Theo dõi Báo Thanh tra trên
Thứ ba, 26/04/2016 - 18:44
Lịch sử thế giới đã chứng kiến nhiều vụ xả thải độc hại gây hậu quả vô cùng nghiêm trọng đối với môi trường và con người, trong đó có vụ liên quan đến Formosa.
Chất thải chứa trong thùng lớn của Formosa ở Sihanoukville. (Ảnh: BBC)
Campuchia
Tập đoàn Nhựa Formosa của Đài Loan đã bị tai tiếng xấu khi vào tháng 11/1998 đưa khoảng 5.000 tấn chất thải, trong đó có thủy ngân, tới thị trấn ven biển Sihanoukville, nơi có nhiều khu nghỉ dưỡng nổi tiếng. Hơn 140 chiếc container chứa chất thải bị Formosa bỏ ở một khu vực không có rào chắn và biển khuyến cáo.
Được tự do tiếp cận nên một số người đến lượm các bao tải mang về nhà để sử dụng, thậm chí đựng gạo. Kết quả là vài ngày sau đó, họ có nhiều biểu hiện bất thường với sức khỏe bị suy giảm.
Nghi ngờ về bãi chứa chất thải của Formosa, người dân đã phản ánh với chính quyền địa phương. Căng thẳng trở nên tột bậc sau cái chết của một nhân viên tại cảng Sihanoukville, người làm công việc dọn dẹp các tàu chở chất thải của Formosa từ Đài Loan đến Campuchia. Người dân kéo đến đập phá một khách sạn của tập đoàn và tổ chức biểu tình trước cửa những cơ quan cho phép nhập khẩu chất thải. Phía Nhựa Formosa khẳng định họ có giấy phép và được xác nhận chất thải an toàn để chôn dưới đất.
Tuy nhiên, mấu chốt của vấn đề là tập đoàn giấu nhẹm thành phần chất thải có thủy ngân. Điều tra cho thấy, nồng độ thủy ngân của khối chất thải vượt quá 20.000 lần giới hạn an toàn cho phép. Các chỉ số dioxin và PCB đều ở mức nguy hiểm.
Sihanoukville đã trở thành "cơn ác mộng" khi nhiều người biết chuyện đã vội vã đi "sơ tán". Họ tranh nhau lên tàu, xe buýt và xe khách để rời bỏ thị trấn dẫn tới nhiều vụ tai nạn giao thông.
Trước sức ép ngày càng lớn, Nhựa Formosa đã lên tiếng xin lỗi vì "gây xáo trộn cuộc sống" của người địa phương. Đến tháng 3/1999, ông Om Yen Tieng, trưởng đoàn công tác của chính phủ Campuchia với Formosa thông báo yêu cầu tập đoàn phải dọn dẹp và đưa toàn bộ khối chất thải khỏi nước này.
Hoàng thân Norodom Ranariddh khi đó còn nói rằng một số quan chức đã nhận hối lộ lên tới 3 triệu USD để cho phép Formosa đưa khối chất độc này vào Campuchia nhưng Formosa phủ nhận thông tin.
Tổng cộng hơn 100 quan chức Campuchia bị đình chỉ chức vụ. Tổng giám đốc một công ty nhập khẩu ở Campuchia, 2 đối tác người Đài Loan và phiên dịch viên của họ bị khởi tố.
Cũng theo hãng tin này, Formosa phải thu lại chừng 3.000 tấn chất độc để chuyển sang bãi xử lý ở Westmoreland, California, Mỹ. Tuy nhiên, Cơ quan Bảo vệ Môi trường Mỹ đã rút lại quyết định trước đó cho Formosa nhập chất độc vào Mỹ, với lý do hàm lượng độc tố cao hơn chuẩn mà luật Mỹ cho phép.
Mỹ
Hồi tháng 9/2009, chính quyền hai bang Texas và Louisiana đã buộc Nhựa Formosa phải chi hơn 10 triệu USD để xử lý vi phạm chất thải độc ra không khí và nguồn nước.
Theo BBC, bê bối xảy ra tại hai nhà máy của Formosa tại Point Comfort thuộc bangTexas và Baton Rouge thuộc bang Louisiana.
Tập đoàn của Đài Loan này còn phải trả tiền phạt dân sự 2,8 triệu USD vì vi phạm các luật về nước sạch, không khí sạch và luật về kế hoạch công nghiệp của Mỹ.
Nhật Bản
Một trong những vụ kinh hoàng nhất xảy ra ở Nhật Bản đầu thế kỷ 20. Tập đoàn Chisso mở nhà máy hóa chất ở Minatama và trong quá trình phát triển sản xuất, Chisso đã góp phần đưa nơi này trở thành một trong những thành phố công nghiệp hàng đầu của tỉnh Kumamoto. Tuy nhiên, nhà máy đã gây ra tình trạng ô nhiễm tồi tệ khi xả thẳng nước thải chứa thủy ngân không qua xử lý ra vùng biển vốn có một lượng thủy sản dồi dào với khoảng 200.000 ngư dân.
Thực tế, từ năm 1912 đến 1926, nước xả thải của Chisso đã nhiễm độc cho cá tôm cùng nhiều loài vật sống dưới biển, đến mức người dân ăn phải đã khiến họ bị nhiễm một căn bệnh lạ mà sau này được đặt tên là Minamata theo tên của thành phố. Bệnh này có triệu chứng á khẩu, đi đứng khó khăn, co giật, tê liệt, hôn mê và chét sau vài tuần phát bệnh. Lượng tôm cá thì sụt giảm nghiêm trọng, chỉ còn một phần rất nhỏ so với trước.
Năm 1926, Chisso đã đồng ý trả cho ngôi làng địa phương một khoản tiền 1.500 Yen nhưng gọi đây là tiền "cảm thông" để né tránh trách nhiệm. Năm 1943, Chisso ký với ngư dân địa phương một thỏa thuận khác chấp nhận 152.500 Yen tiền 'thông cảm' cho các thiệt hại ngư nghiệp trong quá khứ và tương lai, đồng thời ràng buộc họ bằng điều khoản không được phép kiện thêm nữa.
Trong suốt hàng chục năm trời sau đó, nhiều người đã tử vong vì bệnh Minamata nhưng chính quyền địa phương đã "làm ngơ" và Chisso vẫn không ngừng xả thải thẳng ra biển. Tính đến tháng 3/2001, hơn 2.000 người được chẩn đoán bị bệnh Minamata do ăn cá nhiễm thủy ngân. Hơn 1.500 người đã chết và hơn 10.000 nhận được đền bù tài chính từ Chisso.
Năm 2003, Chisso bị buộc phải trả khoảng 86 triệu USD tiền bồi thường, đồng thời được yêu cầu phải dọn sạch ô nhiễm môi trường do tập đoàn gây ra.
Trung Quốc
Công ty Hóa chất Cát Lâm chính là thủ phạm chính "đầu độc" sông Tùng Hoa - một trong 7 dòng sông lớn nhất ở Trung Quốc - bằng thủy ngân từ chất thải.
Từ năm 1958 đến năm 1982, nhà máy Cát Lâm đã thải ra hơn 113 tấn thủy ngân và gần 5,5 tấn methylmercury. Tòng phạm của Cát Lâm bao gồm một vài công ty khai thác vàng khác, cũng xả thủy ngân thẳng ra sông.
Tình trạng ô nhiễm nặng đến mức người dân địa phương cũng bị các triệu chứng của bệnh Minamata. Đến khi các công ty buộc phải dừng xả thải thì nồng độ thủy ngân mới giảm dần.
Theo Thanh Hảo/VNN
Ý kiến bình luận:
Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!
(Thanh tra) - Một mạng lưới buôn lậu vàng và rửa tiền quốc tế đã bị Chính phủ Mỹ và Vương quốc Anh trừng phạt. Các biện pháp bao gồm phong tỏa tài sản, tịch thu tài sản và cấm đi lại, nhằm vào doanh nhân người Anh gốc Kenya, Kamlesh Pattni, một tay buôn lậu vàng "khét tiếng".
Hoài Phương
12:46 11/12/2024(Thanh tra) - Ông Benjamin Netanyahu là Thủ tướng đương nhiệm đầu tiên của Israel bị buộc tội trong lịch sử nước này.
Ngọc Anh
10:45 11/12/2024Bích Tuệ
15:10 10/12/2024Ngọc Anh
11:56 10/12/2024Ngọc Anh
12:58 05/12/2024Đức Anh
14:42 04/12/2024Ngọc Giàu
T.Lương
Đông Hà
Cảnh Nhật
Thu Huyền
Đông Hà
Đông Hà
Nguyễn Điểm
Kim Thành
Nam Dũng
Ngọc Giàu
Bảo Trân