Theo dõi Báo Thanh tra trên
Thứ sáu, 13/04/2012 - 15:47
(Thanh tra) - Theo báo cáo mới nhất của Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB), tăng trưởng nhanh ở châu Á tạo ra khoảng cách ngày càng gia tăng giữa người giàu và người nghèo, đe doạ làm suy yếu tính ổn định của khu vực.
Trong Triển vọng Phát triển châu Á 2012 (ADO 2012), ấn phẩm kinh tế quan trọng nhất hàng năm của ADB, chênh lệch về thu nhập đang tăng lên đáng kể trong khu vực, với 1% những gia đình giàu nhất chiếm 6% - 8% tổng thu nhập. Ở phần lớn các nước, gần 20% tổng thu nhập chạy về túi 5% những người giàu nhất. Tỷ lệ được chia trong thu nhập chảy về túi các gia đình giàu nhất đã liên tục tăng trong thời gian qua.
Trung Quốc, Ấn Độ và Indonesia là 3 nền kinh tế lớn trong khu vực có xu hướng ngày càng gia tăng bất bình đẳng khi hệ số Gini – một thước đo quan trọng đối với bất bình đẳng của 3 nước này không ngừng tăng lên. Từ đầu những năm 1990 tới năm 2010, hệ số này đã tăng từ 32 lên 43 tại Trung Quốc, từ 33 lên 37 tại Ấn Độ, và từ 29 lên 39 tại Indonesia. Nếu tính cả khu vực như một đơn vị, hệ số Gini đã nhảy vọt từ 39 lên 46 trong vòng hai thập kỷ trở lại đây. Kể từ những năm 1990, việc tỷ lệ này gia tăng đã khiến 240 triệu người không thể thoát nghèo. Và điều này đã dẫn tới một vòng luẩn quẩn, bất bình đẳng về cơ hội tạo ra chênh lệch về thu nhập, rồi từ đó lại dẫn tới những khác biệt lớn về tiếp cận cơ hội trong tương lai đối với các gia đình.
Thêm vào đó, cơ hội nâng mức sống của người nghèo càng bị cản trở hơn khi họ còn phải đối với tình trạng bất bình đẳng trong tiếp cận với giáo dục, y tế và các dịch vụ công khác. Tỷ lệ bỏ học đối với trẻ em của các gia đình nghèo nhất cao gấp 5 lần, trong khi khả năng tử vong của một trẻ sơ sinh thuộc gia đình nghèo cao gấp 10 lần so với trẻ sinh trong một gia đình giàu. Mặt khác, tình trạng bất bình đẳng còn thể hiện việc phân phối không bình đẳng công nghệ mới, hạ tầng và đầu tư, đặc biệt là giữa khu vực nông thôn và thành thị, và các tỉnh ven biển và vùng sâu trong nội địa. Tại Trung Quốc, chênh lệch giữa nông thôn-thành thị và giữa vùng miền thể hiện phần lớn sự bất bình đẳng.
Tuy nhiên, lương thưởng cho nhân công có trình độ cao tại nhiều nước đã tăng lên, và nhân công có học vấn cao hơn được hưởng lợi từ tăng trưởng thu nhập nhiều hơn. Những tiến bộ khoa học kỹ thuật mang lại lợi ích lớn hơn cho người sở hữu vốn so với người lao động, với tỷ lệ thu nhập của lao động trong tổng sản phẩm quốc nội ngày càng giảm, và tỷ lệ của người sở hữu vốn ngày càng tăng tại nhiều nước. Sự dư thừa lao động tương ứng với số vốn trong khu vực cũng là một yếu tố góp phần thêm cho việc giảm tỷ lệ chia thu nhập của lao động.
Theo ADB, Chính phủ các nước châu Á cần tập trung vào các giải pháp chính sách để giảm bất bình đẳng. Các giải pháp này bao gồm việc tạo nhiều công ăn việc làm chất lượng; tăng chi tiêu cho giáo dục và y tế và tăng cường bảo vệ xã hội bao gồm cả việc chuyển tiền có điều kiện cho người nghèo. Các giải pháp chính sách quan trọng khác bao gồm chuyển hướng chi tiêu tài chính từ các hoạt động trợ giá không xác định đối tượng, ví dụ như đối với nhiên liệu, sang chuyển giao vốn có mục tiêu; huy động nguồn thu lớn hơn và bình đẳng hơn; và tăng đầu tư cho cơ sở hạ tầng nhằm giảm sự mất cân bằng giữa các khu vực phát triển và chậm phát triển.
H.Yến
Ý kiến bình luận:
Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!
(Thanh tra) - Một mạng lưới buôn lậu vàng và rửa tiền quốc tế đã bị Chính phủ Mỹ và Vương quốc Anh trừng phạt. Các biện pháp bao gồm phong tỏa tài sản, tịch thu tài sản và cấm đi lại, nhằm vào doanh nhân người Anh gốc Kenya, Kamlesh Pattni, một tay buôn lậu vàng "khét tiếng".
Hoài Phương
12:46 11/12/2024(Thanh tra) - Ông Benjamin Netanyahu là Thủ tướng đương nhiệm đầu tiên của Israel bị buộc tội trong lịch sử nước này.
Ngọc Anh
10:45 11/12/2024Bích Tuệ
15:10 10/12/2024Ngọc Anh
11:56 10/12/2024Ngọc Anh
12:58 05/12/2024Đức Anh
14:42 04/12/2024Ngọc Giàu
T.Lương
Đông Hà
Cảnh Nhật
Thu Huyền
Đông Hà
Đông Hà
Nguyễn Điểm
Kim Thành
Nam Dũng
Ngọc Giàu
Bảo Trân