Theo dõi Báo Thanh tra trên
Thứ tư, 06/06/2018 - 06:30
(Thanh tra)- Dư luận Kenya đang có nhiều ý kiến trái chiều xung quanh tuyên bố của Tổng thống Uhuru Kenyatta về việc tất cả quan chức Chính phủ sẽ phải trải qua bài kiểm tra bằng máy phát hiện nói dối nhằm hạn chế tham nhũng.
Một máy phát hiện nói dối trưng bày tại triển lãm các thiết bị ngành cảnh sát tại Bắc Kinh, Trung Quốc. Ảnh: Xinhua
Cụ thể, các lãnh đạo của bộ phận mua sắm công và người giữ tài khoản của các Bộ, cơ quan, tổ chức thuộc Chính phủ sẽ được kiểm tra, qua đó xác định tính liêm khiết cũng như xem người đó có phù hợp với vị trí của mình hay không. Đây là một trong những động thái tích cực của Chính phủ Kenya để giảm bớt sức tác động lớn của tệ nạn tham nhũng đã và đang khiến chính quyền của ông Kenyatta phải "lao đao".
Tại Kenya, hàng chục quan chức đang làm việc tại 5 cơ quan nhà nước đang bị điều tra liên quan đến các bê bối tham nhũng. Đó là Tổ chức Thanh niên Quốc gia (NYS), Công ty Đường ống Kenya (Kenya Pipeline), Công ty Năng lượng Kenya (Kenya Power), Tập đoàn Ngũ cốc và Nông sản Quốc gia (NCPB) và Quỹ Thanh niên (Youth Fund).
Khoảng 40 nghi phạm có dính líu tới vụ "bốc hơi" 90 triệu USD tại NYS đã bị bắt giữ và buộc tội tại tòa án.
Một số người dân Kenya tin tưởng, đây là hành động có thể từng bước loại bỏ triệt để tham nhũng. Trong khi đó, một số khác lại tỏ ra hoài nghi, cho rằng, đây chỉ là kế hoạch nhằm kìm hãm cơn giận dữ của công chúng trước các bê bối tham nhũng đang nổi cộm, còn hiệu quả mang lại thực sự rất ít.
"Kiểm tra để phát hiện nói dối đã có mặt trên thế giới và sẽ là lần đầu được thử nghiệm tại Kenya. Tôi thực sự ủng hộ kế hoạch này. Bất cứ động thái nào có khả năng chống tham nhũng tại Kenya đều được hoan nghênh", Joseph Kimenyi, một người dân làm nghề lái xe công cộng bày tỏ quan điểm, đồng thời cho rằng, cuộc kiểm tra cần mở rộng đến các sở cảnh sát giao thông, nơi mà được cho là tham nhũng nhất ở Kenya trong nhiều năm nay: "Thực tế, nên bắt đầu với lực lượng cảnh sát. Bởi như chúng tôi, những người lái xe, đã phải mất rất nhiều tiền cho các sĩ quan cảnh sát và điều này gần như trở thành "thông lệ". Nhưng nó cần phải dừng lại".
Georgina Musavi, người làm việc tại một thẩm mĩ viện hy vọng, cuộc kiểm tra nói dối sẽ loại bỏ được những người tham nhũng trong Chính phủ và cho phép những người trung thực được cống hiến, làm việc.
Tuy nhiên, các nhà phê bình cho rằng, kiểm tra phát hiện nói dối là điều sau cùng (thứ yếu) mà người dân Kenya cần để chống tham nhũng.
"Những gì Kenya cần để đấu tranh với tham nhũng là hệ thống chính trị làm việc tốt, chứ không phải những cái máy kiểm tra nói dối. Kenya bị bủa vây bởi tham nhũng bởi tầng lớp chính trị được hưởng lợi từ nó và cho phép nó tồn tại", Dismas Okoth, một lãnh đạo trẻ ở Kayole, phía Đông Thủ đô Nairobi nói.
Cũng theo Okoth, nếu Chính phủ muốn chống tham nhũng, Tổng thống Kenyatta sẽ ra lệnh bắt giữ tất cả những người dính líu đến tham nhũng, trong đó bao gồm cả những đồng minh thân thiết của ông.
"Rất nhiều người bao gồm các chính trị gia hàng dầu và quan chức Chính phủ đã được nêu tên trong bê bối hối lộ, nhưng họ vẫn tiếp tục làm việc. Họ sẽ có một bài kiểm tra phát hiện nói dối hay không?", Okoth đặt câu hỏi.
Trên các phương tiện thông tin truyền thông, người dân Kenya tranh luận về mặt được và chưa được của bài kiểm tra phát hiện nói dối mà Chính phủ cho rằng điều này là cấp thiết. Trong đó, có một lỗ hổng lớn là việc kiểm tra có thể khiến một người trung thực bị rơi vào tình trạng bất an, trong khi những kẻ không trung thực lại không hề lo lắng. Bởi người ta hoàn toàn có thể đánh lừa một bài kiểm tra nói dối chỉ với một động tác đơn giản.
Các nhà phân tích thì nhấn mạnh rằng, tuyên bố kiểm tra nói dối là một bất ngờ tại Kenya. Đó là một sự cấp tiến, một hành động quyết liệt, một cơ hội để Kenya loại bỏ tham nhũng. Tham nhũng đã ăn sâu vào xã hội Kenya. Theo Ernest Manuyo, giảng viên ngành quản lý kinh tế ở Nairobi, đây là một phần của giải pháp chứ không phải cách chữa trị “căn bệnh”. Để loại bỏ tham nhũng, người dân Kenya trước hết cần nhận thức được đây là mối đe dọa cho đất nước và sự tồn tại của họ. "Hiện tại, người dân vẫn tìm đến các dịch vụ công từ các cán bộ đòi hỏi hối lộ. Đây là cách mà các quan chức lợi dụng vị trí của mình. Mặc dù tôi hoan nghênh việc phát hiện nói dối, nhưng cái chúng ta cần là một sự thay đổi văn hóa lớn khi người dân Kenya loại bỏ hối lộ", ông Manuyo nói.
Giáo sư James ole Kiyiapi, một nhà phân tích chính trị cho rằng, để chấm dứt tham nhũng, đất nước không chỉ cần trừng phạt những kẻ tham nhũng mà còn cần quan tâm tới việc thu hồi lại nhũng khoản tiền bị mất do tham nhũng.
Hoài Phương
Ý kiến bình luận:
Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!
(Thanh tra) - Một mạng lưới buôn lậu vàng và rửa tiền quốc tế đã bị Chính phủ Mỹ và Vương quốc Anh trừng phạt. Các biện pháp bao gồm phong tỏa tài sản, tịch thu tài sản và cấm đi lại, nhằm vào doanh nhân người Anh gốc Kenya, Kamlesh Pattni, một tay buôn lậu vàng "khét tiếng".
Hoài Phương
12:46 11/12/2024(Thanh tra) - Ông Benjamin Netanyahu là Thủ tướng đương nhiệm đầu tiên của Israel bị buộc tội trong lịch sử nước này.
Ngọc Anh
10:45 11/12/2024Bích Tuệ
15:10 10/12/2024Ngọc Anh
11:56 10/12/2024Ngọc Anh
12:58 05/12/2024Đức Anh
14:42 04/12/2024Văn Thanh
Bùi Bình
CB
Hải Hà
Chính Bình
Trọng Tài
Thái Hải
Hoàng Long
Hải Hà
PV
Trần Lê
Trần Quý