Ca khúc: Tự hào người làm báo Thanh tra

Theo dõi Báo Thanh tra trên

Kết quả 10 năm thực hiện Chỉ thị số 35-CT/TW của Bộ Tài chính: 

Kỳ II: Những bài học kinh nghiệm

Trần Quý

Thứ ba, 05/11/2024 - 08:00

(Thanh tra) - Qua 10 năm thực hiện Chỉ thị số 35-CT/TW của Bộ Chính trị về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác tiếp công dân và giải quyết khiếu nại, tố cáo (KNTC) Bộ Tài chính đã rút ra được mội số bài học kinh nghiệm cần được nhân rộng.

Qua 10 năm thực hiện Chỉ thị số 35-CT/TW của Bộ Chính trị, Bộ Tài chính đã rút ra được nhiều bài học kinh nghiệm. Ảnh: TQ

Bên cạnh những kết quả đã đạt được, công tác tiếp công dân và giải quyết KNTC trong ngành Tài chính vẫn còn một số tồn tại, hạn chế, như:

Một số ít cấp ủy trong ngành ở địa phương chưa chủ động tổ chức đánh giá kết quả thực hiện Chỉ thị số 35-CT/TW của Bộ Chính trị hàng năm; có lúc chưa quan tâm đúng mức việc kết hợp đối thoại, vận động, thuyết phục, tuyên truyền phổ biến pháp luật cho Nhân dân.

Nguyên nhân, việc tiếp công dân và giải quyết KNTC chủ yếu phát sinh từ cơ sở, phần lớn liên quan đến các lĩnh vực thuộc thẩm quyền của các ban, ngành khác trên địa bàn nên dẫn đến việc phân định chủ trì hoặc phối hợp còn hạn chế.

Còn một số trường hợp giải quyết KNTC tuy tuân thủ đúng trình tự, thủ tục, hình thức ban hành văn bản giải quyết theo quy định nhưng còn chậm về thời gian; do các vụ việc này có nội dung KNTC liên quan đến nhiều lĩnh vực, việc lấy ý kiến tham gia giải quyết chưa được đôn đốc quyết liệt nên dẫn đến chậm thời gian theo quy định.

Công tác thanh tra, kiểm tra việc chấp hành pháp luật về công tác tiếp công dân, giải quyết KNTC giữa cấp trên và cấp dưới tuy được tăng cường, nhưng số lượng đơn vị được thanh tra, kiểm tra chưa nhiều; nguyên nhân chính là do lực lượng cán bộ, công chức làm công tác tiếp công dân, giải quyết KNTC còn mỏng, số lượng đơn vị trong ngành lớn, nên việc thanh tra, kiểm tra phải thực hiện luân phiên.

Công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật nói chung và pháp luật về tiếp công dân, giải quyết KNTC được đẩy mạnh, nhưng tại các địa bàn vùng sâu, vùng xa chưa thường xuyên, nội dung, hình thức chưa phong phú nên mức độ hiểu biết pháp luật của một bộ phận Nhân dân còn hạn chế.

Đối thoại với người nộp thuế là một trong những giải pháp giải quyết các vướng mắc dẫn đến phát sinh đơn thư phản ánh, kiến nghị. Ảnh: TQ

Qua 10 năm thực hiện Chỉ thị số 35-CT/TW của Bộ Chính trị, Bộ Tài chính rút ra một số bài học cơ bản sau:

Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật về KNTC cho cán bộ, Nhân dân. Tăng cường vai trò hòa giải của cấp xã, phường trong công tác giải quyết các mâu thuẫn, tranh chấp trong Nhân dân, hạn chế thấp nhất số lượng đơn thư KNTC gửi đến nhiều nơi. Thường xuyên tổ chức các lớp tập huấn nghiệp vụ chuyên môn cho đội ngũ cán bộ, công chức làm công tác tiếp công dân, xử lý đơn thư và giải quyết KNTC.

Các đơn vị cấp cơ sở phải phối hợp chặt chẽ với UBND và các ban, ngành trên địa bàn nắm chắc tình hình KNTC của Nhân dân, nhất là khiếu nại đông người để có kế hoạch giải quyết kịp thời ngay tại cấp cơ sở; thực hiện nghiêm túc việc tổ chức đối thoại với công dân trong quá trình giải quyết. Đảm bảo công tác giải quyết KNTC đúng quy định của pháp luật, hạn chế tối đa tình trạng đơn giải quyết tồn đọng kéo dài, quá hạn và vượt cấp lên tỉnh và Trung ương.

Tiếp tục công khai, minh bạch các quy trình, thủ tục, văn bản pháp luật về tiếp công dân, giải quyết KNTC; đặc biệt chú trọng các lĩnh vực đất đai, thực hiện tốt công tác cải cách hành chính, quy chế dân chủ ở cơ sở. Tăng cường công tác kiểm tra, giám sát, bảo đảm lãnh đạo tập trung, thống nhất, phát huy được tính chủ động sáng tạo của các cấp trong quá trình tổ chức triển khai thực hiện nhiệm vụ tiếp công dân, giải quyết KNTC.

Tăng cường mối quan hệ phối hợp giữa các ngành, các cấp trong công tác giải quyết KNTC, qua đó học tập và rút kinh nghiệm trong công tác thực tiễn để nâng cao năng lực chuyên môn và hiệu quả công tác.

Tăng cường công tác thanh tra trách nhiệm của lãnh đạo trong việc thực hiện Luật Tiếp công dân, Luật Khiếu nại, Luật Tố cáo, nhất là việc thực hiện các quyết định giải quyết khiếu nại đã có hiệu lực pháp luật; nâng cao trách nhiệm vai trò người đứng đầu trong công tác tiếp dân, giải quyết KNTC. Tập trung tổ chức thi hành quyết định giải quyết khiếu nại, tranh chấp, quyết định xử lý tố cáo đã có hiệu lực pháp luật.

Thực hiện nghiêm chế độ thông tin báo cáo về công tác tiếp dân, xử lý đơn thư giải quyết KNTC theo quy định của pháp luật.

Để công tác tiếp công dân, giải quyết KNTC đạt hiệu quả cao theo Chỉ thị số 35-CT/TW của Bộ Chính trị, Bộ Tài chính kiến nghị cần đổi mới hình thức, nội dung tuyên truyền, phổ biến pháp luật về tiếp công dân, giải quyết KNTC theo hướng: Khi tuyên truyền, phổ biến ngoài việc giải thích, phân tích cho người dân hiểu các quy định về quyền, nghĩa vụ, trình tự giải quyết, cần làm rõ thẩm quyền giải quyết KNTC của các cơ quan tài chính (thuế, hải quan…), các trường hợp KNTC không được xem xét, thụ lý giải quyết, khắc phục tình trạng người dân chỉ quan tâm đến pháp luật khi bản thân họ bị rơi vào tình thế sự việc hay khi quyền và lợi ích bị xâm hại.

Kết hợp tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật với hướng dẫn áp dụng pháp luật về tiếp công dân, giải quyết KNTC. Hoàn thiện quy trình, quy chế về tiếp công dân, giải quyết KNTC của công dân. Nâng cao trình độ, năng lực đội ngũ cán bộ, công chức làm công tác tiếp công dân, giải quyết KNTC.

Lịch tiếp công dân của người đứng đầu Bộ Tài chính, các Tổng cục, Cục trực thuộc Bộ luôn được công khai rõ ràng, đúng quy định. Ảnh: TQ

Về thời hiệu khiếu nại, tại khoản 6 Điều 11 Luật Khiếu nại quy định: “Thời hiệu, thời hạn khiếu nại đã hết mà không có lý do chính đáng” thì không được thụ lý giải quyết, vì vậy, các văn bản cần quy định rõ hơn thế nào là lý do chính đáng, do đó cần phải hướng dẫn chi tiết nội dung này để áp dụng thống nhất.

Để đảm bảo việc giải quyết khiếu nại đúng quy định pháp luật, đúng thời hạn, đảm bảo quyền lợi cho người khiếu nại, đảm bảo lợi ích hợp pháp cho Nhà nước, tránh tình trạng khiếu kiện kéo dài cần theo hướng nghiên cứu sửa đổi bổ sung tăng khung thời gian giải quyết đơn khiếu nại tại cấp Trung ương (Điều 28 và Điều 37 Luật Khiếu nại) để giải quyết khiếu nại đảm bảo chất lượng và hiệu quả.

Vấn đề tố cáo tiếp: Theo quy định (Điều 37 Luật Tố cáo) trong trường hợp đã có kết luận nội dung tố cáo, nếu không đồng ý thì người tố cáo có quyền tố cáo tiếp, nhưng luật không quy định rõ thời hạn được quyền tố cáo tiếp kể từ ngày có kết luận nội dung tố cáo. Điều này làm cho việc triển khai thực hiện kết luận nội dung tố cáo còn lúng túng vướng mắc.

Về tiếp công dân, tại khoản 2 Điều 18 Luật Tiếp công dân quy định: “Người đứng đầu cơ quan trực tiếp thực hiện việc tiếp công dân ít nhất 1 ngày trong 1 tháng tại địa điểm tiếp công dân của cơ quan mình”. Tuy nhiên, trên thực tế, người đứng đầu các cơ quan hành chính (nhất là Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, Chủ tịch UBND cấp tỉnh) thường xuyên bận nhiều công việc, nhiều cuộc họp quan trọng (do người đứng đầu các cơ quan của Đảng, Chính phủ, Quốc hội, Ủy ban Thường vụ quốc hội... chủ trì) không thể vắng mặt nên khó thực hiện đầy đủ việc tiếp công dân định kỳ.

Bộ Tài chính kiến nghị nghiên cứu sửa đổi khoản 2 Điều 18 Luật Tiếp công dân theo hướng: “Người đứng đầu cơ quan là Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, Chủ tịch UBND cấp tỉnh có thể ủy quyền tiếp công dân cho cấp phó của mình hoặc thủ trưởng cơ quan, đơn vị trực thuộc được giao nhiệm vụ tiếp công dân trong ngày tiếp công dân của mình. Kết thúc việc tiếp dân phải báo cáo với người đứng đầu về kết quả tiếp dân và chịu trách nhiệm về nội dung báo cáo”. Quy định như vậy là tương đồng với việc phân công đối thoại khi giải quyết khiếu nại lần 2 của Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, Chủ tịch UBND cấp tỉnh.

Ý kiến bình luận:

Ý kiến của bạn sẽ được xét duyệt khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.

Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!

Tin cùng chuyên mục

Kỳ II: Những bài học kinh nghiệm

Kỳ II: Những bài học kinh nghiệm

(Thanh tra) - Qua 10 năm thực hiện Chỉ thị số 35-CT/TW của Bộ Chính trị về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác tiếp công dân và giải quyết khiếu nại, tố cáo (KNTC) Bộ Tài chính đã rút ra được mội số bài học kinh nghiệm cần được nhân rộng.

Trần Quý

08:00 05/11/2024
Kỳ I: Xử lý, giải quyết vụ việc khiếu nại, tố cáo đạt 90,22%

Kỳ I: Xử lý, giải quyết vụ việc khiếu nại, tố cáo đạt 90,22%

(Thanh tra) - 10 năm thực hiện Chỉ thị số 35-CT/TW của Bộ Chính trị về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác tiếp công dân và giải quyết khiếu nại, tố cáo (KNTC) ngành Tài chính đã tiếp nhận, xử lý 17.083 vụ việc KNTC thuộc thẩm quyền, chiếm tỷ lệ 90,22%

Trần Quý

06:00 05/11/2024

Tin mới nhất

Xem thêm