Ca khúc: Tự hào người làm báo Thanh tra

Theo dõi Báo Thanh tra trên

Hai diễn biến có thể xảy ra trong tranh chấp Senkaku/Điếu Ngư

Chủ nhật, 07/10/2012 - 08:58

Sự can dự gần đây của Đài Loan đã khiến tranh chấp biển đảo giữa Nhật Bản và Trung Quốc càng thêm căng thẳng. Trong bối cảnh ấy, Mỹ với vai trò là đồng minh của Nhật Bản có thể làm được gì?

Chuỗi đảo tranh chấp giữa Trung Quốc và Nhật Bản trên biển Hoa Đông.

Thời gian qua, Đài Loan đã trở thành nhân tố xúc tác quan trọng đẩy tình hình trên biển Hoa Đông diễn biến theo chiều hướng ngày càng "nóng". Tinh thần dân tộc đã kéo lãnh thổ Đài Loan xích tại gần hơn với Trung Quốc đại lục trong cuộc chiến tranh giành chủ quyền đối với quần đảo Điếu Ngư (theo cách gọi của Trung Quốc), Điếu Ngư Đài (theo cách gọi của Đài Loan) hay Senkaku (theo cách gọi của Nhật Bản).

Nhưng không chỉ vậy, động thái này còn báo hiệu nguy cơ đảo lộn cân bằng chiến lược ở khu vực theo hướng có lợi cho Bắc Kinh, nếu như liên minh Nhật – Mỹ không còn khả năng trụ vững trong vấn đề tranh chấp quần đảo Senkaku/Điếu Ngư.

Nhận thức rõ lợi thế này, Bắc Kinh ngày càng thể hiện quyết tâm chơi “rắn mặt”. Vì vậy, tình hình có thể sẽ diễn biến theo hai chiều hướng:

Thứ nhất, Nhật Bản và Mỹ buộc phải củng cố sức mạnh và công khai đối đầu với Trung Quốc. Trong trường hợp này, cả ba bên sẽ lâm vào tình thế sẵn sàng chiến đấu. Nhưng trên bình diện quân sự, Trung Quốc hiện chưa thể đọ sức được với liên minh Nhật-Mỹ. Do đó, có khả năng Bắc Kinh sẽ chùn bước và quần đảo Điếu Ngư/Senkaku rất có thể sẽ trở lại hiện trạng ban đầu. Có nghĩa là Nhật Bản vẫn nắm quyền kiểm soát chuỗi đảo này và Trung Quốc thỉnh thoảng lại cử tàu thuyền ra gây sự.

Tình huống này sẽ giống như những gì xảy ra năm 1996, khi Trung Quốc bắn một loạt tên lửa vào vùng lãnh hải của Đài Loan nhằm phản đối cuộc bầu cử tổng thống đầu tiên trên hòn đảo mà Trung Quốc vẫn coi là một tỉnh của nước này. Sự khiêu khích đó đã tạo cớ cho Mỹ gửi hai hàng không mẫu hạm đến Đài Loan, buộc Trung Quốc phải vừa đánh vừa lui. Nếu như giả thuyết này xảy ra, tình hình quần đảo Senkaku/Điếu Ngư có lẽ sẽ giữ nguyên trạng trong vài năm, cho đến khi Bắc Kinh cảm thấy đủ sức để đối đầu quân sự với cặp liên minh Mỹ-Nhật. Khi đó, họ có thể quay trở lại với một lực lượng mạnh hơn.

Thứ hai, Mỹ sẽ trở nên nhún nhường do những khó khăn đang gặp phải ở khu vực Trung Đông. Nếu điều này xảy ra, Nhật Bản sẽ cảm thấy e dè vì không có sự hỗ trợ của Mỹ và kết cục là, Tokyo có thể phải lùi bước. Trong trường hợp này, các tàu thuyền Trung Quốc có thể xâm nhập vùng lãnh hải Nhật Bản, thậm chí người Trung Quốc có thể đặt chân lên quần đảo Senkaku/Điếu Ngư và tạo nên một hiện trạng mới.

Khi ấy, kế hoạch trở lại châu Á của Mỹ chỉ là chuyện viễn tưởng. Đó là chưa kể Trung Quốc sẽ được dịp chế nhạo thất bại của Nhật cũng như liên minh Mỹ-Nhật, đồng thời trở thành quốc gia không có đối trọng ở Đông Á, thậm chí cả ở khu vực châu Á.

Nhưng đó vẫn chưa phải là cái đích cuối cùng của Trung Quốc. Nếu “thắng” Nhật trong vụ này, rất có thể Bắc Kinh sẽ tiếp tục sử dụng chiêu bài này để chống các nước khác trong khu vực, đặc biệt là những người cùng có tuyên bố chủ quyền ở Biển Đông. Bắc Kinh sẽ tìm cách đè bẹp lần lượt từ nước này đến nước khác và không ai có thể đảm bảo chắc chắn rằng hiện tượng “cá lớn nuốt cá bé” sẽ không xảy ra.

Xét cả hai chiều hướng trên có thể thấy không cái nào có lợi cho khu vực, đặc biệt khi xen vào giữa câu chuyện này còn có cả nhân tố Đài Loan, vùng lãnh thổ luôn giữ khoảng cách nhất định với Trung Quốc đại lục trong nhiều vấn đề, kể cả trong việc mua vũ khí của Mỹ, nhưng riêng trong vấn đề chủ quyền lãnh thổ thì lại đang vào hùa rất ăn ý với Bắc Kinh.

Liệu có thể có giải pháp thứ ba tốt hơn hai giải pháp trên. Có lẽ đã đến lúc nên tính đến điều này.


(Theo Dân trí)

Ý kiến bình luận:

Ý kiến của bạn sẽ được xét duyệt khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.

Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!

Tin cùng chuyên mục

Mạng lưới buôn lậu vàng, rửa tiền quốc tế bị trừng phạt

Mạng lưới buôn lậu vàng, rửa tiền quốc tế bị trừng phạt

(Thanh tra) - Một mạng lưới buôn lậu vàng và rửa tiền quốc tế đã bị Chính phủ Mỹ và Vương quốc Anh trừng phạt. Các biện pháp bao gồm phong tỏa tài sản, tịch thu tài sản và cấm đi lại, nhằm vào doanh nhân người Anh gốc Kenya, Kamlesh Pattni, một tay buôn lậu vàng "khét tiếng".

Hoài Phương

12:46 11/12/2024

Tin mới nhất

Xem thêm