Theo dõi Báo Thanh tra trên
Thứ hai, 03/10/2011 - 11:19
(Thanh tra)- Trong khi Mỹ và đồng minh đang muốn nhanh chóng rút khỏi bãi chiến trường khắc nghiệt Afghanistan thì Ấn Độ lại háo hức nhảy vào thay thế. Lý do của hành động này là những lợi ích về chính trị cũng như kinh tế đầy béo bở đối với New Delhi.
Thủ tướng Ấn Độ (bên phải ảnh) thăm Afghanistan nhằm tăng cường sự hiện diện ở nước này
10 năm qua, kể từ khi Mỹ phát động cuộc chiến chống khủng bố ở Afghanistan, mặc dù đã giành được thắng lợi trong việc đẩy lùi được chế độ Taliban khắc nghiệt và lập lên một nhà nước kiểu mới, nhưng Mỹ vẫn chưa kiểm soát được tình hình bất ổn ở quốc gia này.
Một thập kỉ, cuộc chiến đã ngốn hàng chục, thậm chí hàng trăm tỷ USD của Mỹ. Cộng với hao binh tốn lực và kinh tế trong nước gặp nhiều khó khăn chồng chất, chính quyền Tổng thống Mỹ Obama buộc phải tính đến con bài rút quân khỏi “vũng lầy” Trung - Nam Á.
Câu hỏi được đặt ra là: Nếu Mỹ và các đồng minh rút quân hết khỏi Afghanistan, ai sẽ là người lấp chỗ trống và tiếp tục cuộc chiến chống khủng bố tại nước này? Theo các chuyên gia phân tích, Ấn Độ đang nổi lên như một cường quốc và đã chuẩn bị cho kế hoạch thay thế ở Afghanistan. Những hành động của New Delhi cho thấy, họ hiện diện ở Afghanistan chỉ còn là vấn đề thời gian.
Nguồn lợi to lớn từ kinh tế và chính trị
Việc Afghanistan có sức hút kì lạ đối với Ấn Độ bắt nguồn từ nhiều lợi ích, cả về kinh tế lẫn chính trị. Từ lâu, Ấn Độ đã có tham vọng nâng cấp một thế lực chính trị thân với New Delhi ở Afghanistan nhằm kìm kẹp không gian chiến lược của nước láng giềng “bất hảo” Pakistan.
Khi Ấn Độ đặt được chân ở Afghanistan, Pakistan sẽ rơi vào thế kẹt chiến lược. Điều này cực kì có lợi cho New Delhi trong việc giải quyết các mối quan hệ vốn “cơm chẳng lành, canh chẳng ngọt” với Islamabad. Không những vậy, Afghanistan còn là con đường huyết mạch nối liền Trung Á với Nam Á. Một khi “kết hôn” với đồng minh này, Ấn Độ có thể “mượn” Afghanistan để tiến vào Trung Á, giành lấy thị trường năng lượng của khu vực - loại vàng đen mà New Delhi đang rất “khát” để phục vụ guồng máy kinh tế khổng lồ đang tăng trưởng mạnh mẽ của mình.
Cách đây không lâu, quốc gia 1,2 tỷ dân này đã ủng bộ việc xây dựng đường ống dẫn khí đốt tự nhiên mang tên TAPI, mục đích không gì ngoài mong muốn có được nguồn tài nguyên của Turmenistan. Ngoài ra, ngành chế tạo của Trung Á vẫn còn chưa phát triển nên Ấn Độ có thể nhân cơ hội xâm nhập vào thị trường béo bở này. Bên cạnh đó, Ấn Độ từ lâu đã ủng hộ những người dân tộc thiểu số ở miền biên giới giữa Afghanistan và Pakistan nên càng mang lại nhiều lợi ích cho nước này về các mặt.
Nhân tố đáng kể nữa là, Afghanistan đang sở hữu nguồn tài nguyên khoáng sản vô cùng phong phú. Theo khảo sát, ở miền Trung quốc gia này có mỏ sắt khổng lồ với trữ lượng khoảng 2 tỷ tấn. Chính vì vậy, có tới 15 công ty của Ấn Độ đang muốn nhảy vào khai thác tại đây.
Rõ ràng, dù ở khía cạnh kinh tế hay chính trị, Afghanistan đều có ý nghĩa rất lớn đối với Ấn Độ. Một khi Mỹ rút khỏi Afghanistan, New Delhi sẽ đẩy nhanh sự có mặt của mình tại mảnh đất ý nghĩa này.
Giới phân tích nhận định, trong mắt Mỹ, giờ đây Ấn Độ được ưu ái hơn Pakistan. Nhất là, thời gian gần đây, Washington và Islamabad đã gặp nhiều bất đồng trong cuộc chiến khủng bố, đặc biệt là sau khi Washington tiêu diệt trùm khủng bố Osama bin Laden ngay trên đất Pakistan càng làm cho Mỹ phải nghi ngờ về đồng minh chiến lược này. Trong khi đó, địa vị chính trị của Ấn Độ ngày càng được khẳng định, quan hệ đối tác chiến lược toàn cầu Mỹ - Ấn ngày càng được siết chặt. Chiến lược Nam Á của Mỹ đã quan tâm đến cân bằng tình hình chiến lược toàn cầu, không còn chỉ là cuộc chiến chống khủng bố. Ở góc độ này, đóng góp của Ấn Độ có thể vượt xa Pakistan. Do đó, Mỹ cũng ủng hộ Ấn Độ hiện diện ở Afghanistan.
Bỏ qua bất đồng để hợp tác
Trước cơ hội “ngàn năm có một”, vào tháng 5 vừa qua, lãnh đạo Ấn Độ đã có chuyến thăm Afghanistan. Thủ tướng Manmohan Singh không chỉ tán dương tình hữu hảo giữa Ấn Độ - Afghanistan mà còn đề xuất viện trợ 500 triệu USD cho nước này. Ông Manmohan Singh cũng đã thay đổi lập trường trước đây của New Delhi đối với đàm phán hòa bình giữa Chính phủ của Tổng thống Hamid Karzai với phiến quân Taliban. Đồng thời, công khai ủng hộ người dân Afghanistan tiến tới hòa bình, ổn định đất nước bằng hòa giải chính trị thay vì dùng vũ lực.
Chính việc Ấn Độ đang xúc tiến tăng cường sự hiện diện ở Afghanistan đã làm Pakistan đứng ngồi không yên. Cựu Ngoại trưởng Pakistan, ông Najmuddin Shaikh, mới đây đã lên tiếng bày tỏ mối quan ngại của nước này trước sự hiện diện của Ấn Độ ở Afghanistan vì nó làm ảnh hưởng tới lợi ích của Pakistan. Đồng thời, bày tỏ chỉ muốn một mình Islamabad có mặt ở Afghanistan nếu Mỹ rút quân khỏi đây.
Trước đây, Ấn Độ thường “dằn mặt” Afghanistan và dường như không bao giờ thăm quốc gia này bởi phiến quân Taliban luôn lấy Ấn Độ làm mục tiêu tấn công. Nhưng nay, trước những cơ hội lớn, Ấn Độ muốn bắt tay chặt chẽ với Kabul. Và, chuyến thăm cách đây không lâu đã khẳng định thành ý và quyết tâm của New Delhi trong việc trở thành người bạn quan trọng hoàn toàn có thể tin cậy của Afghanistan.
Phú Quang (Theo CS Monitor/Atimes)
Ý kiến bình luận:
Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!
(Thanh tra) - Một mạng lưới buôn lậu vàng và rửa tiền quốc tế đã bị Chính phủ Mỹ và Vương quốc Anh trừng phạt. Các biện pháp bao gồm phong tỏa tài sản, tịch thu tài sản và cấm đi lại, nhằm vào doanh nhân người Anh gốc Kenya, Kamlesh Pattni, một tay buôn lậu vàng "khét tiếng".
Hoài Phương
12:46 11/12/2024(Thanh tra) - Ông Benjamin Netanyahu là Thủ tướng đương nhiệm đầu tiên của Israel bị buộc tội trong lịch sử nước này.
Ngọc Anh
10:45 11/12/2024Bích Tuệ
15:10 10/12/2024Ngọc Anh
11:56 10/12/2024Ngọc Anh
12:58 05/12/2024Đức Anh
14:42 04/12/2024Ngọc Giàu
T.Lương
Đông Hà
Cảnh Nhật
Thu Huyền
Đông Hà
Đông Hà
Nguyễn Điểm
Kim Thành
Nam Dũng
Ngọc Giàu
Bảo Trân