Theo đó, tuyên truyền làm rõ vai trò, tầm quan trọng, vị trí chiến lược của vấn đề dân tộc, tôn giáo trong sự nghiệp cách mạng của đất nước; quan điểm của Chủ tịch Hồ Chí Minh, Đảng, Nhà nước ta về công tác dân tộc, tôn giáo. Khẳng định quan điểm xuyên suốt của Đảng là bảo đảm các dân tộc bình đẳng, đoàn kết, tôn trọng, giúp nhau cùng phát triển; chống kỳ thị dân tộc, dân tộc cực đoan, dân tộc hẹp hòi; nghiêm trị mọi âm mưu, hành động chia rẽ, phá hoại khối đại đoàn kết toàn dân tộc; tôn trọng và bảo đảm quyền tự do tín ngưỡng của nhân dân; bảo đảm các tôn giáo bình đẳng với nhau và bình đẳng trước pháp luật; đoàn kết tôn giáo gắn với đoàn kết dân tộc; phát huy những giá trị văn hóa, đạo đức tốt đẹp và các nguồn lực của tôn giáo; kiên quyết đấu tranh và xử lý nghiêm minh những đối tượng lợi dụng tôn giáo chống phá Đảng, Nhà nước, chế độ xã hội chủ nghĩa, chia rẽ, phá hoại đoàn kết tôn giáo và khối đại đoàn kết toàn dân tộc.

Tuyên truyền chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về dân tộc, tôn giáo nói chung và những chính sách, pháp luật có tính đặc thù, chuyên sâu; kế hoạch, chương trình hành động của các cấp, các ngành triển khai thực hiện chủ trương, chính sách dân tộc, tôn giáo, nhất là Nghị quyết số 25-NQ/TW ngày 12/3/2003 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khóa IX) về công tác tôn giáo; Luật Tín ngưỡng, tôn giáo năm 2016; Chỉ thị số 18-CT/TW, ngày 10/01/2018 của Bộ Chính trị về tiếp tục thực hiện Nghị quyết số 25-NQ/TW của Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khóa IX) về công tác tôn giáo trong tình hình mới; Nghị quyết 24/NQ-TW ngày 14/8/2003 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khóa IX) về công tác dân tộc; Chỉ thị số 19-CT/TW ngày 10/01/2018 của Ban Bí thư Trung ương Đảng về tăng cường công tác ở vùng đồng bào dân tộc Khmer trong tình hình mới; Kết luận số 65-KL/TW ngày 30/10/2019 của Bộ Chính trị về tiếp tục thực hiện Nghị quyết số 24-NQ/TW của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa IX về công tác dân tộc trong tình hình mới; Nghị quyết 120/2010/QH14 của Quốc hội khóa XIV phê duyệt Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021 - 2030; Nghị định 05/2011/NĐ-CP ngày 14/01/2011 của Chính phủ về công tác dân tộc; Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc dân tộc thiểu số lần thứ II; những quan điểm mới của Đại hội XIII của Đảng về dân tộc, tôn giáo…

Phản ánh kết quả công tác dân tộc, công tác tôn giáo thời gian qua. Trong đó tập trung: Làm rõ những kết quả quan trọng về phát triển kinh tế - xã hội, văn hóa vùng dân tộc và miền núi, củng cố khối đại đoàn kết dân tộc, bảo đảm an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số, miền núi và vùng đồng bào có đạo.

Phản ánh sự chủ động, tinh thần tự lực cánh sinh, nỗ lực vươn lên vượt khó của đồng bào dân tộc thiểu số, đồng bào có đạo; giá trị tốt đẹp, đóng góp của tôn giáo trong công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Giáo dục, nâng cao ý thức cảnh giác cách mạng cho đồng bào dân tộc, đồng bào có đạo, không để kẻ xấu lợi dụng các vấn đề dân tộc, tôn giáo để chống phá Đảng, Nhà nước; xử lý, giải quyết kịp thời các hoạt động tín ngưỡng, tôn giáo trái pháp luật, góp phần giữ vững an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội.

Cổ vũ, khích lệ đồng bào các dân tộc thiểu số, đồng bào có đạo tích cực tham gia các phong trào thi đua yêu nước của địa phương, đất nước…

Biểu dương các cấp ủy, chính quyền, đoàn thể có tinh thần trách nhiệm cao trong lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện công tác dân tộc, tôn giáo; chủ động nắm tình hình, kịp thời phát hiện, tham mưu chỉ đạo, phối hợp với các cơ quan chức năng xử lý tình huống phát sinh và giải quyết tốt các vấn đề liên quan đến dân tộc, tôn giáo trên địa bàn. Biểu dương, nhân rộng bài học kinh nghiệm, cách làm hay của các địa phương, cơ quan, đơn vị trong triển khai thực hiện công tác dân tộc, tôn giáo.

Tôn vinh, biểu dương vai trò đóng góp của đội ngũ già làng, trưởng bản, người có uy tín vùng dân tộc thiểu số và miền núi đối với sự phát triển cộng đồng, xã hội; các chức sắc, chức việc, tín đồ tôn giáo trong tuyên truyền, vận động giáo dân sống “tốt đời, đẹp đạo”, đóng góp tích cực vào sự phát triển địa phương, đất nước.

Đấu tranh, phê phán những biểu hiện vi phạm chủ trương, chính sách, pháp luật về dân tộc, tôn giáo, như: hoạt động dân tộc, tôn giáo trái pháp luật (tuyên truyền tà đạo, kích động giáo dân chống đối chế độ, kích động tư tưởng ly khai tự trị trong đồng bào dân tộc…), hủ tục lạc hậu, mê tín dị đoan, đi ngược lại lợi ích quốc gia, dân tộc, gây ảnh hưởng xấu đối với xã hội.

Đấu tranh, phản bác thông tin, quan điểm sai trái của các thế lực thù địch lợi dụng việc xử lý hoạt động dân tộc, tôn giáo vi phạm pháp luật để kích động quần chúng; vu cáo, xuyên tạc Việt Nam vi phạm dân chủ, nhân quyền; bóp méo sự thật về tình hình dân chủ, bình đẳng dân tộc, tự do tín ngưỡng, tôn giáo ở Việt Nam... nhằm chống phá Đảng, Nhà nước và chế độ, chia rẽ, phá hoại khối đại đoàn kết dân tộc.

HÌNH THỨC TUYÊN TRUYỀN

Các địa phương, đơn vị căn cứ vào nội dung tuyên truyền và tình hình, điều kiện cụ thể trong bối cảnh ảnh hưởng của dịch bệnh Covid-19 để lựa chọn các hình thức tuyên truyền phù hợp, thiết thực, hiệu quả, bao gồm:

- Thông tin, tuyên truyền trên các phương tiện thông tin đại chúng về công tác dân tộc, tôn giáo, nhất là trên website, trang thông tin điện tử của các địa phương, đơn vị; hệ thống đài phát thanh - truyền thanh cơ sở và trên internet, mạng xã hội...

- Tuyên truyền qua các ấn phẩm tuyên truyền (tờ rơi, sổ tay, bản tin thông tin nội bộ, tài liệu tuyên truyền, tài liệu hỏi - đáp, tài liệu thông tin chuyên đề ….); xây dựng phim, tư liệu, phóng sự… phản ánh mọi mặt công tác dân tộc, tôn giáo.

- Tuyên truyền cổ động trực quan bằng khẩu hiệu, pano, áp phích, bảng điện tử... tại các khu vực trung tâm, nhà văn hóa, điểm sinh hoạt cộng đồng,…

- Tổ chức hội nghị cấp ủy, hội nghị báo cáo viên, sinh hoạt của các chi bộ, hội, đoàn thể…

- Tuyên truyền lồng ghép thông qua các sinh hoạt tôn giáo, các hoạt động văn hóa - văn nghệ, thể dục - thể thao…

Về thực hiện, Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy tham mưu Tỉnh ủy thực hiện hiệu quả công tác tuyên truyền chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về dân tộc, tôn giáo. Xây dựng và ban hành hướng dẫn công tác tuyên truyền về dân tộc, tôn giáo.

Theo dõi, đôn đốc công tác tuyên truyền về dân tộc, tôn giáo ở các địa phương, đơn vị trên địa bàn tỉnh. Chỉ đạo, định hướng công tác thông tin tuyên truyền về dân tộc, tôn giáo thông qua hội nghị giao ban báo chí, hội nghị báo cáo viên, trên Bản tin Thông tin nội bộ, Trang thông tin điện tử của Ban, các trang, nhóm Facebook của Ban Chỉ đạo 35 tỉnh... Phối hợp với Sở Nội vụ nắm bắt tình hình dư luận của cán bộ, đảng viên và các tầng lớp nhân dân, nhất là những địa phương có đồng bào theo đạo, phức tạp, nhạy cảm để tham mưu Tỉnh ủy giải pháp xử lý, giải quyết kịp thời, hiệu quả những bức xúc và vướng mắc có liên quan tới việc thực hiện chính sách dân tộc, tôn giáo; định hướng dư luận góp phần đảm bảo ổn định trật tự an toàn xã hội.

Chỉ đạo đấu tranh phản bác các luận điệu sai trái, xuyên tạc của các thế lực thù địch, phản động lợi dụng vấn đề dân tộc, tôn giáo để chống phá Đảng, Nhà nước, chia rẽ khối đại đoàn kết toàn dân tộc.

Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy Nam Định đề nghị các huyện uỷ, thành uỷ, đảng uỷ trực thuộc tỉnh chỉ đạo quán triệt, phổ biến, tuyên truyền nâng cao nhận thức, tạo sự thống nhất trong cán bộ, đảng viên, sự đồng thuận trong nhân dân và cộng đồng tôn giáo tại địa phương đối với các chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về dân tộc, tôn giáo. Chỉ đạo làm tốt công tác tuyên truyền theo nội dung ở mục I, II của Hướng dẫn, nhất là đối với những địa phương có đồng bào theo đạo.

Đề nghị Sở Nội vụ phối hợp với Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy trong triển khai một số nhiệm vụ về công tác tuyên truyền dân tộc, tôn giáo; nắm bắt tư tưởng, dư luận xã hội trong quá trình triển khai thực hiện; xử lý các thông tin sai trái, xuyên tạc về bình đẳng dân tộc, tự do tôn giáo, tín ngưỡng… Chủ động phối hợp với các ban, sở, ngành, đoàn thể tỉnh thực hiện các nhiệm vụ về công tác dân tộc, tôn giáo.

Sở Thông tin và Truyền thông được đề nghị quản lý chặt chẽ hoạt động của các phương tiện thông tin đại chúng và hệ thống thông tin cơ sở về vấn đề dân tộc, tôn giáo; xử phạt nghiêm việc tuyên truyền thông tin sai sự thật, xuyên tạc, gây tâm lý hoang mang, kích động, lợi dụng vấn đề dân tộc, tôn giáo để chống phá Đảng, Nhà nước, chia rẽ khối đại đoàn kết toàn dân tộc.

Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch chỉ đạo, hướng dẫn các đơn vị chức năng thực hiện tốt các hoạt động tuyên truyền về dân tộc, tôn giáo theo mục II của Hướng dẫn này gắn với tuyên truyền các ngày lễ lớn và các sự kiện lịch sử, chính trị quan trọng của đất nước, của tỉnh; tăng cường các hoạt động tuyên truyền, cổ động trực quan, các hoạt động văn hóa - thông tin ở cơ sở...

Sở Giáo dục và Đào tạo đưa nội dung thông tin, tuyên truyền về dân tộc, tôn giáo vào chương trình giáo dục trong các nhà trường phù hợp với từng cấp học theo hướng dẫn của Bộ Giáo dục và Đào tạo.

Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy Nam Định đề nghị Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể tỉnh phối hợp với các địa phương, đơn vị liên quan tuyên truyền về tôn giáo trong hệ thống mình và các tổ chức thành viên. Tăng cường tuyên truyền, vận động, thuyết phục hội viên, đoàn viên, nhất là là đồng bào có đạo tích cực hưởng ứng các phong trào thi đua yêu nước, thực hiện tốt chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về dân tộc, tôn giáo. Tuyên truyền, vận động những người có uy tín trong cộng đồng, chức sắc, chức việc, tín đồ tôn giáo tham gia công tác tuyên truyền dân tộc, tôn giáo.

Báo Nam Định, Đài Phát thanh - Truyền hình tỉnh, các cơ quan xuất bản tạp chí, bản tin, trang, cổng thông tin điện tử ở tỉnh được Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy Nam Định đề nghị bám sát hướng dẫn của Ban Tuyên giáo Tỉnh uỷ, chủ động, tích cực tuyên truyền về dân tộc, tôn giáo; tập trung đăng tải chính xác, kịp thời các thông tin về tình hình triển khai các chủ trương, chính sách về dân tộc, tôn giáo trên địa bàn cũng như trong cả nước; giới thiệu,  biểu dương, nhân rộng các đơn vị, cá nhân, địa phương thực hiện tốt công tác dân tộc, tôn giáo; tham gia phát hiện, giải quyết những bất cập trong quá trình thực hiện chính sách dân tộc, tôn giáo.

Khuyến khích, động viên phóng viên, biên tập viên có nhiều tin bài phản ánh tình hình thực hiện chính sách dân tộc, tôn giáo ở địa phương; đấu tranh, phản bác các thông tin, quan điểm sai trái, thù địch, xuyên tạc, những biểu hiện lệch lạc trong nhận thức và vi phạm pháp luật về dân tộc, tôn giáo.

Ban tuyên giáo các huyện, thành, đảng ủy trực thuộc tỉnh, tuyên huấn Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể tỉnh căn cứ tình hình cụ thể của địa phương, đơn vị, tham mưu giúp cấp ủy chỉ đạo triển khai thực hiện hiệu quả công tác tuyên truyền chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về dân tộc, tôn giáo bằng nhiều hình thức phong phú, đa dạng và hướng trọng tâm về cơ sở, bảo đảm thiết thực, phù hợp với từng đối tượng, địa bàn. Nắm bắt dư luận xã hội của cán bộ, đảng viên, hội viên và các tầng lớp nhân dân, nhất là địa bàn có đồng bào theo đạo, phức tạp, nhạy cảm để tham mưu cho cấp ủy đảng có những giải pháp xử lý, giải quyết kịp thời, hiệu quả những bức xúc và vướng mắc có liên quan tới việc thực hiện chính sách dân tộc, tôn giáo.

Hoàng Yến