Theo dõi Báo Thanh tra trên
Thứ ba, 21/02/2012 - 07:09
(Thanh tra) - 10 năm trước, đồng euro được coi là lá chắn chống lạm phát, là loại “vũ khí” để làm đối trọng với đồng USD đang thống trị thế giới; là chiếc đũa thần đem lại thịnh vượng kinh tế, đem lại tăng trưởng và việc làm. 10 năm sau, các thành viên khu vực sử dụng đồng euro đang lún sâu vào một cuộc khủng hoảng nợ công.
Ảnh minh họa
Bi quan
Sinh nhật thứ 10 của đồng euro diễn ra ảm đạm, khi mà các thành viên khu vực sử dụng đồng euro đang lún sâu vào một cuộc khủng hoảng nợ công. Nhiều người Pháp, những người hồ hởi nhất châu Âu khi đón nhận đồng euro, bi quan rằng đồng tiền này sẽ không còn tồn tại trong 10 năm tới. Bởi, giá một ổ bánh mì trong 10 năm qua nhảy vọt từ 4,39 franc, tương đương với 67 xu euro lên thành 85 xu euro, tăng 27%. Tương tự, giá một tách cà phê tăng 45%. 10 năm qua, 65% tăng thêm là giá một ký táo, thịt gà cũng đắt gấp rưỡi so với 10 năm về trước.
Hiện tại đã có 322 triệu dân trên 17 quốc gia dùng chung đồng euro trong 10 năm qua. Nhưng kết quả thăm dò dự luận được vừa được công bố cho thấy, 36% người Pháp đã bày tỏ nguyện vọng được sử dụng lại đồng franc và 45% cho rằng euro là một “trở lực”. 70% người Đức được tham khảo cũng muốn quay lại đồng Deutsch mark.
Cách nay 10 năm, một người hành khất trên các toa tàu métro Paris chỉ xin 1, hoặc 2 franc, giờ đây họ xin từ 1 đến 2 euro để sống qua ngày.
Khủng hoảng đã kéo dài từ mùa Thu 2008, thất nghiệp không ngừng gia tăng, khiến các bà nội trợ cảm thấy đời sống thêm chật vật kể từ khi đồng euro ra đời.
Người tiêu dùng thì đổ lỗi cho đồng euro, nhưng lý do chính theo Kinh tế gia Philippe Moati, Giám đốc Cơ quan nghiên cứu vật giá CREDOC tại Pháp: 10 năm qua, giá nguyên và nhiên liệu đã tăng nhiều chủ yếu do nhu cầu tiêu thụ ngày càng lớn của các nước đang trỗi dậy, mà đứng đầu là Trung Quốc, Ấn Độ, Brazil. Do vậy đổ lỗi cho đồng euro là một điều vô lý.
Khủng hoảng đồng euro đã làm dấy lên nghi kỵ giữa các thành viên khối euro. Đức chỉ trích Hy Lạp và Ý lỏng lẻo trong chính sách chi tiêu, dẫn đến cảnh nợ nần chồng chất, và nhất là ỷ lại vào các nền kinh tế vững mạnh hơn trong khối rằng, họ không thể bị bỏ rơi.
Và rạn nứt
Ngược lại với Hy Lạp, Bồ Đào Nha, kể cả Pháp, suốt 10 năm qua, Đức luôn coi trọng mục tiêu kiềm hãm lạm phát là ưu tiên hàng đầu, từ đó áp đặt chính sách tiền tệ, mô hình tài chính của chính mình với các thành viên khác, bất luận đó là những nền kinh tế yếu kém hơn, và không có khả năng cạnh tranh cao như Đức. Sản xuất và xuất khẩu của nước này đã có nhiều thuận lợi nhờ có đồng tiền chung ổn định. Đặc biệt là khi các doanh nghiệp không phải đau đầu vì tỷ giá hối đoái.
Công trình nghiên cứu của Ngân hàng Đức Metzler cho thấy, nhờ sử dụng đơn vị tiền tệ chung, ngành Công nghiệp xe hơi Đức trong thập niên qua đã tiết kiệm được từ 300 đến 500 triệu euro. Theo thẩm định của cơ quan tư vấn McKinsay, 2/3 tăng trưởng của Đức cùng thời gian này có được là nhờ đồng euro. Cứ trên 100 euro hàng của Đức xuất khẩu, thì 40 euro là để bán cho các nước trong khối euro và 20 đồng xuất ra 10 nước còn lại của Liên hiệp châu Âu.
Riêng các nước vùng Địa Trung Hải thường phải đối mặt với lạm phát, nhờ có đồng euro và chính sách tiền tệ của Ngân hàng Trung ương châu Âu (BCE), những nước như Ý, hay Hy Lạp đi vay với lãi suất thấp và do đó đã dư giả để nhập hàng của Đức.
Tất cả cho thấy, cốt lõi của vấn đề không xuất phát từ một đơn vị tiền tệ, mà khủng hoảng hiện nay là hậu quả của những tính toán sai lầm ngay từ đầu thập niên 90, khi hệ thống tiền tệ chung châu Âu còn phôi thai, các nhà lãnh đạo châu Âu khi đó đã lầm tưởng rằng, các nước sử dụng đồng euro không cần phải phối hợp chính sách kinh tế, không cần phải đặt ra vấn đề đồng nhất các khoản ngân sách chi tiêu công cộng.
Để đến khi khủng hoảng tài chính bắt nguồn từ Hy Lạp năm 2010 và “đám cháy” đã lan rộng sang một số quốc gia khác trong suốt năm 2011, đã khiến những nghi kỵ đối với một đồng tiền còn quá mới lạ như euro lại dấy lên. Trong một thập niên qua, chưa bao giờ dư luận tại các nước bao quanh khu vực Địa Trung Hải lại tỏ ra hoài nghi đối với đồng euro như hiện nay.
Kỳ Sơn
Ý kiến bình luận:
Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!
(Thanh tra) - Một mạng lưới buôn lậu vàng và rửa tiền quốc tế đã bị Chính phủ Mỹ và Vương quốc Anh trừng phạt. Các biện pháp bao gồm phong tỏa tài sản, tịch thu tài sản và cấm đi lại, nhằm vào doanh nhân người Anh gốc Kenya, Kamlesh Pattni, một tay buôn lậu vàng "khét tiếng".
Hoài Phương
12:46 11/12/2024(Thanh tra) - Ông Benjamin Netanyahu là Thủ tướng đương nhiệm đầu tiên của Israel bị buộc tội trong lịch sử nước này.
Ngọc Anh
10:45 11/12/2024Bích Tuệ
15:10 10/12/2024Ngọc Anh
11:56 10/12/2024Ngọc Anh
12:58 05/12/2024Đức Anh
14:42 04/12/2024Kim Thành
PV
Nam Dũng
Chu Tuấn
Trần Quý
Trần Quý
Kim Thành
Thái Hải
Ngọc Phó
Nam Dũng
Đông Hà
TC