Theo dõi Báo Thanh tra trên
Ngọc Anh
Thứ năm, 14/03/2024 - 13:19
(Thanh tra) - Cơ quan giám sát chống tham nhũng hàng đầu của Trung Quốc đã mở cuộc điều tra đối với Lý Cát Bình (Li Jiping), cựu Phó Chủ tịch Ngân hàng Phát triển (CDB), vì nghi ngờ vi phạm kỷ luật và luật pháp nghiêm trọng.
Lý Cát Bình, cựu Phó Chủ tịch Ngân hàng Phát triển (CDB), bị điều tra sau 8 năm nghỉ hưu vì nghi ngờ vi phạm kỷ luật và luật pháp nghiêm trọng. Ảnh: stheadline
Động thái này đánh dấu nỗ lực mới nhất trong chiến dịch của Trung Quốc nhằm giải quyết vấn nạn tham nhũng trong hệ thống tài chính của đất nước.
Theo Thời báo Hoàn cầu (Global Times), Ủy ban Kiểm tra Kỷ luật Trung ương (CCDI) Đảng Cộng sản Trung Quốc và Ủy ban Giám sát Quốc gia ngày 13/3 tuyên bố, cựu Phó Chủ tịch Ngân hàng Phát triển Lý Cát Bình đang bị xem xét kỷ luật và điều tra giám sát.
Lý Cát Bình, người bắt đầu công tác tại Ngân hàng Phát triển Trung Quốc vào tháng 3/1994 và giữ chức Phó Chủ tịch từ tháng 9/2008 đến 1/2016, bị điều tra sau khi nghỉ hưu được 8 năm.
Trước Lý Cát Bình, hai cựu phó chủ tịch khác của ngân hàng này cũng đã bị điều tra. Đó là Wang Yongsheng bị điều tra vào tháng 7/2023 và bị bắt vào ngày 11/1 năm nay vì tình nghi nhận hối lộ.
Trong tuyên bố khai trừ khỏi đảng đối với Wang Yongsheng, cơ quan giám sát chống tham nhũng Trung Quốc ngày 5/1 cho biết, cuộc điều tra chỉ ra ông Wang đã vi phạm nghiêm trọng một loạt kỷ luật của Đảng và pháp luật, bao gồm can thiệp vào việc tuyển dụng của các tổ chức tài chính, sở hữu trái phép cổ phiếu của các công ty chưa niêm yết, tham gia giao dịch quyền lực lấy tiền và nhận số tài sản khổng lồ trái phép.
Tương tự, Phó Chủ tịch Ngân hàng Phát triển Trung Quốc Chu Thanh Ngọc (Zhou Qingyu), bị điều tra vào tháng 5/2023 và bị bắt vào ngày 14/12 cùng năm vì nghi ngờ hối lộ, lợi dụng ảnh hưởng để nhận hối lộ.
Ngân hàng Phát triển Trung Quốc đã trở thành tâm điểm chú ý trong chiến dịch chống tham nhũng kéo dài đã khiến ít nhất 9 quan chức điều hành cấp cao bị "ngã ngựa" vào cuối năm 2021.
Các giám đốc điều hành khác đã bị trừng phạt hoặc bị điều tra bao gồm Hong Zhenghua - cựu Giám đốc Chi nhánh Vân Nam của Ngân hàng Phát triển Trung Quốc; Hu Huaibang - cựu Chủ tịch và He Xingxiang - cựu Phó Chủ tịch Ngân hàng.
Những cuộc điều tra này nhấn mạnh cam kết của Trung Quốc trong việc tăng cường cuộc chiến chống tham nhũng trên nhiều lĩnh vực khác nhau, đặc biệt tập trung vào hệ thống tài chính.
Hồi tháng 1, thông cáo do CCDI đưa ra đã nêu bật tầm quan trọng của chiến dịch chống tham nhũng trong lĩnh vực tài chính.
Tiếp đó, ngày 22/2, ông Phan Công Thắng (Pan Gongsheng), Thống đốc Ngân hàng Nhân dân Trung Quốc (PBoC - Ngân hàng Trung ương), đã nhấn mạnh tình hình phức tạp và nghiêm trọng trong cuộc chiến chống tham nhũng của khu vực tài chính.
Ông kêu gọi một cuộc điều tra nghiêm ngặt về tham nhũng trong lĩnh vực này.
Ngân hàng Phát triển Trung Quốc, được thành lập năm 1994, là một tổ chức tài chính lớn thuộc sở hữu nhà nước có nhiệm vụ hỗ trợ tăng trưởng kinh tế của Trung Quốc trong các ngành công nghiệp quan trọng và các khu vực kém phát triển.
Với sự giám sát trực tiếp của Hội đồng Nhà nước, Ngân hàng Phát triển Trung Quốc có tổng tài sản là 18,2 nghìn tỷ nhân dân tệ (2,5 nghìn tỷ USD) tính đến cuối năm 2022 và tuyển dụng hơn 10.000 công nhân.
Ý kiến bình luận:
Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!
(Thanh tra) - Một mạng lưới buôn lậu vàng và rửa tiền quốc tế đã bị Chính phủ Mỹ và Vương quốc Anh trừng phạt. Các biện pháp bao gồm phong tỏa tài sản, tịch thu tài sản và cấm đi lại, nhằm vào doanh nhân người Anh gốc Kenya, Kamlesh Pattni, một tay buôn lậu vàng "khét tiếng".
Hoài Phương
12:46 11/12/2024(Thanh tra) - Ông Benjamin Netanyahu là Thủ tướng đương nhiệm đầu tiên của Israel bị buộc tội trong lịch sử nước này.
Ngọc Anh
10:45 11/12/2024Bích Tuệ
15:10 10/12/2024Ngọc Anh
11:56 10/12/2024Ngọc Anh
12:58 05/12/2024Đức Anh
14:42 04/12/2024Nhật Vượng
N. Phó
Thu Huyền
Hương Giang
Trần Quý
Ngọc Phó
Hải Hà
TK
T.Thanh
Phương Anh
Cảnh Nhật