Ca khúc: Tự hào người làm báo Thanh tra

Theo dõi Báo Thanh tra trên

Biển Đông ngày càng trở thành mối quan tâm của nhiều nước trên thế giới

Thanh Thanh

Thứ năm, 17/11/2022 - 22:14

(Thanh tra) - Tại Hội thảo khoa học quốc tế về Biển Đông lần thứ 14 về chủ đề “Biển hoà bình - Phục hồi bền vững”, nhiều diễn giả là các chuyên gia uy tín từ gần 20 quốc gia từ các châu lục khác nhau đều khẳng định Biển Đông ngày càng trở thành mối quan tâm của nhiều nước trên thế giới.

Toàn cảnh Hội thảo khoa học quốc tế về Biển Đông lần thứ 14 về chủ đề “Biển hoà bình - Phục hồi bền vững”. Ảnh: NG

Qua 2 ngày (16-17/11) làm việc, Hội thảo khoa học quốc tế về Biển Đông lần thứ 14 về chủ đề “Biển hoà bình - Phục hồi bền vững” đã diễn ra 1 phiên dẫn đề và 8 phiên làm việc, các đại biểu đã thảo luận sôi nổi về bối cảnh tình hình quốc tế, khu vực, các diễn biến gần đây ở Biển Đông, về giá trị của Công ước Liên Hợp quốc về Luật Biển (UNCLOS) và Tuyên bố ứng xử các bên ở Biển Đông (DOC) và yêu cầu đặt ra với hợp tác nhằm đảm bảo an ninh biển từ sự phát triển khoa học công nghệ, thích ứng với biến đổi khí hậu và phát triển biển hoà bình, bền vững.

Biển Đông chịu tác động bởi nhiều nhân tố

Các học giả cho rằng tình hình an ninh khu vực và Biển Đông thể hiện ở hai cấp độ, một mặt liên quan giữa các nước ven Biển Đông mặt khác liên quan đến cạnh trạnh giữa các nước lớn; Biển Đông chịu tác động bởi nhiều nhân tố như bối cảnh địa chính trị trên thế giới và khu vực, các tính toán của cường quốc và cạnh tranh các nước lớn.

Nhiều diễn giả khẳng định khu vực Ấn Độ Dương và Thái Bình Dương nói chung và Biển Đông nói riêng ngày càng trở thành mối quan tâm của nhiều nước trên thế giới. Nhiều quốc gia như Anh, Pháp, Ấn Độ… hay các tổ chức như Liên minh Châu Âu đều chủ động đưa ra các chiến lược riêng tại Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương và khẳng định cam kết ngày càng tăng cường can dự tại khu vực.

Nhiều đại biểu cho rằng các nước cần phát triển cơ chế “trấn an” và “bảo đảm” lẫn nhau, triển khai các hợp tác tiểu đa phương một cách cởi mở, minh bạch và bao trùm; tăng cường đối thoại giữa ASEAN với các nước đối thoại, tôn trọng nguyên tắc và vai trò trung tâm của ASEAN trong kiến trúc khu vực và hợp tác phát triển khu vực và tiểu vùng, cộng hưởng các chiến lược phát triển để bổ sung cho nhau chứ không mang tính loại trừ lẫn nhau.

DOC có ý nghĩa khởi đầu

Hội thảo có phiên riêng kỷ niệm 40 năm ký kết UNCLOS 1982 và 20 năm ASEAN và Trung Quốc ký kết DOC.

Đa số các ý kiến đều khẳng định tầm quan trọng và giá trị phổ quát của UNCLOS với vai trò là một bản hiến pháp của đại dương. Sau 40 năm, nhiều vấn đề mới nảy sinh như bảo vệ môi trường, bảo vệ đa dạng sinh học biển, biển đối khí hậu, sự phát triển của khoa học kỹ thuật… thách thức vai trò của UNCLOS.

Tuy nhiên, các học giả cho rằng các thách thức mới hoàn toàn có thể được giải quyết trong khuôn khổ pháp lý của UNCLOS và các hiệp định thực thi trong khuôn khổ UNCLOS. Các phán quyết của cơ quan tài phán cũng góp phần làm sáng tỏ cách giải thích và thực thi luật quốc tế.

Nhiều học giả đánh giá rằng DOC là thành tựu quan trọng giữa ASEAN và Trung Quốc, cho thấy các bên có thể hợp tác để tìm kiếm tương đồng vì mục đích chung dù vẫn còn tồn tại nhiều khác biệt. Việc đạt được tuyên bố DOC có ý nghĩa khởi đầu cho những nỗ lực chung thúc đẩy hợp tác tại khu vực, là cơ sở cho quá trình tham vấn về Bộ Quy tắc ứng xử ở Biển Đông trong tương lai.

Các đại biểu thảo luận về những phát triển gần đây tại Biển Đông như việc có nước lợi dụng những quy định thiếu rõ ràng trong luật quốc tế và các phát triển của khoa học công nghệ để tiến hành các hoạt động ảnh hưởng tới quyền lợi của các quốc gia ven biển và trật tự trên Biển Đông.

Xây dựng Biển Đông thành một vùng biển hoà bình

Đánh giá về những thách thức mới với an ninh biển trong thời gian gần đây, nhiều học giả cho rằng biển không phải là không gian tách biệt mà có mối liên hệ mật thiết giữa các không gian khác như đất liền, vùng trời, đáy biển, vùng đất dưới đáy biển và kết nối cả với không gian phi truyền thống như không gian mạng và khoảng không vu trụ trong bối cảnh khoa học công nghệ và trí tuệ nhân tạo ngày càng phát triển.

Đây cũng là những điểm mà các quốc gia trong khu vực cần tính tới trong việc thúc đẩy hợp tác để xây dựng nhưng quy tắc đảm bảo an toàn, phòng chống đụng độ, từ đó đảm bảo an ninh và hoà bình trên biển.

Để vượt qua các thách thức này, các đại biểu cho rằng các quốc gia và khu vực cần tăng cường tự chủ và độc lập, đa dạng chuỗi cung ứng, tăng cường dịch vụ cảng biển, vận tải biển, mở rộng hợp tác để giảm thiểu tác động của sự gián đoạn nguồn cung vật liệu thô, bán dẫn, các khoáng chất quan trọng và công nghệ xanh và sạch.

Qua 2 ngày hội thảo, 8 phiên thảo luận, 1 phiên dẫn đề, gần 40 bài tham luận và hơn 160 ý kiến bình luận, câu hỏi trao đổi tại hội thảo đã cho thấy Biển Đông không phải là vùng biển đóng kín mà đóng vai trò trung tâm, kết nối giữa Ấn Độ Dương và Thái Bình Dương. Biển Đông đang đối mặt với nhiều biến chuyển và nhiều thách thức từ tình hình chung của thế giới và khu vực.

Bà Phạm Lan Dung, quyền Giám đốc Học viện Ngoại nhận định, bên cạnh các thách thức, chúng ta vẫn có thể thấy được những tín hiệu tích cực và tiếp thu các ý tưởng và đề xuất có giá trị để đối phó với những khó khăn thách thức.

Theo bà Phạm Lan Dung, trong thời gian tới, cộng đồng khu vực và quốc tế cần tiếp tục cam kết với luật pháp quốc tế và việc đảm bảo thượng tôn pháp luật, tin tưởng vào các kênh hợp tác đa phương, linh hoạt, sáng tạo trong các cơ chế hợp tác trên các lĩnh vực và không gian khác nhau để cùng xây dựng Biển Đông thành một vùng biển hoà bình, giúp các quốc gia tập trung phục hồi bền vững.

Ý kiến bình luận:

Ý kiến của bạn sẽ được xét duyệt khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.

Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!

Tin cùng chuyên mục

Tân Tổng thống Botswana cam kết đấu tranh chống tham nhũng

Tân Tổng thống Botswana cam kết đấu tranh chống tham nhũng

(Thanh tra) - Tân Tổng thống Botswana Duma Boko ngày 19/11 cho biết, Chính phủ sẽ tiến hành một cuộc chiến quyết liệt chống tham nhũng, trong đó tất cả những người bị coi là có tội sẽ bị đưa ra pháp luật một cách nghiêm khắc.

Ngọc Anh

12:40 20/11/2024

Tin mới nhất

Xem thêm