Theo dõi Báo Thanh tra trên
Hoài Phương
Thứ bảy, 09/04/2022 - 06:36
(Thanh tra)- Tổ chức Giám sát Tham nhũng (Corruption Watch) đã công bố báo cáo thường niên năm 2021, nêu bật các loại tham nhũng ảnh hưởng đến đất nước sau đại dịch COVID-19.
Lực lượng Cảnh sát Nam Phi là điểm nóng nhất về tham nhũng. Ảnh: businesstech
Hơn 3.200 người thổi còi trên khắp Nam Phi đã tố giác tham nhũng, báo cáo trải nghiệm về tham nhũng và thông tin về các hình thức nhũng nhiễu, hành vi sai trái khác nhau cho Tổ chức Giám sát Tham nhũng trong giai đoạn báo cáo (năm 2021), nâng tổng số đơn khiếu nại kể từ năm 2012 lên 36.224 đơn.
Tổ chức Giám sát Tham nhũng nhấn mạnh, trong thập kỷ qua, Chính phủ Nam Phi đã thất bại trong nỗ lực thực hiện các biện pháp mạnh mẽ chống lại những nguyên nhân gốc rễ của tham nhũng.
Theo Chỉ số Cảm nhận tham nhũng (CPI) - một chỉ số tham khảo hàng đầu toàn cầu về tham nhũng trong khu vực công, đánh giá và xếp hạng 180 quốc gia, vùng lãnh thổ, Nam Phi có đạt 44 điểm trên thang điểm 100. Đây là điểm số được giữ nguyên trong 3 năm 2019, 2020, 2021.
Mặc dù có số điểm cao hơn bình quân các quốc gia châu Phi cận Sahara (33 điểm), nhưng Nam Phi vẫn là quốc gia có tỷ lệ tham nhũng cao trong khu vực công.
Trong năm đánh giá, Tổ chức Giám sát Tham nhũng đã báo cáo tỷ lệ cao các dạng tham nhũng do quản lý yếu kém (chiếm 18% tổng số báo cáo); tham nhũng trong mua sắm công chiếm 16% và lạm dụng quyền hạn 16%.
Các báo cáo gian lận chiếm 14%; chiếm dụng nguồn lực 12%; sai phạm thuế 8%; hối lộ hoặc tống tiền 8%; tham nhũng trong tuyển dụng việc làm 8%.
Những hành vi tham nhũng bao gồm các vấn đề như: Gian lận trong các tổ chức nhà nước, các vấn đề về tuân thủ, các bất thường trong đấu thầu và các khoản lại quả.
Tương tự năm ngoái, trong 9 tỉnh của Nam Phi, phần lớn các khiếu nại đến từ Gauteng, tiếp theo là Western Cape và KwaZulu-Natal. Cụ thể: Gauteng (45%), Western Cape (10%), Kwa-Zulu Natal (10%), Eastern Cape (6%), Limpopo (6%), Free State (5%), North West (5%), Mpumalanga (5%), Northern Cape (2%) và không xác định (6%).
Hầu hết vấn đề tham nhũng hoặc các hình thức sai trái khác xuất phát từ khu vực công, bao gồm chính quyền trung ương (28%), chính quyền cấp tỉnh (8%).
24% tổng số báo cáo tham nhũng năm 2021 liên quan đến chính quyền địa phương.
Tổ chức Giám sát Tham nhũng cho rằng, điều này là do một cuộc khủng hoảng lãnh đạo, nơi chính trị gia và các nhà quản lý đang hành động phục vụ lợi ích cá nhân, phe nhóm, thay vì lợi ích chung của người dân.
Báo cáo của Tổ chức Giám sát Tham nhũng cũng trình bày chi tiết 8 khu vực được thống kê là có nhiều tham nhũng nhất cũng như 4 hình thức tham nhũng phổ biến nhất. Đứng đầu danh sách là cảnh sát (10%), tiếp đến là trường học (5,8%), với hình thức phổ biến nhất là lạm dụng chức quyền.
Tham nhũng liên quan đến Covid-19 chiếm 3,8%, nhà ở (3,1%), khai thác mỏ (1,2%) với hình thức phổ biến nhất là quản lý yếu kém.
Tham nhũng trong lĩnh vực y tế chiếm 2,7%, hình thức phổ biến nhất là tham nhũng mua sắm.
Tham nhũng trong giao thông vận tải chiếm 2,7%, lĩnh vực cấp phép (2,3%), với hình thức phổ biến nhất là hối lộ và tống tiền.
Tổ chức Giám sát Tham nhũng cho biết, lực lượng Cảnh sát Nam Phi - điểm nóng nhất về tham nhũng nước này - ghi nhận các vụ việc liên quan đến lạm dụng quyền lực, đút lót, mua chuộc, trong đó các cảnh sát và quan chức sử dụng nguồn lực của nhà nước để gây áp lực hoặc có hành vi bạo lực đối với người dân.
Gauteng có số vụ tham nhũng liên quan đến chính sách cao nhất trong cả nước với 47%, tiếp theo là Eastern Cape 15% và Kwa-Zulu Natal 11%.
Trong nhiều năm qua, Tổ chức Giám sát Tham nhũng đã phát hiện ra sự xói mòn quy mô lớn đối với các hệ thống và thể chế cấu thành các cơ quan thực thi pháp luật ở Nam Phi.
“Nhu cầu về cơ chế trách nhiệm giải trình mạnh mẽ hơn trong các cơ quan thực thi pháp luật, và minh bạch về quy trình bổ nhiệm các nhà lãnh đạo trong lĩnh vực quan trọng này là cấp bách hơn lúc nào hết để Nam Phi có cơ hội để chống tham nhũng hiệu quả", Tổ chức Giám sát Tham nhũng nhấn mạnh.
Báo cáo của cơ quan chống tham nhũng Nam Phi được công bố trong bối cảnh lãnh đạo đất nước cảnh báo tình trạng tham nhũng và chia rẽ, tranh giành quyền lực, làm giàu cá nhân trong nội bộ đảng cầm quyền.
Tổng thống Cyril Ramaphosa cảnh báo Đảng Đại hội Dân tộc Phi (ANC) giống như “ngôi nhà đang cháy”, có thể sẽ thất bại trong cuộc tổng tuyển cử năm 2024.
Ông kêu gọi các thành viên ANC tập trung vào việc dập tắt tham nhũng và “dập tắt mọi sai trái đang diễn ra” trong đảng.
Tags
Ý kiến bình luận:
Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!
(Thanh tra) - Một mạng lưới buôn lậu vàng và rửa tiền quốc tế đã bị Chính phủ Mỹ và Vương quốc Anh trừng phạt. Các biện pháp bao gồm phong tỏa tài sản, tịch thu tài sản và cấm đi lại, nhằm vào doanh nhân người Anh gốc Kenya, Kamlesh Pattni, một tay buôn lậu vàng "khét tiếng".
Hoài Phương
12:46 11/12/2024(Thanh tra) - Ông Benjamin Netanyahu là Thủ tướng đương nhiệm đầu tiên của Israel bị buộc tội trong lịch sử nước này.
Ngọc Anh
10:45 11/12/2024Bích Tuệ
15:10 10/12/2024Ngọc Anh
11:56 10/12/2024Ngọc Anh
12:58 05/12/2024Đức Anh
14:42 04/12/2024Hải Hà
Phương Anh
Lê Phương
Văn Thanh
Chính Bình
Theo VietinBank
Theo EVNNPC
Theo VietinBank
Thu Hương
Theo EVNNPC
Theo EVNNPC
Thái Hải