Ca khúc: Tự hào người làm báo Thanh tra

Theo dõi Báo Thanh tra trên

Cuộc chiến tranh giành quyền lực tại Airbus

Thứ bảy, 04/11/2017 - 06:32

(Thanh tra)- Theo tờ Handelsblatt, Fabrice Brégier đang thực hiện cuộc vận động hành lang nhằm lật đổ Tom Enders sau bê bối hối lộ trước khi diễn ra cuộc họp hội đồng quản trị.

Tom Enders và Fabrice Brégier. Ảnh: Reuters

Vụ bê bối hối lộ tại Airbus liên quan đến mua bán máy bay dân dụng, trực thăng và thiết bị phòng thủ đã châm ngòi cuộc chiến tranh giành quyền lực trong nội bộ hãng. Fabrice Brégier (người Pháp), hiện nắm giữ quyền lực thứ hai của hãng đang cố soán ngôi từ Tom Enders (người Đức).

Theo hãng Airbus, Brégier thông tin đến truyền thông Pháp rằng Enders đang chật vật đối mặt hội đồng quản trị về quyền điều hành hãng khi đang gánh chịu một phần trách nhiệm từ vụ việc trên. Ngược lại, Brégier với cương vị là giám đốc kiêm Chủ tịch mảng Máy bay thương mại Airbus kể từ 1/2017 tự cho mình trong sạch và bẻ hướng nghi ngờ vai trò liên quan về phía Marwan Lahoud (một trong những thân cận với Enders), từng đứng đầu Tổ chức Chiến lược và Tiếp thị Airbus (SMO) đã rời đi vào tháng 2/2017.

Câu hỏi đặt ra bây giờ là liệu ông Enders - người điều hành Airbus từ năm 2012 và sẽ hết hạn hợp đồng năm 2019, có thể tiếp tục đảm nhiệm vai trò CEO và thành viên của Hội đồng quản trị thêm 18 tháng nữa hay không?

Ông Enders, 58 tuổi, trong một bài phỏng vấn với tờ Handelsblatt vào đầu tháng 10 phát biểu rằng: “Có thể chứng minh bản thân luôn tuân thủ đúng theo quy định hãng” và luôn nhận được “sự hỗ trợ toàn diện từ phía Hội đồng quản trị”.

Các cáo buộc về tham nhũng đã dẫn tới các cuộc điều tra ở Pháp, Đức, Anh, Áo và đã mở rộng sang Mỹ hồi thứ 3 tuần trước khi Airbus thông báo phát hiện ra những điểm không chính xác trong bản hồ sơ đệ trình lên các cơ quan quản lý vũ khí công nghệ Mỹ. Những tuyên bố không chính xác này được đưa ra dựa trên Quy định Quốc tế về buôn bán vũ khí (ITAR) và đề cập đến việc ‘lại quả’ cho đại lý. Airbus cho biết phát hiện những sai sót lần đầu trong kiểm toán cuối năm 2016 và xác nhận đã hoàn tất kiểm toán nội bộ trong quý 3.

Airbus quan ngại chính quyền Mỹ, vốn nổi tiếng vì cách tiếp cận cứng rắn trong các cuộc điều tra doanh nghiệp, có thể tham gia cuộc điều tra do Cơ quan chống gian lận Anh (SFO) và Viện Kiểm sát Tài chính quốc gia Pháp (PNF). Trong trường hợp xấu nhất, Mỹ có thể áp dụng các khoản tiền phạt lớn và tạm thời loại trừ hãng khỏi các các gói thầu công khai và cá nhân trên thị trường Mỹ.

Những cáo buộc liên quan đến các thương vụ bất thường đã diễn ra từ những năm 1990 bao gồm việc bán trực thăng cho Kazakhtan và máy bay chở khách cho Trung Quốc. Các khoản tiền hối lộ lớn được thanh toán cho người mua. Hầu hết những người tham gia vào những giao dịch là người của công ty Lagardère và đã rời khỏi công ty từ đó.

Brégier đã bắt đầu sự nghiệp tại Lagardère, còn gọi là Matrad, và đang đạt được đỉnh cao sự nghiệp tại Airbus. Nếu Enders thất thế thì Hội đồng quản trị sẽ không có sự lựa chọn nào khác ngoài việc chỉ định người thay thế. Đó cũng là lý do Brégier cung cấp cho truyền thông Pháp các thông tin bất lợi với Enders, ví như “sự độc đoán” và những nỗ lực của Enders nhằm củng cố “lợi ích nhóm” trong hãng.

Các cuộc điều tra của SFO và PNF có thể sẽ dẫn đến các kết cục về tiền phạt và sự ra đi của các nhà quản lý có thể cả ông Brégier, chỉ trẻ hơn Enders 2 tuổi. Nếu Hội đồng quản trị suy nghĩ nghiêm túc về một khởi đầu mới thì có thể họ sẽ chọn những nhà quản lý trẻ hơn. “Ông Brégier từ lâu đã nghĩ rằng ông ấy là một người đủ giỏi để chiến thắng ông Enders nhưng ông ấy có thể sẽ phải chấp nhận rằng điều ấy sẽ không xảy ra”, một nhân viên của Airbus nói.

Tuy nhiên, đồng minh quan trọng của Brégier trong Hội đồng quản trị là Chủ tịch Denis Ranque. Cũng giống như Brégier, Denis là một trong những “X-Mine”, tốt nghiệp loại xuất sắc ở cả hai trường Polytechnique, có kí hiệu là X giống kí hiệu trên các thùng pháo, và trường kỹ thuật Ecole des Mines. Họ là những người bạn thân. Mặc dù Enders là người Đức, nhưng cuộc tranh cãi sôi nổi trong phòng họp của ban lãnh đạo dường như không phải là những mâu thuẫn Pháp - Đức vốn đã kìm kẹp các công ty đa quốc gia trong quá khứ. Thực tế đó lại là cuộc đôi co giữa những người Pháp với nhau. Theo các báo cáo ở Paris, Chính phủ Pháp không hài lòng với ông Ranque. Và trước khi ông Brégier nhận thấy ông Enders đang gặp rắc rối với một đối thủ Pháp của ông Lahoud, chuyên gia chiến lược đã rời công ty vào tháng 2/2017 vì cảm thấy sức ảnh hưởng của mình tại Airbus là không còn sau khi Hội đồng quản trị chỉ định ông Brégier giữ chức COO.

Tóm lại, dường như mối quan hệ phức tạp giữa Enders và Brégier vẫn không làm ảnh hưởng đến công việc chung của Airbus. Minh chứng là việc đàm phán thành công việc mua máy C-Series Bombardier và ngăn chặn được đối thủ cạnh tranh đến từ Mỹ là Boeing. Tuy nhiên, căng thẳng trong mối quan hệ này vẫn đang hiện hữu. Vậy điểm khác biệt lớn nhất ở đây là gì? Người Đức dường như thích giảm tầm ảnh hưởng của mình trong những giai đoạn nhạy cảm của công ty. Trong khi người Pháp lại sẵn sàng đặt mình vào vị trí trung tâm ấy.

Võ Như Uyên

Ý kiến bình luận:

Ý kiến của bạn sẽ được xét duyệt khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.

Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!

Tin cùng chuyên mục

Mạng lưới buôn lậu vàng, rửa tiền quốc tế bị trừng phạt

Mạng lưới buôn lậu vàng, rửa tiền quốc tế bị trừng phạt

(Thanh tra) - Một mạng lưới buôn lậu vàng và rửa tiền quốc tế đã bị Chính phủ Mỹ và Vương quốc Anh trừng phạt. Các biện pháp bao gồm phong tỏa tài sản, tịch thu tài sản và cấm đi lại, nhằm vào doanh nhân người Anh gốc Kenya, Kamlesh Pattni, một tay buôn lậu vàng "khét tiếng".

Hoài Phương

12:46 11/12/2024

Tin mới nhất

Xem thêm