Theo dõi Báo Thanh tra trên
Thứ bảy, 08/03/2014 - 09:33
(Thanh tra) - Ngày 5/3/2014, trong dự thảo ngân sách được trình bày tại lễ khai mạc kỳ họp thứ hai Quốc hội khóa 12 tại Bắc Kinh, Chính phủ Trung Quốc cho biết, trong năm 2014 sẽ tăng ngân sách quốc phòng đến 802,2 tỷ nhân dân tệ (132 tỷ USD), nhiều hơn 12,2% so với năm ngoái. Trong năm 2013, ngân sách quốc phòng của Trung Quốc tăng 10,7% lên tới 114 tỷ USD.
J-20 - máy bay chiến đấu thế hệ thứ 5 của Trung Quốc. Ảnh: VOR
Kết quả nghiên cứu của Nhóm Tư vấn Mỹ IHS công bố ngày 4/2/2014 nêu rõ: Lần đầu tiên, kể từ 5 năm qua, các chi phí quân sự trên thế giới sẽ tăng nhẹ, khoảng 0,6%, trong năm 2014.
Theo các chuyên gia của IHS, Nga, châu Á và Trung Đông sẽ là động lực thúc đẩy sự gia tăng này trong năm 2014.
Liên bang Nga muốn tăng 44% chi phí quân sự trong 3 năm tới. Với ngân sách quân sự đã được phê chuẩn, nước Nga có ngân sách quốc phòng trong năm 2013 đứng hàng thứ 3 trên thế giới, 68 tỷ USD, đứng trên Anh quốc và Nhật Bản.
Dẫn lại số liệu của IHS, RFI cho biết, trong năm ngoái, ngân sách quốc phòng của Trung Quốc đứng hàng thứ 2 sau Hoa Kỳ. Theo dự báo, năm 2015, ngân sách quốc phòng của Trung Quốc sẽ bằng tổng chi phí quân sự của Anh, Pháp và Đức gộp lại.
Tại châu Á, kể từ năm 2009, liên tục tăng chi phí quân sự. Đến năm 2015, tổng ngân sách quân sự các nước châu Á - Thái Bình Dương, không kể Trung Quốc, sẽ vượt qua các nước phương Tây. Trong đó, các nước có ngân sách quốc phòng tăng mạnh là Úc, Ấn Độ, Hàn Quốc.Theo chuyên gia hải quân và an ninh hàng hải Christian Le Miere của IISS, các xung đột lãnh thổ, nhất là các xung đột trên biển, đương nhiên là chất xúc tác thúc đẩy cuộc chạy đua vũ trang tại châu Á.
Viện Nghiên cứu Chiến lược Quốc tế (IISS) có trụ sở tại Luân Đôn, Anh, trong báo cáo thường niên về cán cân quân sự 2014, công bố đầu tháng 2 vừa qua thì cho biết, trong năm 2013, chi phí quân sự của châu Á đã tăng 11,6% so với năm 2010, chủ yếu là do ngân sách quốc phòng của các nước trong khu vực Bắc Á. Riêng 3 nước Trung Quốc, Nhật Bản và Hàn Quốc đã chiếm hơn một nửa trong tỷ lệ gia tăng nói trên. Ngân sách quốc phòng của Trung Quốc hiện nay gấp 3 lần của Ấn Độ và còn cao hơn cả tổng chi phí quân sự của Nhật Bản, Hàn Quốc, Việt Nam và Đài Loan gộp lại.
Ông John Chipman, Giám đốc IISS, nhận định: Các chi phí quân sự này đã thúc đẩy mạnh thị trường vũ khí tại một vùng ẩn chứa nhiều nguy cơ xung đột do các đòi hỏi, tranh chấp lãnh thổ và từ lâu nay đã có nhiều điểm nóng. Châu Á - Thái Bình Dương không chỉ là vùng có khả năng phát triển nhanh, giữ một vị trí trung tâm trong nền kinh tế thế giới, mà còn là nơi tiếp tục gây lo ngại do nguy cơ xung đột và leo thang căng thẳng.
Tại Trung Đông, báo cáo của IHS chỉ rõ, chi phí quân sự đã tăng nhanh kể từ 2011… Trong thời gian từ năm 2011 đến năm 2013, Oman và Ả Rập Xê Út có mức tăng hơn 30%. Ả Rập Xê Út hiện đứng thứ 9 và sẽ vượt qua Đức, để lên hàng thứ 8 trong năm nay.
Trong khi đó, Hoa Kỳ tiếp tục giảm nhanh các chi phí quân sự, từ 664 tỷ USD trong năm 2012, xuống còn 582 tỷ trong năm 2013 và sẽ xuống còn 575 tỷ trong năm 2014, dự kiến là 535 tỷ trong năm 2015.
Nước Pháp đứng nguyên ở hàng thứ 6 trong bảng xếp hạng của IHS.
Cần nhắc thêm, vào giữa năm ngoái, IHS cũng công bố số liệu và dự báo của các chuyên gia rằng, bất chấp khó khăn về kinh tế, thế giới vẫn tiếp tục trang bị vũ khí, ngân sách tiếp tục tăng đến con số 9,3% từ nay đến năm 2021, tương đương 1.650 tỷ USD. Khi đó, Les Echos của Pháp trích dẫn nhận định của IHS rằng, chi phí quân sự đang xoay về phía Đông và cạnh tranh gia tăng. Theo đó, châu Âu và Hoa Kỳ sẽ càng lúc càng yếu thế vì dần dần với việc nhập trang thiết bị quân sự, các nước đang vươn lên cũng tăng sức mạnh, khả năng công nghiệp của họ qua việc chuyển giao công nghệ. Ví dụ rõ nhất là trường hợp Ấn Độ, khi thương lượng mua chiến đấu cơ Rafale của Dassault (Pháp) thì cũng đòi khả năng chế tạo một phần lớn máy bay tại nước họ. Đáng nói là, các nước nhập khẩu sẽ dần dần có trọng lượng hơn, chiếm vị trí quan trọng hơn trong danh sách các quốc gia xuất khẩu, vì thế châu Âu và ngay cả Hoa Kỳ sẽ không giữ đươc chỗ đứng hiện tại. Xu hướng này hiện đã lộ rõ như trường hợp Hàn Quốc, đã nằm trong danh sách 20 nước xuất khẩu hàng đầu.
Trung Quốc cũng đang ngày càng thể hiện rõ vai trò của mình. Chẳng thế mà, ngày 28/1/2014, Thứ trưởng Quốc phòng Mỹ phụ trách mua sắm vũ khí Frank Kendall đã cảnh báo các nghị sĩ: Trung Quốc đang đặt ra thách thức ngày càng lớn đối với Hoa Kỳ về mặt công nghệ quân sự trong khi những cắt giảm ngân sách quốc phòng đang cản trở nỗ lực của Mỹ nhằm duy trì vị trí hàng đầu trong lĩnh vực này. Theo ông Frank Kendall, Hoa Kỳ có thể mất vị thế thượng phong nếu không đáp ứng được những thay đổi về bối cảnh chiến lược.
Bản thân Đô đốc Samuel Locklear, Tư lệnh Lực lượng Thái Bình Dương của Mỹ, cũng báo động việc vị thế thượng phong của Hoa Kỳ đang suy giảm, do các nước khác đang gia tăng đầu tư vào các vũ khí tối tân.
AFP dẫn lời các nghị sĩ và chuyên gia quốc phòng Mỹ thừa nhận Trung Quốc đang tiến những bước dài trong việc hiện đại hóa quân đội, đặc biệt là trong lĩnh vực các loại vũ khí chống tiếp cận như hệ thống gây nhiễu điện tử và tên lửa. Các loại vũ khí này có thể hạn chế tầm hoạt động của các của chiến đấu cơ và hàng không mẫu hạm của Mỹ.
Chưa hết, báo cáo thường niên về cán cân quân sự 2014 của IISS cũng đã nhấn mạnh rằng: Việc Trung Quốc phát triển bộ máy quân sự buộc các nước láng giềng phải gia tăng chi phí quốc phòng. Theo các chuyên gia của IISS, với tốc độ tăng chi phí quân sự như những năm vừa qua, có thể vào cuối năm 2030, ngân sách quốc phòng của Trung Quốc sẽ tương đương với Mỹ.
Mới nhất, theo Đài Tiếng nói nước Nga, ngày 1/3/2014, máy bay chiến đấu thế hệ thứ 5 của Trung Quốc là J-20 mẫu sửa đổi P2011 đã thực hiện thành công chuyến bay đầu tiên. Trong suốt chuyến bay J -20 có sự hộ tống của tiêm kích J-10. Chuyến bay thử J-20 từng được thực hiện năm 2011, nhưng vào thời điểm đó mẫu chiến đấu cơ Trung Quốc "không đạt” trình độ như các đối thủ cạnh tranh tiềm năng là đề án máy bay chiến đấu T-50 của Nga và F- 22 của Mỹ.
Vẫn theo Đài Tiếng nói nước Nga, J-20 không phải là tiêm kích tàng hình duy nhất mà Trung Quốc đang thiết kế chế tạo. Mẫu máy bay chiến đấu khác cũng dùng công nghệ tàng hình là J -31, kích thước nhỏ hơn so với J-20. Dự kiến, J -20 sẽ gia nhập hệ trang bị của không quân Trung Quốc vào năm 2017.
Tại Nhật Bản, ngày 23/2/2014, Reuters cho biết, chính quyền Tokyo đang chuẩn bị ban hành chỉ thị mới, mở đường cho việc tăng cường xuất khẩu vũ khí. Chính phủ Nhật Bản kỳ vọng chỉ thị mới sẽ được thông qua vào tháng 3/2014 để cho phép xuất khẩu vũ khí đến nhiều quốc gia khác. Đặc biệt, đây cũng là một phương tiện cho phép Nhật Bản “tăng cường mức độ an ninh quốc gia”.
Thủy phi cơ của hải quân Nhật Bản do Tập đoàn ShinMaywa Industries Ltd chế tạo. Ảnh (do hải quân công bố ngày 4/11/2013): Reuters
Ngay lập tức, ngày 25/2/2014, Bắc Kinh đã bày tỏ mối quan ngại trước ý định của Nhật Bản về việc giảm nhẹ các hạn chế về xuất khẩu vũ khí. Phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung Quốc Hoa Xuân Oánh tuyên bố: “Trong bối cảnh thiên hữu luôn thể hiện rõ trong chính sách của Nhật Bản, ý định này và các hậu quả của việc giảm nhẹ hàng loạt quy định hạn chế xuất khẩu vũ khí làm người ta lo ngại thực sự. Chúng tôi hy vọng Nhật Bản học được các bài học từ lịch sử, tôn trọng và đối mặt với những quan ngại hợp pháp và hợp lý của các láng giềng châu Á”. (Năm 1967, Nhật Bản đã tự đặt ra “3 nguyên tắc” quản lý việc xuất khẩu vũ khí: Không bán cho các nước cộng sản, các nước tham gia những xung đột quốc tế và những nước bị Liên hợp quốc trừng phạt. Trên thực tế, việc áp dụng những nguyên tác này chỉ đơn thuần là không xuất khẩu, thiết kế và sản xuất vũ khí cho bất kỳ quốc gia nào khác trừ Hoa Kỳ, theo RFI).
Liên quan đến việc trang bị vũ khí, khí tài, cuối tháng 2 vừa qua, Yonhap cho biết, lực lượng hải quân Hàn Quốc đã ký hợp đồng với Công ty Phalanx của Mỹ mua 9 hệ thống bảo vệ tàu.
Ảnh: EPA
Theo hợp đồng trị giá 123 triệu USD, Phalanx sẽ cung cấp 9 hệ thống an ninh Phalanx Block 1B Close trong thời gian từ năm 2016 đến 2022. Những hệ thống được mua sẽ triển khai trên các tàu khu trục FFX Batch II và tàu cao tốc AOE II. Phalanx là hệ thống radar và súng 20-mm tự động được điều khiển từ máy tính, có khả năng tự phát hiện, theo dõi và tiêu diệt mục tiêu.
Tại Philippines, ngày 21/2/2014, Thứ trưởng Quốc phòng phụ trách tài chính, đạn dược và trang thiết bị Fernando Manalo cho biết, không quân nước này sắp có thêm phi đội gồm 12 chiến đấu cơ siêu thanh loại FA-50 của Hàn Quốc, theo thỏa thuận trị giá 422 triệu USD giữa hai nước, dự kiến sẽ ký trước ngày 15/3/2014. Theo ông Fernando Manalo, chính quyền Manila đã đạt được thỏa thuận với Tập đoàn Hàng không Vũ trụ Hàn Quốc Korean Aerospace Industries, sau khi phía Hàn Quốc đồng ý giảm bớt giá mua phụ tùng thay thế và chấp nhận khoản tiền đặt cọc 15% trị giá hợp đồng.
Chiến đấu cơ FA-50 siêu thanh của Hàn Quốc. Ảnh: Korean Aerospace Industries
Hàn Quốc sẽ giao 2 chiếc phi cơ đầu tiên cho Philippines trong thời hạn 18 tháng kể từ ngày hợp đồng được ký kết. Chính quyền Manila hy vọng loại vũ khí mới này sẽ giúp tăng cường năng lực quốc phòng.
Trước đó, trong một báo cáo hôm 24/12/2013, Bộ Quốc phòng Đài Loan đã xác nhận rằng Hoa Kỳ bắt đầu cung cấp tên lửa Harpoon chuyên bắn đi từ tàu ngầm cho Đài Loan. Loại tên lửa hành trình chống hạm này sẽ được dùng để trang bị cho 2 tàu ngầm chiến đấu do Hà Lan chế tạo cho Đài Loan. Tên lửa siêu âm lướt trên biển Harpoon, tầm bắn khoảng 125 km, sẽ có khả năng tấn công các mục tiêu dọc theo bờ biển của Trung Quốc gần Đài Loan.
Hợp đồng cung cấp tên lửa Harpoon cho Đài Loan trị giá khoảng 195,5 triệu USD sẽ được hoàn tất trong khoảng thời gian từ năm 2008 đến năm 2016 nhằm tăng cường năng lực tấn công của lực lượng tầu ngầm Đài Loan. Hợp đồng này bao gồm 32 tên lửa Harpoon Block II UGM-84L kèm theo 2 tên lửa huấn luyện UTM-84L và 2 hệ thống điều khiển.
Báo cáo của Bộ Quốc phòng Đài Loan cũng phác thảo kế hoạch nâng cấp toàn bộ 3 giàn tên lửa chống tên lửa Patriot II và mua thêm 3 giàn Patriot III từ năm 2007 đến năm 2021 với chi phí khoảng 6 tỷ USD. Việc nâng cấp tên lửa Patriot sẽ cải thiện năng lực chống đỡ một cuộc tấn công bằng tên lửa đạn đạo của Trung Quốc.
Thanh Hà - Trọng Thành (Tổng hợp)
Ý kiến bình luận:
Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!
(Thanh tra) - Một mạng lưới buôn lậu vàng và rửa tiền quốc tế đã bị Chính phủ Mỹ và Vương quốc Anh trừng phạt. Các biện pháp bao gồm phong tỏa tài sản, tịch thu tài sản và cấm đi lại, nhằm vào doanh nhân người Anh gốc Kenya, Kamlesh Pattni, một tay buôn lậu vàng "khét tiếng".
Hoài Phương
12:46 11/12/2024(Thanh tra) - Ông Benjamin Netanyahu là Thủ tướng đương nhiệm đầu tiên của Israel bị buộc tội trong lịch sử nước này.
Ngọc Anh
10:45 11/12/2024Bích Tuệ
15:10 10/12/2024Ngọc Anh
11:56 10/12/2024Ngọc Anh
12:58 05/12/2024Đức Anh
14:42 04/12/2024Hương Giang
Hương Giang
Theo VietinBank
Liên Hương
Thu Nga
Trung Hà
Bùi Bình
Bùi Bình
Trung Hà