Ca khúc: Tự hào người làm báo Thanh tra

Theo dõi Báo Thanh tra trên

Petrovietnam xây dựng chiến lược phát triển hướng đến "Tăng trưởng xanh, kinh tế tuần hoàn"

PV

Thứ tư, 27/07/2022 - 18:00

(Thanh tra)- Ngày 27/7 tại Hà Nội, Hội đồng Thành viên (HĐTV) Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (Petrovietnam) đã tổ chức Hội thảo chuyên đề “Xu hướng phát triển tăng trưởng xanh, kinh tế tuần hoàn và đề xuất cho Petrovietnam”.

Toàn cảnh Hội thảo

Tham dự Hội thảo có Chủ tịch HĐTV Hoàng Quốc Vượng, các Thành viên HĐTV: Phạm Xuân Cảnh, Nguyễn Hùng Dũng, Bùi Minh Tiến; lãnh đạo các ban chuyên môn Tập đoàn.

Tại hội thảo, đại diện Ban Chiến lược Tập đoàn đã trình bày báo cáo “Xu hướng phát triển tăng trưởng xanh, kinh tế tuần hoàn và đề xuất cho Petrovietnam”. Báo cáo đánh giá tăng trưởng xanh (TTX), kinh tế tuần hoàn (KTTH) là xu hướng tất yếu trên toàn cầu trong bối cảnh nguồn tài nguyên cạn kiệt và giải quyết vấn đề ô nhiễm môi trường, ứng phó với biến đổi khí hậu, phục vụ mục tiêu phát triển bền vững.Báo cáo cũng tập trung làm rõ xu hướng TTX và KTTH trên thế giới. TTX bao gồm thúc đẩy tăng trưởng và phát triển kinh tế đồng thời đảm bảo rằng các nguồn lực tự nhiên sẽ tiếp tục đủ khả năng đáp ứng nhu cầu tài nguyên và môi trường sống cho con người trong tương lai. TTX là mô hình phát triển mang tính cách mạng mới nhằm duy trì tăng trưởng kinh tế đồng thời đảm bảo tính bền vững về khí hậu và môi trường.Những con đường phát triển bền vững để đạt TTX gồm: KTTH, tái chế và không phát thải, cải tạo nhiệt, sử dụng tiết kiệm năng lượng và hiệu quả, sản xuất sinh thái. Trong đó, KTTH là một hệ thống có tính khôi phục và tái tạo thông qua các kế hoạch và thiết kế chủ động. Nó thay thế khái niệm “kết thúc vòng đời” của vật liệu bằng khái niệm khôi phục, chuyển dịch theo hướng sử dụng năng lượng tái tạo, không dùng các hóa chất độc hại gây tổn hại tới việc tái sử dụng và hướng tới giảm thiểu chất thải thông qua việc thiết kế vật liệu, sản phẩm, hệ thống kỹ thuật và cả các mô hình kinh doanh trong phạm vi của hệ thống đó.Vai trò của KTTH sẽ giúp giảm phát thải môi trường, theo nghiên cứu thế giới sẽ giảm 9,3 tỷ tấn CO₂e vào năm 2050 nếu KTTH áp dụng trên các lĩnh vực thép, nhôm, xi măng, thực phẩm và nhựa. Bên cạnh đó, KTTH sẽ gia tăng thu nhập, đem lại lợi ích kinh tế 4,5 nghìn tỷ USD tới năm 2030. KTTH sẽ giúp giảm phụ thuộc vào tài nguyên và giảm thiểu chất thải. Đặc biệt, ngành năng lượng dầu khí, hóa chất sẽ có cơ hội lớn hơn trong việc thúc đẩy KTTH bên cạnh các ngành khác như: Ngành có cơ hội lớn hơn trong việc thúc đẩy KTTH như: lương thực/nông nghiệp, thời trang, dệt may, xây dựng/vật liệu xây dựng, điện tử, công nghệ cao.Đại diện Ban Chiến lược trình bày báo cáo tại Hội thảoBáo cáo cũng đưa ra một số thông tin về việc triển khai TTX, KTTH tại các nước vào khu vực trên thế giới. Liên minh châu Âu (EU) được đánh giá là khu vực đi đầu trong việc hoạch định chính sách TTX, KTTH trên toàn cầu; Ở cấp độ quốc gia Nhật Bản có thể được coi là một điển hình tiếp cận thực hiện KTTH; Tại Hoa Kỳ, nền KTTH được coi là đồng nghĩa với thuật ngữ “nền kinh tế không chất thải”. Nền KTTH tại Hoa Kỳ được hình thành trên cơ sở cách tiếp cận dựa vào thị trường theo quy luật cung - cầu với các chính sách thiên về việc khuyến khích các sáng kiến tuần hoàn và nhân rộng các điển hình. Cùng với Nhật Bản, Trung Quốc là quốc gia đầu tiên đưa ra các chính sách một cách chính thức về KTTH ở cấp độ quốc gia. Trung Quốc ưu tiên chính nhằm vào cấp độ các thành phố. Tại Đông Nam Á, Singapore là một điển hình về thúc đẩy KTTH từ những năm 1980.Báo cáo cũng phân tích, làm rõ những tác động của TTX, KTTH đến ngành công nghiệp dầu khí. TTX, KTTH ảnh hưởng đến các công ty sản xuất dầu khí lớn trong quá trình thực hiện các chính sách phát triển bền vững. Bên cạnh những thách thức, tác động đến hoạt động dầu khí trong xu hướng phát triển TTX, KTTH công nghiệp dầu khí cũng có những cơ hội lớn từ khâu thượng nguồn đến hạ nguồn trong việc tái chế, tái sử dụng nguyên vật liệu, hóa chất…; đặc biệt là trong lĩnh vực tái chế nhựa… Các công ty dầu khí quốc tế (IOCs) tại EU tiếp tục là những công ty dầu khí đi đầu trong việc thúc đẩy phát triển KTTH với các chiến lược, chính sách cụ thể đã được công bố tiêu biểu như Shell, BP, TotalEnergies, ENI, Repsol…Tại Việt Nam, chủ trương về phát triển TTX, KTTH đã được khẳng định trong Văn kiện Đại hội Đại biểu Toàn quốc lần thứ XIII của Đảng, đặc biệt là trong Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2021-2030. TTX, KTTH là xu hướng tất yếu toàn cầu. Những bài học, mô hình, kinh nghiệm của các nước trên thế giới là tiền đề cho phát triển TTX và KTTH ở Việt Nam.Ngoài ra, CMCN 4.0 là cơ hội nâng cao hiệu quả tăng trưởng, đồng thời cho phép áp dụng vào hoạt động giám sát chất thải, thúc đẩy phát triển theo hướng thân thiện môi trường. Đồng thời, tiến trình hội nhập quốc tế, thực hiện các cam kết của Chính phủ tại COP 26, cam kết FTAs đã và đang tạo ra các áp lực phải chuyển đổi đối với khu vực sản xuất, kinh doanh trong nước theo hướng thân thiện với môi trường. Phát triển TTX, KTTH sẽ nhận được sự đồng thuận cao và ủng hộ của xã hội giúp giải quyết được sự khan hiếm tài nguyên, bảo vệ môi trường, ứng phó với biến đổi khí hậu…Các nội hàm phát triển TTX, KTTH thực tế đã được Petrovietnam xây dựng, triển khai từ sớm với nhiều giải pháp giảm phát thải, bảo vệ môi trường, tiết kiệm năng lượng, nghiên cứu phát triển năng lượng sạch... theo định hướng phát triển bền vững. Với vai trò là trụ cột nền kinh tế của đất nước, cung cấp đến 100% khí khô, 70% nhiên liệu xăng dầu, 60% nhiên liệu LPG, 70-75% nhu cầu đạm và 8% sản lượng điện cho đất nước, Petrovietnam có trách nhiệm và đóng vai trò quan trọng trong việc triển khai thực hiện các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước một mặt đáp ứng nhu cầu năng lượng, nguyên/nhiên liệu cho phát triển kinh tế, mặt khác đảm bảo các mục tiêu bảo vệ môi trường và phát triển bền vững đất nước.Chủ tịch HĐTV Hoàng Quốc Vượng phát biểu tại Hội thảoTrong bối cảnh xu hướng chuyển dịch năng lượng, xu hướng phát triển TTX, KTTH, hiện Petrovietnam đã xây dựng điều chỉnh Chiến lược phát triển đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 để phù hợp với Nghị quyết 55 với mục tiêu tổng quát là “Xây dựng và phát triển Tập đoàn Dầu khí Việt Nam thành Tập đoàn năng lượng hàng đầu đất nước, khu vực; có vị trí và vai trò nòng cốt trong việc đảm bảo an ninh năng lượng quốc gia”.Tại Hội thảo, các đại biểu tham dự đã tích cực đóng góp ý kiến, thảo luận về các nội dung trình bày trong báo cáo, đặc biệt đề xuất các kiến nghị đối với Chính phủ, các bộ ngành nhằm hoàn thiện hành lang pháp lý thúc đẩy phát triển TTX, KTTH; cụ thể hóa các Luật Bảo vệ môi trường (xây dựng thị trường carbon), các chiến lược phát triển TTX, chiến lược phát triển bền vững/năng lượng tái tạo... Đối với Petrovietnam, các đại biểu đều cho rằng cần sớm nghiên cứu, đánh giá tác động cũng như cơ hội, thách thức phát triển TTX, KTTH trong toàn bộ chuỗi hoạt động dầu khí từ thăm dò khai thác, thu gom, vận chuyển, chế biến, sản xuất điện, tồn trữ và phân phối các sản phẩm dầu khí. Ngoài ra, lãnh đạo Tập đoàn cần chỉ đạo đưa các nguyên tắc xây dựng KTTH trong quá trình xây dựng chiến lược phát triển các lĩnh vực của Petrovietnam nhằm tận dựng liên kết chuỗi dầu khí, đồng thời giảm thiểu phát thải, rác thải, tái sử dụng và kéo dài vòng đời các sản phẩm dầu khí…Kết luận Hội thảo, Chủ tịch HĐTV Hoàng Quốc Vượng đánh giá cao và ghi nhận các ý kiến đóng góp cho báo cáo của Ban Chiến lược. Hội thảo về TTX, KTTH là một trong chuỗi các tọa đàm liên quan đến phát triển bền vững của Tập đoàn bên cạnh các chủ đề khác như: dịch chuyển năng lượng, hydrogen… Thông qua Hội thảo, các ý kiến trao đổi sẽ giúp nâng cao nhận thức về TTX, KTTH, về các giải pháp để tiến tới TTX trong đó có dịch chuyển năng lượng, tiết kiệm năng lượng, giảm khí thải...Chủ tịch HĐTV Hoàng Quốc Vượng nhấn mạnh với vai trò, trách nhiệm của tập đoàn kinh tế nhà nước hàng đầu, Petrovietnam phải là doanh nghiệp tiên phong, sát cánh cùng Nhà nước, Chính phủ trong thực hiện các chính sách, định hướng lớn về TTX, phát triển bền vững, thực hiện các cam kết về môi trường. Chủ tịch HĐTV Hoàng Quốc Vượng đề nghị sớm hoàn thiện báo cáo theo các ý kiến đóng góp để ban hành trong toàn Tập đoàn để góp phần nâng cao nhận thức của các cấp lãnh đạo, cán bộ từ Tập đoàn xuống các đơn vị trong việc xây dựng chiến lược phát triển, chương trình hành động phù hợp, hiệu quả theo hướng TTX. Đồng thời, Chủ tịch HĐTV Hoàng Quốc Vượng cũng lưu ý phải tăng cường công tác truyền thông trong và ngoài Tập đoàn để góp tuyên truyền, giáo dục, nâng cao ý thức cho xã hội, đặc biệt là các doanh nghiệp về lợi ích của TTX, KTTH.

Tại hội thảo, đại diện Ban Chiến lược Tập đoàn đã trình bày báo cáo “Xu hướng phát triển tăng trưởng xanh, kinh tế tuần hoàn và đề xuất cho Petrovietnam”. Báo cáo đánh giá tăng trưởng xanh (TTX), kinh tế tuần hoàn (KTTH) là xu hướng tất yếu trên toàn cầu trong bối cảnh nguồn tài nguyên cạn kiệt và giải quyết vấn đề ô nhiễm môi trường, ứng phó với biến đổi khí hậu, phục vụ mục tiêu phát triển bền vững.Báo cáo cũng tập trung làm rõ xu hướng TTX và KTTH trên thế giới. TTX bao gồm thúc đẩy tăng trưởng và phát triển kinh tế đồng thời đảm bảo rằng các nguồn lực tự nhiên sẽ tiếp tục đủ khả năng đáp ứng nhu cầu tài nguyên và môi trường sống cho con người trong tương lai. TTX là mô hình phát triển mang tính cách mạng mới nhằm duy trì tăng trưởng kinh tế đồng thời đảm bảo tính bền vững về khí hậu và môi trường.Những con đường phát triển bền vững để đạt TTX gồm: KTTH, tái chế và không phát thải, cải tạo nhiệt, sử dụng tiết kiệm năng lượng và hiệu quả, sản xuất sinh thái. Trong đó, KTTH là một hệ thống có tính khôi phục và tái tạo thông qua các kế hoạch và thiết kế chủ động. Nó thay thế khái niệm “kết thúc vòng đời” của vật liệu bằng khái niệm khôi phục, chuyển dịch theo hướng sử dụng năng lượng tái tạo, không dùng các hóa chất độc hại gây tổn hại tới việc tái sử dụng và hướng tới giảm thiểu chất thải thông qua việc thiết kế vật liệu, sản phẩm, hệ thống kỹ thuật và cả các mô hình kinh doanh trong phạm vi của hệ thống đó.Vai trò của KTTH sẽ giúp giảm phát thải môi trường, theo nghiên cứu thế giới sẽ giảm 9,3 tỷ tấn CO₂e vào năm 2050 nếu KTTH áp dụng trên các lĩnh vực thép, nhôm, xi măng, thực phẩm và nhựa. Bên cạnh đó, KTTH sẽ gia tăng thu nhập, đem lại lợi ích kinh tế 4,5 nghìn tỷ USD tới năm 2030. KTTH sẽ giúp giảm phụ thuộc vào tài nguyên và giảm thiểu chất thải. Đặc biệt, ngành năng lượng dầu khí, hóa chất sẽ có cơ hội lớn hơn trong việc thúc đẩy KTTH bên cạnh các ngành khác như: Ngành có cơ hội lớn hơn trong việc thúc đẩy KTTH như: lương thực/nông nghiệp, thời trang, dệt may, xây dựng/vật liệu xây dựng, điện tử, công nghệ cao.Đại diện Ban Chiến lược trình bày báo cáo tại Hội thảoBáo cáo cũng đưa ra một số thông tin về việc triển khai TTX, KTTH tại các nước vào khu vực trên thế giới. Liên minh châu Âu (EU) được đánh giá là khu vực đi đầu trong việc hoạch định chính sách TTX, KTTH trên toàn cầu; Ở cấp độ quốc gia Nhật Bản có thể được coi là một điển hình tiếp cận thực hiện KTTH; Tại Hoa Kỳ, nền KTTH được coi là đồng nghĩa với thuật ngữ “nền kinh tế không chất thải”. Nền KTTH tại Hoa Kỳ được hình thành trên cơ sở cách tiếp cận dựa vào thị trường theo quy luật cung - cầu với các chính sách thiên về việc khuyến khích các sáng kiến tuần hoàn và nhân rộng các điển hình. Cùng với Nhật Bản, Trung Quốc là quốc gia đầu tiên đưa ra các chính sách một cách chính thức về KTTH ở cấp độ quốc gia. Trung Quốc ưu tiên chính nhằm vào cấp độ các thành phố. Tại Đông Nam Á, Singapore là một điển hình về thúc đẩy KTTH từ những năm 1980.Báo cáo cũng phân tích, làm rõ những tác động của TTX, KTTH đến ngành công nghiệp dầu khí. TTX, KTTH ảnh hưởng đến các công ty sản xuất dầu khí lớn trong quá trình thực hiện các chính sách phát triển bền vững. Bên cạnh những thách thức, tác động đến hoạt động dầu khí trong xu hướng phát triển TTX, KTTH công nghiệp dầu khí cũng có những cơ hội lớn từ khâu thượng nguồn đến hạ nguồn trong việc tái chế, tái sử dụng nguyên vật liệu, hóa chất…; đặc biệt là trong lĩnh vực tái chế nhựa… Các công ty dầu khí quốc tế (IOCs) tại EU tiếp tục là những công ty dầu khí đi đầu trong việc thúc đẩy phát triển KTTH với các chiến lược, chính sách cụ thể đã được công bố tiêu biểu như Shell, BP, TotalEnergies, ENI, Repsol…Tại Việt Nam, chủ trương về phát triển TTX, KTTH đã được khẳng định trong Văn kiện Đại hội Đại biểu Toàn quốc lần thứ XIII của Đảng, đặc biệt là trong Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2021-2030. TTX, KTTH là xu hướng tất yếu toàn cầu. Những bài học, mô hình, kinh nghiệm của các nước trên thế giới là tiền đề cho phát triển TTX và KTTH ở Việt Nam.Ngoài ra, CMCN 4.0 là cơ hội nâng cao hiệu quả tăng trưởng, đồng thời cho phép áp dụng vào hoạt động giám sát chất thải, thúc đẩy phát triển theo hướng thân thiện môi trường. Đồng thời, tiến trình hội nhập quốc tế, thực hiện các cam kết của Chính phủ tại COP 26, cam kết FTAs đã và đang tạo ra các áp lực phải chuyển đổi đối với khu vực sản xuất, kinh doanh trong nước theo hướng thân thiện với môi trường. Phát triển TTX, KTTH sẽ nhận được sự đồng thuận cao và ủng hộ của xã hội giúp giải quyết được sự khan hiếm tài nguyên, bảo vệ môi trường, ứng phó với biến đổi khí hậu…Các nội hàm phát triển TTX, KTTH thực tế đã được Petrovietnam xây dựng, triển khai từ sớm với nhiều giải pháp giảm phát thải, bảo vệ môi trường, tiết kiệm năng lượng, nghiên cứu phát triển năng lượng sạch... theo định hướng phát triển bền vững. Với vai trò là trụ cột nền kinh tế của đất nước, cung cấp đến 100% khí khô, 70% nhiên liệu xăng dầu, 60% nhiên liệu LPG, 70-75% nhu cầu đạm và 8% sản lượng điện cho đất nước, Petrovietnam có trách nhiệm và đóng vai trò quan trọng trong việc triển khai thực hiện các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước một mặt đáp ứng nhu cầu năng lượng, nguyên/nhiên liệu cho phát triển kinh tế, mặt khác đảm bảo các mục tiêu bảo vệ môi trường và phát triển bền vững đất nước.Chủ tịch HĐTV Hoàng Quốc Vượng phát biểu tại Hội thảoTrong bối cảnh xu hướng chuyển dịch năng lượng, xu hướng phát triển TTX, KTTH, hiện Petrovietnam đã xây dựng điều chỉnh Chiến lược phát triển đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 để phù hợp với Nghị quyết 55 với mục tiêu tổng quát là “Xây dựng và phát triển Tập đoàn Dầu khí Việt Nam thành Tập đoàn năng lượng hàng đầu đất nước, khu vực; có vị trí và vai trò nòng cốt trong việc đảm bảo an ninh năng lượng quốc gia”.Tại Hội thảo, các đại biểu tham dự đã tích cực đóng góp ý kiến, thảo luận về các nội dung trình bày trong báo cáo, đặc biệt đề xuất các kiến nghị đối với Chính phủ, các bộ ngành nhằm hoàn thiện hành lang pháp lý thúc đẩy phát triển TTX, KTTH; cụ thể hóa các Luật Bảo vệ môi trường (xây dựng thị trường carbon), các chiến lược phát triển TTX, chiến lược phát triển bền vững/năng lượng tái tạo... Đối với Petrovietnam, các đại biểu đều cho rằng cần sớm nghiên cứu, đánh giá tác động cũng như cơ hội, thách thức phát triển TTX, KTTH trong toàn bộ chuỗi hoạt động dầu khí từ thăm dò khai thác, thu gom, vận chuyển, chế biến, sản xuất điện, tồn trữ và phân phối các sản phẩm dầu khí. Ngoài ra, lãnh đạo Tập đoàn cần chỉ đạo đưa các nguyên tắc xây dựng KTTH trong quá trình xây dựng chiến lược phát triển các lĩnh vực của Petrovietnam nhằm tận dựng liên kết chuỗi dầu khí, đồng thời giảm thiểu phát thải, rác thải, tái sử dụng và kéo dài vòng đời các sản phẩm dầu khí…Kết luận Hội thảo, Chủ tịch HĐTV Hoàng Quốc Vượng đánh giá cao và ghi nhận các ý kiến đóng góp cho báo cáo của Ban Chiến lược. Hội thảo về TTX, KTTH là một trong chuỗi các tọa đàm liên quan đến phát triển bền vững của Tập đoàn bên cạnh các chủ đề khác như: dịch chuyển năng lượng, hydrogen… Thông qua Hội thảo, các ý kiến trao đổi sẽ giúp nâng cao nhận thức về TTX, KTTH, về các giải pháp để tiến tới TTX trong đó có dịch chuyển năng lượng, tiết kiệm năng lượng, giảm khí thải...Chủ tịch HĐTV Hoàng Quốc Vượng nhấn mạnh với vai trò, trách nhiệm của tập đoàn kinh tế nhà nước hàng đầu, Petrovietnam phải là doanh nghiệp tiên phong, sát cánh cùng Nhà nước, Chính phủ trong thực hiện các chính sách, định hướng lớn về TTX, phát triển bền vững, thực hiện các cam kết về môi trường. Chủ tịch HĐTV Hoàng Quốc Vượng đề nghị sớm hoàn thiện báo cáo theo các ý kiến đóng góp để ban hành trong toàn Tập đoàn để góp phần nâng cao nhận thức của các cấp lãnh đạo, cán bộ từ Tập đoàn xuống các đơn vị trong việc xây dựng chiến lược phát triển, chương trình hành động phù hợp, hiệu quả theo hướng TTX. Đồng thời, Chủ tịch HĐTV Hoàng Quốc Vượng cũng lưu ý phải tăng cường công tác truyền thông trong và ngoài Tập đoàn để góp tuyên truyền, giáo dục, nâng cao ý thức cho xã hội, đặc biệt là các doanh nghiệp về lợi ích của TTX, KTTH.

Ý kiến bình luận:

Ý kiến của bạn sẽ được xét duyệt khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.

Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!

Tin cùng chuyên mục

PVcomBank khuyến nghị khách hàng sớm cập nhật giấy tờ và xác thực sinh trắc học

PVcomBank khuyến nghị khách hàng sớm cập nhật giấy tờ và xác thực sinh trắc học

(Thanh tra) - Nhằm tăng cường an toàn, bảo mật đồng thời đảm bảo các giao dịch rút tiền, giao dịch thanh toán bằng phương tiện điện tử không bị gián đoạn sau ngày 01/01/2025, Ngân hàng TMCP Đại Chúng Việt Nam (PVcomBank) khuyến nghị khách hàng cần nhanh chóng cập nhật giấy tờ tùy thân còn hiệu lực và hoàn thành đối chiếu khớp đúng với thông tin sinh trắc học của chủ tài khoản/thẻ theo quy định của Ngân hàng Nhà nước (NHNN).

21:11 22/11/2024
Ưu đãi chuyển tiền quốc tế không giới hạn dành cho doanh nghiệp

Ưu đãi chuyển tiền quốc tế không giới hạn dành cho doanh nghiệp

(Thanh tra) - Để hỗ trợ các doanh nghiệp thúc đẩy phát triển hoạt động giao thương, mở rộng quy mô kinh doanh và tối ưu hóa chi phí, Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV) triển khai chương trình ưu đãi đặc biệt - Global Unlimited dành cho khách hàng doanh nghiệp chưa phát sinh doanh số chuyển tiền quốc tế tại BIDV trong vòng 01 năm gần nhất.

PV

21:09 22/11/2024

Tin mới nhất

Xem thêm