Ca khúc: Tự hào người làm báo Thanh tra

Theo dõi Báo Thanh tra trên

G7 đe dọa trừng phạt, Nga bị ảnh hưởng không nhỏ

Thứ ba, 25/03/2014 - 15:15

(Thanh tra) - Nhóm các cường quốc công nghiệp hàng đầu thế giới G7 đe dọa thực hiện các biện pháp trừng phạt nặng hơn nữa nhằm ngăn chặn Tổng thống Nga Vladimir Putin tiếp tục “tiếp quản” các khu vực khác tại Ukraine; đồng thời quyết định đình chỉ Nga khỏi G8.

Đây là lần họp đầu tiên của Nhóm G7 kể từ khi Crimea chính thức sáp nhập vào Nga hồi tuần trước. Trong cuộc họp tối qua, 7 nhà lãnh đạo các cường quốc đã quyết định không tham dự Hội nghị Thượng đỉnh G8 dự kiến được tổ chức tại Sochi (Nga), thay vào đó, họ sẽ tổ chức và tham dự Hội nghị Thượng đỉnh G7 vào tháng 6 tới tại Brussels (Bỉ).

Trong một tuyên bố chính thức sau cuộc họp ngày hôm qua, G7 khẳng định “sẵn sàng tăng thêm những biện pháp trừng phạt phối hợp gây ảnh hưởng quan trọng vào nền kinh tế Nga, nếu Nga vẫn tiếp diễn tình hình này”. 

Đồng tình với quyết định trên, trong cuộc phỏng vấn vào ngày hôm qua, Tổng thống Mỹ Barrack Obama cũng cho rằng “Nga cần phải trả giá cho hành động của mình”.

Đây được xem là một động thái cứng rắn của phương Tây nhằm đáp lại những hoạt động của Nga tại Ukraine trong tuần qua với việc củng cố quyền kiểm soát bán đảo Crimea và tăng cường hiện diện quân sự dọc theo biên giới với Ukraine.

Giới phân tích đều nhất trí với nhận định: “Vấn đề Ukraine đã gây nên một cuộc đối đầu nghiêm trọng nhất giữa Nga và phương Tây kể từ sau khi Liên Xô sụp đổ”.

Sự vắng mặt của Tổng thống Putin

Quyết định ngày hôm qua của Nhóm G7, bao gồm các nước: Mỹ, Đức, Anh, Pháp, Ý, Canada và Nhật Bản đã đưa quan hệ ngoại giao trên trường quốc tế trở lại xuất phát điểm cùng với cuộc “Chiến tranh Lạnh”, hủy bỏ các nỗ lực hòa hợp giữa phương Tây và Nga vào năm 1998 khi Nga là thành viên được chào đón trong G8.  

Với hành động này, các nước G7 hy vọng “trói tay” được Nga, chấm dứt những hoạt động quân sự tại khu vực biên giới Ukraine. 

Đến nay, Mỹ đã áp đặt trừng phạt đối với Nga bao gồm: Phong tỏa tài sản, yêu cầu Ngân hàng Rossiya ngừng hoạt động và cấm cấp thị thực cho 31 người Nga và Ukraine (trong đó có cả những nhân vật có tầm ảnh hưởng trong lĩnh vực chính trị và kinh doanh tại Nga). Ngoài ra, 51 người Nga cũng bị đưa vào “danh sách đen” của Khối Liên minh châu Âu (EU) và Mỹ.

Không hề ngẫu nhiên

Theo ông Fredrik Erixon, nguyên Giám đốc Trung tâm châu Âu về kinh tế chính trị quốc tế tại Brussels (Bỉ): "Các biện pháp trừng phạt hiện nay vẫn còn quá ít để nhận thấy rõ hậu quả, nhưng đó không phải là ngẫu nhiên , mà đều có chủ ý". Ông cho rằng, cả EU và Mỹ đều đang nắm trong tay “vũ khí hủy diệt hàng loạt” đối với nền kinh tế của Nga.

“Mỹ và EU đang đưa ra từng bước trừng phạt kinh tế, và sẽ có hậu quả nghiêm trọng nếu Tổng thống Nga Putin không có những hành động trả lời", ông nhận định.

Đối với vấn đề trên, các quan chức Mỹ và châu Âu lại cho rằng những biện pháp trừng phạt đã bắt đầu có tác dụng. Bằng chứng là chỉ số chứng khoán Micex của Nga đã giảm 13,7% trong năm nay, trong khi đồng Rúp cũng bị sụt 8,9%. Ngoài ra, các nhà đầu tư tại Nga cũng tiến hành rút 5,5 tỷ USD tiền vốn dưới hình thức cổ phiếu và trái phiếu, gần bằng mức tiền “chảy” khỏi quốc gia này trong năm 2013 là 6,1 tỷ USD, theo dữ liệu của EPFR Global, một công ty theo dõi dòng vốn có trụ sở tại Massachusetts (Mỹ).

Hiến pháp Ukraine

Vấn đề Hiến pháp tại Ukraine được coi là tiếng nói chung hiếm hoi trong cuộc đối đầu giữa phương Tây và Nga. Phía Nga muốn Ukraine thông qua một Hiến pháp liên bang đảm bảo tính trung lập về chính trị và quân sự, trao quyền hạn cho các khu vực Ukraine và chính thức công nhận tiếng Nga là ngôn ngữ thứ hai của đất nước này. Về vấn đề này, G7 cũng đồng tình với ý kiến từ Điện Kremlin lên tiếng kêu gọi Ukraine để thực hiện "cải cách Hiến pháp trên diện rộng, tổ chức bầu cử Tổng thống công bằng vào tháng 5, thúc đẩy nhân quyền và tôn trọng dân tộc thiểu số".

Mặc dù vậy, tiếng nói chung cũng không thể làm "mờ" bớt mối bất hòa giữa Nga - phương Tây. Trước sự đe dọa trừng phạt từ các nước G7, Ngoại trưởng Nga Sergei Larvov điềm nhiên cho biết, Nga không bó buộc vào “định dạng” G8. Nga cho rằng một nhóm gồm 20 nước sẽ phù hợp và đảm bảo hơn để thảo luận các vấn đề toàn cầu. 

Trong khi đó, G7 vẫn giữ vững lập trường không chấp nhận hành động của Tổng thống Nga Vladimir Putin và quyết định “loại” Nga khỏi G8: "Nhóm đến với nhau vì được chia sẻ niềm tin và trách nhiệm. Hành động của Nga trong những tuần gần đây không phù hợp với chúng tôi".

Minh Việt

Ý kiến bình luận:

Ý kiến của bạn sẽ được xét duyệt khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.

Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!

Tin cùng chuyên mục

Mạng lưới buôn lậu vàng, rửa tiền quốc tế bị trừng phạt

Mạng lưới buôn lậu vàng, rửa tiền quốc tế bị trừng phạt

(Thanh tra) - Một mạng lưới buôn lậu vàng và rửa tiền quốc tế đã bị Chính phủ Mỹ và Vương quốc Anh trừng phạt. Các biện pháp bao gồm phong tỏa tài sản, tịch thu tài sản và cấm đi lại, nhằm vào doanh nhân người Anh gốc Kenya, Kamlesh Pattni, một tay buôn lậu vàng "khét tiếng".

Hoài Phương

12:46 11/12/2024

Tin mới nhất

Xem thêm