi các quy tắc mua sắm công.
Bên cạnh đó, ông Navracsics cho rằng Hungary có thể được tin tưởng để thực hiện những thay đổi có ý nghĩa. Đồng thời, tiếp tục khẳng định Hungary có thành tích tốt về khả năng chi tiêu hiệu quả các quỹ của EU.
Tags
Ý kiến bình luận:
Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!
(Thanh tra) - Tân Tổng thống Botswana Duma Boko ngày 19/11 cho biết, Chính phủ sẽ tiến hành một cuộc chiến quyết liệt chống tham nhũng, trong đó tất cả những người bị coi là có tội sẽ bị đưa ra pháp luật một cách nghiêm khắc.
Ngọc Anh
12:40 20/11/2024(Thanh tra) - Nghiên cứu mới đây của Trung tâm Đối thoại Chính sách (CPD) cho thấy, tham nhũng vẫn là rào cản lớn nhất đối với hoạt động kinh doanh tại Bangladesh.
Đức Anh
10:22 19/11/2024Ngọc Anh
09:35 19/11/2024Nam Dũng
18:58 14/11/2024Đức Anh
15:46 14/11/2024Hoài Phương
14:37 14/11/2024Minh Tân
Hải Hà
Hương Giang
Nguyễn Điểm
Lâm Ánh
Phương Anh
Hoàng Nam
Thu Huyền
T.Thanh
Vũ Linh