Theo dõi Báo Thanh tra trên
Thứ hai, 22/04/2019 - 18:30
(Thanh tra)- Đó là nhận định của Tổ chức An ninh và Hợp tác (OSCE), được nêu trong Báo cáo về các vụ án tham nhũng trong năm 2017 - 2018 vừa được công bố cuối tuần qua.
Tư pháp ở Bosnia được cho là thiếu hiệu quả và bị ảnh hưởng nhiều bởi áp lực chính trị. Ảnh: Depositphotos
Hãng Reuters dẫn lời OSCE cho biết, các công tố viên của Bosnia đã làm việc thiếu hiệu quả trong việc giải quyết các vụ tham nhũng nghiêm trọng liên quan đến các chính trị gia cấp cao, những người lẽ ra phải chịu sự trừng phạt thích đáng vì những sai phạm của mình.
Báo cáo về các vụ án tham nhũng trong 2 năm 2017 - 2018 của OSCE đã chỉ ra, 2 cơ quan công tố đặc biệt của Bosnia lại không phải là nơi đưa các vụ án tham nhũng nghiêm trọng nhất ra để xử lý theo đúng như chức năng, nhiệm vụ của mình. Trên thực tế, công việc này lại được thực hiện bởi các cơ quan công tố cấp dưới.
Theo OSCE, chỉ 1/3 số vụ án tham nhũng cấp cao được kết án, trong khi tỷ lệ kết án của các vụ tham nhũng cấp trung bình thì đạt mức 74%.
“Những hoạt động tư pháp nhằm vào tham nhũng ở Bosnia là chưa đủ... cho thấy một thực tế về sự miễn trừ đối với những người phạm tội nghiêm trọng vẫn đang tồn tại", Bruce Berton, Chủ tịch OSCE nhận định,
Báo cáo của OSCE cũng cho rằng, không có sự tiến triển nào trong việc cân đối luật hình sự trong các cấp chính quyền của Chính phủ Bosnia. Các công tố viên tỏ ra yếu kém trong việc soạn thảo cáo trạng, thu thập bằng chứng, trong khi các thẩm phán thường không đưa ra được lý do hợp lý cho các quyết định của họ cũng như trong việc áp dụng luật một cách nhất quán.
Bên cạnh đó, quá trình tố tụng diễn ra quá dài, với thời gian trước khi xét xử bình quân là 217 ngày và thời gian xét xử trung bình là 381 ngày. Điều này có nguy cơ vi phạm quyền xét xử trong một thời gian hợp lý.
Ông Berton hy vọng, những hoạt động thiếu hiệu quả của ngành Tư pháp Bosnia đối với tham nhũng sẽ được giải quyết dựa trên sáng kiến của Liên minh Châu Âu về việc giám sát các cơ quan thực thi pháp luật và tòa án ở Bosnia, vừa được đưa ra các đây vài tuần.
Bosnia đang mong chờ được gia nhập Liên minh Châu Âu. Tuy nhiên, trước hết, nước này cần phải cải thiện hệ thống pháp luật. Các nhà phê bình cho rằng, tư pháp ở Bosnia là thiếu hiệu quả và bị ảnh hưởng nhiều bởi áp lực chính trị.
Ngọc Anh
Ý kiến bình luận:
Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!
(Thanh tra) - Một mạng lưới buôn lậu vàng và rửa tiền quốc tế đã bị Chính phủ Mỹ và Vương quốc Anh trừng phạt. Các biện pháp bao gồm phong tỏa tài sản, tịch thu tài sản và cấm đi lại, nhằm vào doanh nhân người Anh gốc Kenya, Kamlesh Pattni, một tay buôn lậu vàng "khét tiếng".
Hoài Phương
12:46 11/12/2024(Thanh tra) - Ông Benjamin Netanyahu là Thủ tướng đương nhiệm đầu tiên của Israel bị buộc tội trong lịch sử nước này.
Ngọc Anh
10:45 11/12/2024Bích Tuệ
15:10 10/12/2024Ngọc Anh
11:56 10/12/2024Ngọc Anh
12:58 05/12/2024Đức Anh
14:42 04/12/2024Bùi Bình
Hải Hà
Phương Anh
Lê Phương
Văn Thanh
Chính Bình
Theo VietinBank
Theo EVNNPC
Theo VietinBank
Thu Hương
Theo EVNNPC
Theo EVNNPC