Ca khúc: Tự hào người làm báo Thanh tra

Theo dõi Báo Thanh tra trên

Học chống tham nhũng từ phương Đông

Thứ ba, 14/08/2018 - 06:35

(Thanh tra)- Những vụ bê bối tham nhũng liên tiếp xảy ra vài tháng qua tại Kenya đã khiến các nhà hoạt động của đất nước này sốt sắng đi tìm lời giải cho bài toán chống tham nhũng.

Cựu Thống đốc Thủ đô Nairobi (Kenya) Evans Kidero (phải ảnh) và cựu Chủ tịch Ngân sách quận Maurice Okere xuất hiện tài Tòa án Luật Milimani ngày 9/8/2018. Họ bị cáo buộc tham nhũng. Ảnh: NATION MEDIA GROUP

Không ít lần, Singapore được sử dụng làm hình ảnh trái ngược khi so sánh với nền kinh tế của Kenya. Kể từ sau khi giành được độc lập, Singapore từng bước phát triển trở thành một quốc gia có tốc độ phát triển cao, xuất khẩu lớn. Trong khoảng thời gian 30 năm, từ 1965 đến 1995, nền kinh tế của đất nước Đông Nam Á này đã đạt mức tăng trưởng hàng năm ước tính là 6%.
 
Tham nhũng khiến nền kinh tế bị phá hủy
 
Ở thời điểm giành được độc lập, GDP của Kenya được xếp hạng cao hơn so với Singapore. GDP của Kenya năm 1963 là 926,6 triệu USD, cao hơn một chút so với mức 917,2 triệu USD của Singapore (theo số liệu của Ngân hàng Thế giới - WB). Nhưng trong khi Singapore liên tục tìm cách cải thiện hệ thống của mình, Kenya lại chứng kiến nền kinh tế bị dần phá hủy, nguyên nhân chính là do tình trạng tham nhũng của những tên trộm "mặc áo cổ trắng" đã gây lãng phí và thất thoát tài nguyên đất nước một cách tự do, phóng túng.
 
Năm 2017, theo đánh giá Chỉ số nhận thức tham nhũng (CPI) của Tổ chức Minh bạch Quốc tế, Singapore xếp thứ 6/180 quốc gia (vị trí thứ 1 là ít tham nhũng nhất). Hệ thống tài chính đất nước phương Đông này đã triển khai một chính sách công khai, minh bạch khi cho hoạt động trang web ngân sách (www.singaporebudget.gov.sg) nhằm cung cấp thông tin ngân sách và qua đây mọi công dân có thể gửi các quan điểm của mình xung quanh vấn đề ngân sách.
 
Các cơ hội bị từ chối
 
Trong khi đó, Kenya đứng ở vị trí 145/180, theo đánh giá CPI của TI.
 
Nhờ vào sự minh bạch, ít tham nhũng, Singapore cũng dễ dàng và hấp dẫn hơn cho các nhà đầu tư tạo lập việc kinh doanh, theo báo cáo cạnh tranh toàn cầu (2014 - 2015) của Diễn đàn Kinh tế Thế giới.
 
Còn Kenya, ở phía ngược lại, được biết đến như một "cơn ác mộng" đối với các nhà đầu tư nước ngoài tiềm năng. Điều đó không chỉ từ chối các nguồn thu tiềm năng của đất nước, mà còn cướp đi cơ hội của nhiều thanh niên, người lao động có được việc làm cũng như cơ hội học tập các kỹ năng mới.
 
Trách nhiệm người đứng đầu
 
Tham nhũng cũng được coi là một vấn đề nghiêm trọng ở Hàn Quốc. Năm 2016, TI xếp hạng đất nước Đông Á này ở vị trí 52/176 theo đánh giá CPI. Tuy nhiên, Seoul đã có những nỗ lực đáng kể được ghi nhận trong cuộc chiến chống tham nhũng. Năm 2015, Thủ tướng nước này đã từ chức khi vừa mới nhậm chức 2 tháng vì xuất hiện các nghi vấn tham nhũng.
 
Mức phạt nặng
 
Không phải Singapore không có tham nhũng. Năm 2011, cựu Phó Giám đốc Cơ quan Quản lý đất đai Singapore và quản lý của ông bị kết án lần lượt 22 năm và 15 năm tù giam vì tội rửa tiền. Một số quan chức Chính phủ cấp cao và công chức Nhà nước khác cũng đã bị bỏ tù vì tham nhũng.
 
Tại Hàn Quốc, tháng 4 vừa qua, cựu nữ Tổng thống đầu tiên - bà Park Geun-hye, bị kết án 24 năm tù vì nhiều tội danh, trong đó bao gồm hối lộ và lạm dụng chức vụ. Bà Park được biết đến là người phụ nữ nổi tiếng quyền lực trong nhiệm kỳ của mình, thậm chí từng đứng thứ 11 trong danh sách những người phụ nữ quyền lực nhất thế giới năm 2013 của tạp chí Forbes.
 
Chống tham nhũng trong lãnh đạo cấp cao
 
Kenya, với rất nhiều vụ tham nhũng cỡ "khủng" hiện vẫn chưa cho thấy bất kỳ hành động cơ bản nào trong việc đối phó với các nghi phạm cấp cao. Những người này đã ăn cắp hàng tỷ shilling từ công quỹ - tiền mồ hôi nước mắt của người nộp thuế, nhưng sau đó lại được điều chuyển hoặc thậm chí được bầu vào các vị trí cao hơn. Với thực trạng như thế, làm sao Kenya có thể chống được tham nhũng?

Hoài Phương

Ý kiến bình luận:

Ý kiến của bạn sẽ được xét duyệt khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.

Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!

Tin cùng chuyên mục

Mạng lưới buôn lậu vàng, rửa tiền quốc tế bị trừng phạt

Mạng lưới buôn lậu vàng, rửa tiền quốc tế bị trừng phạt

(Thanh tra) - Một mạng lưới buôn lậu vàng và rửa tiền quốc tế đã bị Chính phủ Mỹ và Vương quốc Anh trừng phạt. Các biện pháp bao gồm phong tỏa tài sản, tịch thu tài sản và cấm đi lại, nhằm vào doanh nhân người Anh gốc Kenya, Kamlesh Pattni, một tay buôn lậu vàng "khét tiếng".

Hoài Phương

12:46 11/12/2024

Tin mới nhất

Xem thêm