Ca khúc: Tự hào người làm báo Thanh tra

Theo dõi Báo Thanh tra trên

Đảng Cộng sản Trung Quốc mở rộng quyền lực

Thứ sáu, 16/03/2018 - 06:35

(Thanh tra)- Theo dự thảo luật mới, Ủy ban Giám sát quốc gia Trung Quốc (NSC) sẽ chịu trách nhiệm giám sát tất cả các công chức Nhà nước, thay vì chỉ chú trọng vào các đảng viên như trước đây, và hoạt động độc lập với bộ máy tư pháp cũng như các cơ quan Nhà nước hiện hành.

Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình (giữa), Ủy viên Thường vụ Bộ Chính trị Lật Chiến Thư (trái), Thủ tướng Lý Khắc Cường (phải). Ảnh: AP

Tân Hoa Xã giải thích NSC là cơ quan mang tính chính trị, ưu tiên cho chính trị nhiều hơn, đặc biệt là khi thực hiện các nhiệm vụ giám sát, điều tra.

Trước đó, Quốc hội Trung Quốc đã bỏ giới hạn nhiệm kỳ đối với chức vụ Chủ tịch nước. Việc tập trung quyền lực gây ra những lo ngại về tính minh bạch và thông tin mở, ảnh hưởng về lâu dài đối với người dân và các hoạt động kinh tế và kinh doanh tại Trung Quốc.

Giáo sư luật Ryan Mitchell ở Đại học Hồng Kông cho rằng việc mở rộng phạm vi giám sát của NSC như lời thách thức nạn quan liêu trong Đảng. 

Theo quy định, NSC có quyền giam giữ nghi phạm trong vòng 6 tháng, không cần thẩm phán cấp phép. Cơ quan này cũng có trách nhiệm thông báo cho gia đình và cơ quan nghi phạm trong vòng 24 giờ sau giam giữ, trừ trường hợp bảo vệ chứng cứ hoặc nghi ngờ bị cản trở trong quá trình điều tra. Các thông tin khác, như nơi giam giữ, phúc lợi và hình thức đại diện pháp lý không được công bố.

Ngoài ra, các cơ quan giám sát cấp địa phương được thiết lập song song nhằm theo sát hoạt động nhân viên Chính phủ và công chức làm việc trong các cơ quan Nhà nước, viện nghiên cứu, trường học, bệnh viện… đã thí điểm tại Bắc Kinh, nâng tổng số người trong diện giám sát lên gấp 4 lần (khoảng 1 triệu người). 

Ngoài ra, giới phân tích nhận định lỗ hổng lớn nhất của NSC chính là việc hoạt động độc lập với bộ máy tư pháp và các cơ quan Nhà nước hiện hành, đồng thời không trong phạm vi điều chỉnh của hệ thống luật pháp Trung Quốc, dễ dẫn đến nguy cơ lạm quyền. Một số nội dung gây tranh cãi khác là phương thức hoạt động, quy trình pháp lý, quyền tiếp cận luật sư, vai trò của công luận trong cuộc chiến chống tham nhũng, bởi hầu hết thông tin cung cấp cho các cuộc điều tra tham nhũng ở Trung Quốc xuất phát từ người dân.

Điểm đáng chú ý khác là quyết định thay quá trình tra khảo bí mật, trong đó các nghi phạm sẽ bị giam lỏng, tước bỏ quyền công dân và có thể bị tra tấn trong quá trình lấy cung, bằng hình thức “bắt giam”. Ông Li Jianguo, một quan chức cao cấp tại cơ quan lập pháp cho hay: “Đã từ lâu, hình thức tra khảo bí mật là một vấn đề pháp lý gây nhức nhối. Việc xóa bỏ hình thức tra khảo này thể hiện quyết tâm cũng như sự tự tin của Đảng trong việc xử lý các vụ án tham nhũng theo đúng pháp luật”. 

Việc tái cấu trúc các cơ quan Chính phủ cũng được Đại hội đánh giá lại. Theo đó, 3 cơ quan được thành lập mới, bao gồm: Cơ quan chuyên giám sát các vấn đề phúc lợi cho các cựu chiến binh; Cơ quan giám sát hoạt động ngân hàng & bảo hiểm; Cơ quan quản lý thị trường quốc gia, có trách nhiệm chống độc quyền, bình ổn giá và quản lý chất lượng các mặt hàng thực phẩm, dược phẩm và công nghiệp. 

Phạm Thục Trinh

Ý kiến bình luận:

Ý kiến của bạn sẽ được xét duyệt khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.

Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!

Tin cùng chuyên mục

Mạng lưới buôn lậu vàng, rửa tiền quốc tế bị trừng phạt

Mạng lưới buôn lậu vàng, rửa tiền quốc tế bị trừng phạt

(Thanh tra) - Một mạng lưới buôn lậu vàng và rửa tiền quốc tế đã bị Chính phủ Mỹ và Vương quốc Anh trừng phạt. Các biện pháp bao gồm phong tỏa tài sản, tịch thu tài sản và cấm đi lại, nhằm vào doanh nhân người Anh gốc Kenya, Kamlesh Pattni, một tay buôn lậu vàng "khét tiếng".

Hoài Phương

12:46 11/12/2024

Tin mới nhất

Xem thêm