Trong đó, về thanh tra hành chính, đã thực hiện 45 cuộc thanh tra, gồm 44 cuộc theo kế hoạch và 1 số cuộc thanh tra đột xuất.
Những vi phạm chủ yếu phát hiện qua thanh tra là vi phạm quy định về quản lý, sử dụng ngân sách, các nguồn thu khác và quản lý tài chính, kế toán; vi phạm trong đầu tư mua sắm thiết bị thực hiện chương trình đổi mới giáo dục…
Qua thanh tra, kiến nghị thu hồi về ngân sách Nhà nước số tiền 454,48 triệu đồng; xử lý khác về kinh tế số tiền 341,58 triệu đồng; kiến nghị xử lý hành chính đối với 2 tổ chức và 14 cá nhân.
Các cơ quan đã thực hiện 220 cuộc thanh tra, kiểm tra chuyên ngành; đã ban hành kết luận 54 cuộc. Kết quả, phát hiện 100 cá nhân và 36 tổ chức vi phạm; ban hành 120 quyết định xử phạt vi phạm hành chính đối với 26 tổ chức và 94 cá nhân. Số tiền xử phạt vi phạm hành chính là hơn 2,5 tỷ đồng (tổ chức hơn 1,6 tỷ đồng và cá nhân 889,75 triệu đồng).
Theo UBND tỉnh Vĩnh Long, trong 9 tháng đầu năm 2023, ngành Thanh tra tỉnh đã căn cứ vào sự chỉ đạo của Thanh tra Chính phủ, Nghị quyết của Tỉnh ủy, chương trình công tác của UBND tỉnh xây dựng kế hoạch thanh tra kịp thời, đúng quy định, có trọng tâm, trọng điểm. Những vụ việc dư luận, xã hội đang chú ý, quan tâm để đưa vào kế hoạch thanh tra.
Công tác thanh tra tiếp tục đóng góp quan trọng trong công tác phòng, chống tham nhũng, lãng phí, tiêu cực.
Ngành Thanh tra tỉnh đã thực hiện nghiêm túc chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ về việc chấn chỉnh, xử lý chồng chéo trong hoạt động thanh tra, kiểm tra tại doanh nghiệp. Quan tâm rà soát kiểm tra xử lý chồng chéo trước khi xây dựng kế hoạch thanh tra trình UBND cùng cấp quyết định.
Việc thanh tra được triển khai đảm bảo thực hiện đúng trình tự, thủ tục theo quy định; tiến độ triển khai các đoàn thanh tra cơ bản đạt theo yêu cầu, nhiệm vụ được giao theo kế hoạch năm 2023 đã được phê duyệt.
Thời gian tới, các cơ quan, đơn vị sẽ tập trung hoàn thành, ban hành kết luận thanh tra đối với các đoàn đang triển khai, đồng thời triển khai các đoàn thanh tra mới nhằm đảm bảo hoàn thành 100% kế hoạch.
Kịp thời thực hiện các cuộc thanh tra đột xuất khi phát hiện có dấu hiệu vi phạm pháp luật hoặc chỉ đạo của cấp trên; chỉ đạo xử lý kịp thời các trường hợp chồng chéo, trùng lặp trong hoạt động thanh tra, nhất là đối với doanh nghiệp.
Gắn hoạt động thanh tra với yêu cầu phát hiện, xử lý kịp thời, nghiêm minh, đúng pháp luật các hành vi vi phạm chính sách, pháp luật, tham nhũng, lãng phí, tiêu cực.
Chỉ đạo thực hiện thường xuyên, kiên quyết công tác theo dõi, đôn đốc, kiểm tra việc thực hiện các kết luận, kiến nghị, quyết định xử lý về thanh tra theo quy định, nhằm nâng cao hơn nữa hiệu lực, hiệu quả xử lý sau thanh tra, nhất là việc thu hồi tiền, tài sản trong các vụ việc liên quan đến hành vi tham nhũng, tiêu cực.
Các sở, ngành tiếp tục tăng cường thanh tra, kiểm tra chuyên ngành trên các ngành, lĩnh vực có phát sinh những vấn đề bức xúc, dư luận xã hội quan tâm như: Khai thác tài nguyên khoáng sản, bảo vệ môi trường; quản lý trật tự xây dựng; bảo đảm an toàn giao thông; vệ sinh an toàn thực phẩm; đo lường chất lượng, nhãn mác hàng hóa, chấp hành pháp luật về giá trong hoạt động kinh doanh hàng hóa, dịch vụ; các hoạt động dịch vụ y tế, giáo dục, văn hóa; thực hiện chính sách lao động, xã hội, giải quyết việc làm…
Chủ động trong công tác thông tin, phối hợp trong hoạt động thanh tra chuyên ngành nhằm tránh chồng chéo, trùng lặp trong công tác thanh tra, kiểm tra, tránh phiền hà cho cá nhân, tổ chức và doanh nghiệp.