Theo dõi Báo Thanh tra trên
Thứ ba, 26/12/2023 - 11:32
(Thanh tra) - Không chỉ làm chủ thị trường nội địa, nhiều doanh nghiệp Việt Nam đặt mục tiêu chinh phục thị trường ngoại với khát vọng đưa thương hiệu Việt ra toàn cầu.
Đào tạo là hoạt động luôn được Tân Hiệp Phát đầu tư không chỉ giúp nhân viên phát triển tối đa năng lực mà còn chuyên nghiệp hóa môi trường làm việc. Ảnh: THP
Theo báo cáo của McKinsey, những năm gần đây, các thương hiệu châu Á ngày càng chiếm được vị thế vững mạnh ở nhiều ngành, trong đó có các thương hiệu Việt Nam. Ví dụ, trong lĩnh vực FMCG, các thương hiệu châu Á có tốc độ tăng trưởng doanh thu 9%/ năm so với mức 5% của các thương hiệu toàn cầu ngoài châu Á.
Nhiều người vẫn cho rằng tầng lớp trung lưu mới nổi tại châu Á có xu hướng chuộng các thương hiệu toàn cầu đến từ phương Tây, nhưng điều này giờ đây đã không còn chính xác ở nhiều ngành hàng, McKinsey nhận định.
Nhiều doanh nghiệp trong nước đã xây dựng thành công thương hiệu tại Việt Nam, như VinFast trong lĩnh vực ô tô, hay Vinamilk, Trung Nguyên, Tân Hiệp Phát trong lĩnh vực hàng tiêu dùng. Đáng nói hơn nữa là, không chỉ làm chủ thị trường nội địa, khát vọng “go global” của doanh nghiệp Việt cũng càng ngày càng trở nên mạnh mẽ.
Một ví dụ điển hình là trong lĩnh vực đồ uống, nơi có rất nhiều thương hiệu Việt có tham vọng ra thế giới.
Trong ngành sữa, các thương hiệu nội địa như Vinamilk, TH True Milk, NutiMilk từ lâu đã nhận được sự tin dùng của người dân Việt, đặc biệt, Vinamilk còn được BrandFinance xếp hạng là thương hiệu sữa lớn thứ 6 trên thế giới về giá trị thương hiệu. Với ngành cà phê, Trung Nguyên không chỉ là thương hiệu quen thuộc đối với người dân, mà còn có nhiều sáng kiến để biến tầm nhìn 20 tỷ USD của cà phê Việt Nam thành hiện thực như xây thành phố chủ đề cho Buôn Ma Thuột, đưa cà phê sữa Việt Nam thành di sản UNESCO, làm mạng xã hội cà phê toàn cầu…
Với ngành thức uống có lợi cho sức khỏe, Tân Hiệp Phát là một câu chuyện điển hình về một doanh nghiệp nội địa đã không chỉ vươn lên dẫn dắt thị phần trong nước mà còn tiến vào thị trường toàn cầu.
Giải những “bài toán khó” về chất lượng sản phẩm
Các sản phẩm thức uống có lợi cho sức khỏe do Tân Hiệp Phát sản xuất tại Việt Nam đã đến được với hơn 20 thị trường khó tính bậc nhất như Mỹ, Anh, Pháp, Hà Lan, Úc, Canada hay các nước châu Á – Thái Bình Dương như Hàn Quốc, Nhật Bản…
Để đáp ứng nhu cầu khắt khe từ các thị trường này, Tân Hiệp Phát đã phải giải quyết nhiều bài toán khó về chất lượng đầu vào.
Nắm rõ được xu hướng ưa chuộng các sản phẩm tốt cho sức khỏe, có nguồn gốc từ thiên nhiên, Tân Hiệp Phát là doanh nghiệp sản xuất nước giải khát đầu tiên và duy nhất tại Việt Nam đầu tư và sở hữu tới 12 hệ thống dây chuyền công nghệ chiết lạnh vô trùng Aseptic do Tập đoàn GEA (Đức) phát triển có tổng trị giá trên 300 triệu USD. Mỗi hệ thống dây chuyền có công suất 48.000 chai/giờ, cung cấp sản lượng lên đến 100 triệu thùng sản phẩm (gần 1 tỷ lít sản phẩm) mỗi năm.
Điểm đột phá của công nghệ chiết lạnh vô trùng Aseptic là dung dịch sản phẩm không chỉ được siêu thanh trùng UHT mà tại khâu chiết rót, đóng nắp, đặc tính vô trùng được nâng gấp 5 lần qua chai tiệt trùng, nắp tiệt trùng, nước tiệt trùng, sản phẩm tiệt trùng và môi trường chiết vô trùng.
Đáng chú ý, công nghệ Aseptic giúp các sản phẩm giữ lại được nhiều hàm lượng dưỡng chất tốt cho sức khỏe; đồng thời giúp sản phẩm giữ được màu sắc và mùi vị tự nhiên, tinh khiết, không chứa chất bảo quản. Đây là yếu tố cốt lõi khiến sản phẩm của Tập đoàn Tân Hiệp Phát tự tin khi đi đến quốc gia nào cũng sẽ đạt tiêu chuẩn mà quốc gia đó đề ra, dù đó có là thị trường khó tính như EU hay Mỹ.
Với chủ trương nhất quán trong việc ưu tiên sử dụng các nguyên liệu trong nước chứ không phụ thuộc vào nhập khẩu, Tân Hiệp Phát không ngừng tăng cường liên kết chuỗi cung ứng – phát triển và bao tiêu nguyên liệu trong nước, mở rộng vùng nguyên liệu cho bà con nông dân trên cả nước trên tinh thần 2 bên cùng có lợi để phát triển.
Hằng năm, doanh nghiệp này thu mua hơn 1.000 tỷ đồng nông sản và chế xuất từ nông sản như mía, sương sáo, trà xanh - những nguyên liệu tự nhiên để làm ra các sản phẩm chất lượng. Như vậy, mỗi một sản phẩm xuất khẩu đi nước ngoài, là cả một quá trình dài đảm bảo kiểm soát nghiêm ngặt theo các tiêu chuẩn quốc tế, đạt tiêu chuẩn toàn cầu.
Tân Hiệp Phát cũng áp dụng những hệ thống quản lý chất lượng khắt khe nhất nhằm mang lại những sản phẩm tốt cho sức khỏe của người tiêu dùng đồng thời góp phần bảo vệ môi trường như Hệ thống Quản lý Chất lượng theo tiêu chuẩn ISO 9001:2015, Hệ thống Quản lý Môi trường theo tiêu chuẩn ISO 14001:2015, Hệ thống Quản lý Vệ sinh an toàn thực phẩm theo tiêu chuẩn HACCP…
Đột phá toàn diện về quy trình quản trị, số hóa
Trên con đường vươn ra thế giới, Tân Hiệp Phát đã hợp tác với những doanh nghiệp hàng đầu thế giới như GEA Procomac (Đức) về dây chuyền công nghệ Aseptic, Takasago chuyên về lĩnh vực hương liệu/mùi, AT Kearney về tư vấn chiến lược quản trị nhằm tạo ra một cuộc “cách mạng mềm” cho thương hiệu.
Hiểu rõ “Con người là tài sản quý giá nhất của doanh nghiệp”, Tân Hiệp Phát đã đầu tư hàng triệu USD vào quá trình thuê người quản lý, đầu tư đào tạo quản trị nhân sự là các chuyên gia hàng đầu trên thế giới và nguồn nhân lực trong nước … nhằm xây dựng môi trường doanh nghiệp chuyên nghiệp, hiệu quả cao, luôn có sẵn thế hệ lãnh đạo kế cận đủ tâm và tầm.
Đặc biệt, Tân Hiệp Phát cũng là doanh nghiệp nước giải khát đầu tiên ở Việt Nam tiên phong chuyển đổi số từ năm 2000, được ghi nhận là công ty nước giải khát đầu tiên đầu tiên và nhanh nhất tại Việt Nam triển khai giải pháp SAP ERP do Wonderware Solutions USA cung cấp chỉ trong vòng 158 ngày. Năm 2021, Tập đoàn tiếp tục tăng tốc số hóa với giải pháp SAP Ariba nhằm đáp ứng hoạt động quản trị mua hàng và toàn bộ chuỗi cung ứng, nâng cao hiệu quả, tính minh bạch và độ chính xác cho Công ty và đối tác.
Hiện nay, Tân Hiệp Phát vẫn không ngừng nỗ lực cùng lúc hai mục tiêu, vừa tiến ra thị trường toàn cầu, vừa đảm bảo phục vụ được người tiêu dùng trong nước. Phục vụ tốt thị trường trong nước chính là bàn đạp vững chắc để tiến ra nước ngoài, go global. Trong tương lai, Tập đoàn xác định sẽ tiếp tục vươn ra thế giới bằng cách thiết lập nhà máy, cơ sở kinh doanh tại từng thị trường, khẳng định với thế giới năng lực của doanh nghiệp Việt.
Những nỗ lực cải tiến sản phẩm, xây dựng thương hiệu của cộng đồng doanh nghiệp, sẽ cùng nhau tạo ra hình ảnh đẹp của hàng tiêu dùng Việt Nam trong mắt bạn bè quốc tế. Đó là cách để các doanh nghiệp đóng góp cho sự phát triển của Thương hiệu quốc gia Việt Nam, và rộng hơn chính là sự phát triển của đất nước.
Ý kiến bình luận:
Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!
(Thanh tra) - Nửa cuối năm 2024, nền kinh tế có nhiều biến động khiến doanh nghiệp vừa và nhỏ (SMEs) phải đối mặt với nhiều áp lực tài chính. Để hỗ trợ SMEs vượt qua giai đoạn thách thức này, Ngân hàng TMCP Đông Nam Á (SeABank, HOSE: SSB) chủ động triển khai những chính sách cụ thể với các giải pháp hỗ trợ như: Gói vay ưu đãi, lãi suất hỗ trợ... cùng quy trình thủ tục được “may đo” riêng biệt giúp doanh nghiệp vừa và nhỏ tiếp cận nguồn vốn thuận lợi và hiệu quả.
PV
11:41 12/12/2024(Thanh tra) - Đồng hành cùng em tới trường tại bản Chiềng Ban (Tú Nang, Yên Châu, Sơn La), Công ty cổ phần ROX Key Holdings đã tài trợ tu sửa lớp học, thư viện, quyên góp sách vở, đồ dùng học tập và trao học bổng cho các em học sinh.
Thu Nga
21:26 11/12/2024PV
11:51 10/12/2024Uyên Uyên
11:32 10/12/2024Phương Anh
Cảnh Nhật
Văn Thanh
Bùi Bình
Hải Hà
Văn Thanh
Bùi Bình
CB
Hải Hà
Chính Bình
Trọng Tài
Thái Hải