Theo dõi Báo Thanh tra trên
Thứ ba, 15/10/2019 - 18:49
(Thanh tra)- “Fake news” (tin giả) cùng việc phổ biến thông tin sai lệch đã và đang trở thành mối đe dọa lớn đối với niềm tin của công chúng vào nền dân chủ và các phương tiện báo chí truyền thông những năm gần đây.
Ảnh: Creative Commons
Phong vũ biểu Tham nhũng toàn cầu - khu vực Mỹ Latin và vùng Caribbean phát hành tháng trước đã chỉ ra, hơn một nửa số người trong khu vực cho rằng, thông tin sai lệch đang được lan truyền thường xuyên hoặc rất thường xuyên.
Con số này đặc biệt cao ở Brazil, khi hơn 3/5 công dân nước này nghĩ rằng, chắc chắn không phải là ngẫu nhiên, khi có nhiều báo cáo về tin tức giả xung quanh cuộc bầu cử Tổng thống Brazil năm 2018. Đây là vấn đề toàn cầu. Vấn nạn tin giả cũng ảnh hưởng đến cả cuộc bầu cử Tổng thống năm 2016 tại Mỹ cũng như cuộc trưng cầu dân ý về Brexit ở Anh.
“Fake news” là gì và ảnh hưởng như thế nào đến việc chống tham nhũng
Thuật ngữ “fake news” dùng để nói đến cả việc phân phát thông tin không chính xác và các nỗ lực làm mất uy tín, gây nghi ngờ đối với các thông tin chính xác. Khái niệm này đã được thấy tại một số thời điểm trong lịch sử, tuy nhiên, người ta ghi nhận là việc sử dụng “fake news” đã tăng lên nhanh chóng trong 5 năm qua.
Trong khi những ảnh hưởng của tin giả vẫn chưa được hiểu một cách đầy đủ, nhưng nó đã gây ra lo ngại thực sự cho các nhà hoạt động chống tham nhũng.
Hoạt động chống tham nhũng phụ thuộc rất nhiều vào yếu tố niềm tin của công chúng đối với các phương tiện truyền thông độc lập và cách sử dụng các phương tiện thông tin truyền thông xã hội. Còn tin giả lại gây tác động xấu, làm suy yếu niềm tin. Bởi thế, đây được đánh giá là một mối đe dọa hiện hữu.
“Fake news” và tham nhũng
Ở một khía cạnh khác, các nhà hoạt động chống tham nhũng có thể thấy mình trở thành mục tiêu của chiến dịch tin giả, làm tổn hại đến uy tín cũng như tính hợp pháp của họ trong mắt cộng đồng. Trong trường hợp này, theo Tổ chức Minh bạch Thế giới (TI), các nhà hoạt động chống tham nhũng một mặt cần hành động để quy mô của tin giả không được tăng lên quá mức, một mặt, cũng nên xem xét thực hiện các chiến lược nhằm bảo vệ sự thật, chống lại tin giả.
Tung tin giả trong các chiến dịch bầu cử
Trong nhiều trường hợp, tin giả có thể gây nghi ngờ về tính liêm chính của các cá nhân hoặc tổ chức được nhắm mục tiêu.
Một ví dụ nổi bật gần đây là việc sử dụng “fake news” trong cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ năm 2016 nhằm đưa ra các thông tin có lợi cho mình và làm mất uy tín của những thông tin bất lợi.
Bên cạnh đó, cũng đã có những chiến dịch thông tin sai lệch nhằm chống lại các nhà hoạt động chống tham nhũng. Như ở Ukraine, các nhà hoạt động chống tham nhũng tại các tổ chức phi Chính phủ (NGOs) và cán bộ nhân viên của các cơ quan chống tham nhũng nước này đã trở thành mục tiêu của những câu chuyện giả mạo, với cái đích rõ ràng là làm giảm niềm tin của cộng đồng đối với họ.
“Fake news” cũng đã được sử dụng trong sự liên kết với mặt “tối” của hoạt động quảng bá mang tính chính trị, che giấu nguồn gốc tài chính của các chiến dịch bầu cử và tạo điều kiện cho tham nhũng trong các tiến trình bầu cử.
Suy giảm niềm tin vào các kênh truyền thông truyền thống
Ảnh hưởng rộng rãi và đáng lo ngại nhất trong sự hiện diện của tin giả là suy giảm niềm tin vào báo chí truyền thông. “Fake news” góp phần làm gia tăng sự nghi ngờ đối với các phương tiện truyền thông truyền thống, dẫn đến một vòng luẩn quẩn, nơi tin giả có đất sống, được sử dụng để làm mất uy tín của các thông tin thật, nhưng gây bất lợi cho cá nhân, tập thể nào đó.
Trong báo cáo mới nhất về Xu hướng thế giới về Tự do Thể hiện và Phát triển truyền thông, UNESCO cho thấy xu hướng chung là niềm tin vào các phương tiện báo chí truyền thông trên toàn thế giới đang bị giảm sút.
Trong khi đó, việc dân chủ hóa sức mạnh của truyền thông xã hội cũng góp phần làm giảm niềm tin vào truyền thông truyền thống. Với suy nghĩ thường thấy là, những người phát biểu trên kênh truyền thông xã hội được cho là độc lập, ít nể nang, thiên vị và không bị mua chuộc bởi những nhóm lợi ích đặc biệt.
Theo TI, hầu hết những câu chuyện mang “fake news” được chia sẻ thông qua kênh truyền thông xã hội, kéo theo đó là sự hoài nghi ngày càng gia tăng đối với bất kỳ tin tức báo chí nào được đăng tải trên phương tiện truyền thông xã hội.
Nhưng, chúng ta cần nhìn nhận vấn đề này nghiêm trọng đến mức nào?
Một cuộc khảo sát của Trung tâm Nghiên cứu Pew thực hiện vào đầu năm 2019 cho thấy, gần 70% công dân Mỹ cho rằng, tin tức hư cấu và thông tin bịa đặt ảnh hưởng lớn đến niềm tin của người Mỹ đối với các tổ chức Chính phủ. Hơn 1/3 dân số cho biết, thường xuyên xem tin giả trên mạng; với 59% nói rằng, tại một số thời điểm, họ đã chia sẻ tin giả trên mạng một cách vô tình hoặc hữu ý. Đồng thời, khoảng 60% nói rằng, họ cảm thấy bình thường khi nhận ra tin tức mà họ bắt gặp là tin giả.
Các nghiên cứu khác chỉ ra, ở nhiều khu vực có tỷ lệ am hiểu kỹ thuật số thấp hơn như ở các quốc gia châu Phi cận Sahara, người dân thường bị ảnh hưởng nhiều hơn bởi thông tin sai lệch.
Cộng thêm sự thiếu tin tưởng nói chung vào các phương tiện truyền thông, những phát hiện này gây ra những lo ngại. Có thể nói, nền tảng niềm tin vào các phương tiện truyền thông và truyền thông xã hội tạo ra thách thức cho những ai muốn sử dụng chúng trong cuộc chiến chống tham nhũng.
4 giải pháp
Những giải pháp nào có thể được thực hiện để giải quyết vấn đề tin giả?
Thứ nhất, phát hiện và dán nhãn tin giả.
Bước đầu tiên là xác định thông tin sai lệch khi nó được công bố và dãn nhán phù hợp. Vào tháng 3/2017, Facebook đã bắt đầu đưa ra các thẻ như “tranh luận bởi người kiểm tra thực tế bên thứ 3” vào các bài viết có thông tin được thấy là không đúng sự thật bởi những tổ chức kiểm tra thực tế một cách độc lập ở Mỹ.
Mặc dù đây là một quá trình tốn khá nhiều công sức, vì các bài viết riêng lẻ phải được kiểm tra và xem xét (việc phát hiện tự động vẫn gặp khó khăn), nhưng có vẻ việc gắn thẻ này đã mang lại một số hiệu quả, bất kể việc các thông tin chưa được đánh dấu có thực sự chính xác hay không.
Thứ 2, bóc trần tin giả và làm nổi bật tin thật.
Một chiến lược khác để chống lại tin giả là nỗ lực để vạch trần chúng. Điều này thường được thực hiện bởi các trang web do các tổ chức độc lập điều hành, nhằm chống lại tin giả bằng cách phơi bày sự giả dối và những mâu thuẫn của chúng.
Một ví dụ nổi bật về điều này là dự án Stop Fake của Ukraine, bắt đầu thực hiện vào năm 2014, nơi tập hợp những câu chuyện chứa tin giả trong nước và chỉ ra những bằng chứng chứng minh rằng tin đó là không đúng sự thật.
Một số kênh trực tuyến khác chuyên kiểm tra sự xác thực thông tin có thể kể đến là: FactCheck.org, Snopes hay AfricaCheck.
Tuy nhiên, chỉ đơn thuần là vạch trần tin tức giả là không hiệu quả. Một chiến lược cần thiết là làm nổi bật thông tin chính xác. Ngoài ra, các nỗ lực vạch trần tin giả nên được đối chiếu thông tin hai chiều để gia tăng hiệu quả.
Thứ 3, xóa bỏ các ưu đãi kinh tế.
Thực tế cho thấy, một số tin giả xuất hiện trong bối cảnh cuộc bầu cử năm 2016 tại Mỹ được xuất bản bởi các trang web được tạo ra với mục đích kiếm tiền. Những chiêu trò lừa bịp này có thể được hạn chế bằng cách loại bỏ các ưu đãi kinh tế đằng sau chúng. Google, là một ví dụ, đã nỗ lực cấm các trang web xuất bản tin giả để nhận doanh thu quảng cáo. Đây có thể là một bước hiệu quả nhằm chống lại một dạng tin giả nhất định - loại tin có thể được xác định và có các ưu đãi về tiền. Tuy nhiên, loại bỏ quảng cáo hoặc doanh thu khác chỉ hạn chế mà không có khả năng giúp chống lại việc tuyên truyền và ngăn cản các nội dung nhạo báng, châm biếm.
Thứ 4, làm cho vấn đề về đúng thực tế.
Tăng cường báo chí phản ánh đúng thực tế là giải pháp then chốt để chống lại tin giả. Để đạt được điều này, các cơ quan thông tin cần phải vững tay lái, không bị bẻ cong ngòi bút và nỗ lực trở thành người đầu tiên xuất bản tin tức, chứng minh những thông tin là không thể bàn cãi, thay vì việc phản ứng với những bài viết chứa tin giả.
Ngoài ra, sử dụng dữ liệu để phân tích các mạng lưới truyền thông và mạng lưới tin giả, qua đó chỉ ra cho mọi người thấy được khi nào việc thông tin là cần thiết và cách mọi người có thể tiếp cận.
Sự hợp tác chặt chẽ hơn, hiệu quả hơn giữa cơ quan truyền thông và giới học viện cũng có thể giúp chống tin giả. Những nghiên cứu mang tính học thuật cần được truyền đạt hiệu quả hơn bởi các nhà báo và qua đó giúp công chúng dễ tiếp cận hơn.
Tin thật
Sự kết hợp 4 giải pháp nêu trên là rất cần thiết. Theo TI, các nhà hoạt động chống tham nhũng và giới truyền thông cần xem xét những chiến lược này và trong một số trường hợp, hãy áp dụng chúng.
TI nhấn mạnh, tin giả không làm mất hết năng lực của những nỗ lực chống tham nhũng, nhưng ảnh hưởng của nó có thể làm suy yếu các phương tiện truyền thông độc lập và khiến các cáo buộc tham nhũng không gây được sức nặng. Bởi vậy, việc chống tin giả cần được những nhà hoạt động chống tham nhũng hết sức coi trọng.
Hoài Phương
Ý kiến bình luận:
Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!
(Thanh tra) - Một mạng lưới buôn lậu vàng và rửa tiền quốc tế đã bị Chính phủ Mỹ và Vương quốc Anh trừng phạt. Các biện pháp bao gồm phong tỏa tài sản, tịch thu tài sản và cấm đi lại, nhằm vào doanh nhân người Anh gốc Kenya, Kamlesh Pattni, một tay buôn lậu vàng "khét tiếng".
Hoài Phương
12:46 11/12/2024(Thanh tra) - Ông Benjamin Netanyahu là Thủ tướng đương nhiệm đầu tiên của Israel bị buộc tội trong lịch sử nước này.
Ngọc Anh
10:45 11/12/2024Bích Tuệ
15:10 10/12/2024Ngọc Anh
11:56 10/12/2024Ngọc Anh
12:58 05/12/2024Đức Anh
14:42 04/12/2024Ngọc Giàu
T.Lương
Đông Hà
Cảnh Nhật
Thu Huyền
Đông Hà
Đông Hà
Nguyễn Điểm
Kim Thành
Nam Dũng
Ngọc Giàu
Bảo Trân